Khái quát chung về phạt vi phạm trong Bộ luật dân sự và Luật Thương mại? Quy định về mức phạt vi phạm? Quy định về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại?
Một trong những hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng là phạt vi phạm hợp đồng nhằm kịp thời điều chỉnh và bảo vệ quyền lợi của các bên trong các quan hệ hợp đồng hợp tác thương mại. Theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm hợp đồng một khoản tiền nhất định do pháp luật quy định hoặc do các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng đã thỏa thuận trên cơ sở pháp luật. Chế định phạt vi phạm hợp đồng đã được hình thành từ rất sớm và được quy định tại các văn bản pháp luật như: Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, Pháp lệnh về hợp đồng dân sự 1991,
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2015
– Luật thương mại 2005
1. Khái quát chung về phạt vi phạm trong Bộ luật dân sự và Luật Thương mại
1.1. Căn cứ pháp lý của biện pháp phạt vi phạm
– Bộ luật dân sự 2015: phạt vi phạm được quy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự 2015
– Luật thương mại 2005: phạt vi phạm được quy định tại Điều 300, 301 Luật thương mại 2005
1.2. Khái niệm phạt vi phạm
– Bộ luật dân sự 2015: theo quy định tại
– Luật thương mại 2005: theo quy định tại
Như vậy, định nghĩa về phạt vi phạm của cả
1.3. Mục đích của biện pháp phạt vi phạm
Đối với Bộ luật Dân sự, phạt vi phạm được đề cập chủ yếu với tư cách là một biện pháp bảo đảm, theo đó mục đích của biện pháp phạt vi phạm theo quy định tại Bộ luật dân sự là đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia hợp đồng.
Đối với Luật Thương mại phạt vi phạm được coi là một trong những biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó mục đich của biện pháp phạt vi phạm theo quy định tại Luật Thương mại là quy định mức mạt cho bên có hành vi vi phạm quyền và nghãi vụ trong
1.4. Đối tượng áp dụng
– Bộ luật dân sự 2015: đối tượng áp dụng biện pháp phạt vi phạm là quan hệ hợp đồng dân sự, trong đó chủ thể giao kết hợp đồng dân sự là các cá nhân hoặc tổ chức (các cá nhân, tổ chức đó có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân), mục đích của hợp đồng dân sự là nhằm mục đích tiêu dùng.
– Luật thương mại 2005: đối tượng áp dụng biện pháp phạt vi phạm là quan hệ hợp đồng thương mại, trong đó chủ thể giao kết hợp đồng thương mại là cá nhân hoặc tổ chức có đăng ký kinh doanh (được gọi chung là thương nhân), mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thương mại.
2. Quy định về mức phạt vi phạm
Đối với các hợp đồng dân sự, biện pháp phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng theo Điều 418 Bộ luật dân sự và mức phạt vi phạm sẽ do các bên tham gia hợp đồng dân sự thoả thuận mà không bị giới hạn. Đối với các loại hợp đồng thương mại, biện pháp phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng theo Điều 300 và Điều 301 Luật thương mại.
– Bộ luật dân sự 2015: Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, thì mức phạt vi phạm được áp dụng cho các quan hệ dân sự và mức phạt vi phạm do các bên tham gia hợp đồng dân sự tự thỏa thuận. Tự thỏa thuận trong hợp đồng có nghĩa là các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng được phép tự do ấn định mức phạt vi phạm mà không bị khống chế bởi những quy định của pháp luật, điều này thể hiện rõ nguyên tắc tự do thỏa thuận được ghi nhận trong pháp luật dân sự.
Như vậy trong Bộ luật dân sự 2015 thì mức phạt vi phạm là một chế tài được quy định nhằm mục đích bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng dân sự cũng như để đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng mà pháp luật không bắt buộc áp dụng.
Theo đó, chỉ khi trong hợp đồng dân sự các chủ thể tham gia hợp đồng có thỏa thuận rõ ràng về điều khoản phạt vi phạm thì các bên mới được áp dụng chế tài phạt vi phạm khi có một trong hai bên tham gia hợp đồng có hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận.
Về mức phạt vi phạm, pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng dân sự nên không quy định khung xử phạt cụ thể. Song nếu các chủ thể tahm gia hợp đồng khi bàn bạc thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự thì các bên phải thỏa thuận cả điều khoản về mức phạt vi phạm hợp đồng thì khi có vi phạm xảy ra, các bên tham gia hợp đồng mới có cơ sở để xử phạt được.
– Luật Thương mại 2005: Theo quy định tại Luật Thương mại lại về mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thương mại hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm sẽ do các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng thương mại thỏa thuận trong hợp đồng, tuy nhiên mức phạt vi phạm không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Nhưng trên thực tế cũng có một số trường hợp đặc biệt không bị áp dụng theo mức phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại đó là trường hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai, cụ thể bao gồm các trường hợp sau:
– Trường hợp kết quả giám định sai khi thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả giám định sai do lỗi vô ý của thương nhân đó thì phải trả tiền phạt vi phạm cho khách hàng. Mức phạt vi phạm trong trường hợp này sẽ do các bên thỏa thuận, nhưng mức phạt vi phạm không được vượt quá mười lần thù lao của dịch vụ giám định.
– Trường hợp kết quả giám định sai khi thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của thương nhân đó thì thương nhân thực hiện giám định phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp có yêu cầu giám định.
Theo đó, các bên tham gia trong hợp đồng thương mại không được thoả thuận mức phạt quá cao so với quy định của pháp luật thương mại. Đối với hợp đồng dịch vụ giám định, mức phạt vi phạm do các bên tham gia hợp đồng thoả thuận có thể lên đến 10 lần thù lao của dịch vụ giám định, cúng tức là mức phạt vi phạm có thể gấp 10 lần giá trị hợp đồng.
Đối với các hợp đồng thương mại còn lại, mức phạt vi phạm hợp đồng theo quy định của luật thương mại không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ của hợp đồng bị vi phạm. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng thoả thuận mức phạt vi phạm cao hơn mức phạt giới hạn nhưng không phát sinh tranh chấp thì khi đó các bên vẫn có thể thực hiện theo thoả thuận này. Theo đó có thể thấy, mức phạt vi phạm giới hạn này chỉ thực sự có giá trị khi các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng phát sinh tranh chấp liên quan đến khoản tiền phạt vi phạm và có yêu cầu giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền.
3. Quy định về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Hiện nay, pháp luật Việt Nam ghi nhận có hai văn bản pháp luật có giá trị điều chỉnh quan hệ giữa bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm là Bộ luật dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005.
– Quy định trong Bộ luật dân sự: hiện nay, không có một điều luật độc lập nào trong bộ luật dân sự quy định về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại mà điều này chỉ được đề cập một phần nhỏ trong Điều 422 Bộ luật dân sự 2005 như sau: “Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm” .
Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì bên vi phạm quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự có thể chỉ phải chịu hình thức chế tài phạt vi phạm hoặc có thể chịu đồng thời hai chế tài nếu các bên tham gia vào hợp đồng có thỏa thuận; trong trường hợp không có thỏa thuận về việc bên vi phạm phải chịu đồng thời hai loại chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì chỉ được áp dụng chế tài phạt vi phạm đối với bên vi phạm.
– Theo quy định tại Luật Thương mại 2005 thì có quy định riêng về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại tại Điều 307 Luật thương mại 2005, cụ thể như sau:
“Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.”
Như vậy, có thể thấy trong hợp đông thương mại không có thỏa thuận về phạt vi phạm thì các bên tham gia vào hợp đồng chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại; trong trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại thì các bên tham gia trong hợp đồng có thể áp dụng cả hai chế tài là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Theo đó, chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, hợp đồng thương mại và chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại là hai chế tài có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nếu như chức năng chủ yếu của chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại là trừng phạt, răn đe và ngăn ngừa hành vi vi phạm hợp đồng, đồng thời chế tài phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp các bên tham gia hợp đồng đã có thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng thương mại. Còn mục đích của chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại lại là khôi phục, bù đắp và bồi hoàn lợi ích về vật chất bị thiệt hại cho bên bị vi phạm trong hợp đồng, và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng khi có đủ các căn cứ pháp lý về hành vi vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.