Khái niệm ngân hàng là gì? Khái niệm công ty tài chính là gì? Sự khác biệt cơ bản giữa ngân hàng và công ty tài chính?
Ngân hàng và công ty tài chính là các tổ chức mà chúng ta thường hay thấy và sử dụng các hoạt động như thế chấp, vay vốn, vay tín dụng. Vậy ngân hàng và công ty tài chính được hiểu như thế nào, sự khác biệt cơ bản giữa ngân hàng và công ty tài chính ra sao. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan nêu trên.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái niệm ngân hàng là gì?
– Khái niệm ngân hàng được hiểu như sau: Theo Khoản 2 Điều 4
Ngân hàng là tổ chức tín dụng ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đến tín dụng ngân hàng. Ngân hàng khác biệt với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng còn lại khi những tổ chức tín dụng khác không được nhận tiền gửi không kì hạn, không được làm dịch vụ thanh toán.
Với tên gọi là ngân hàng và là một tổ chức tín dụng thì ngân hàng thực hiện các hoạt động để có thể duy trì, cụ thể được gọi là hoạt động ngân hàng, cụ thể ngân hàng thực hiện việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
+ Hoạt động nhận tiền: Theo khoản 13 điều 4
+ Hoạt động cấp tín dụng: Theo khoản 14 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, theo đó ngân hàng thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
+ Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Căn cứ theo khoản 15 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
+ Hoạt động cho vay: đồng thời với hoạt động nhận gửi tiền của cá nhân, tổ chức thì ngân hàng sẽ sử dụng các khoản tiền rỗi của ngân hành để cho vay, hay hiểu là cấp tín dụng cho khách hàng để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
2. Khái niệm công ty tài chính là gì?
Công ty tài chính là một trong những tổ chức tín dụng phi ngân hàng, được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, tuy nhiên công ty tài chính không được thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
– Các hoạt động của công ty tài chính:
+ Huy động vốn: Để có thể duy trì hoạt động thì công ty tàu chính phải huy động vốn, điều này sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp.
Nguồn vốn huy động của loại hình doanh nghiệp công ty tài chính này bao gồm các nguồn tiền sau:
* Công ty tài chính tiến hành huy động vốn từ nguồn tiền gửi của các tổ chức và cá nhân có kỳ hạn, tuy nhiên về vấn đề tiền gửi ở công ty tài chính có quy định khác với ngân hàng;
* Luật tín dụng ngân hàng cho phép công ty tài chính phát hành kỳ phiếu với chứng chỉ tiền gửi cùng các loại giấy tờ có giá trị, do đó mà công ty tài chính có thể tiến hành phát hành các loại giấy tờ có giá này nhằm mục đích huy động vốn cả trong nước lẫn vốn nước ngoài.
* Công ty tài chính còn thực hiện các hoạt động nhận nguồn vốn ủy hoặc vay thêm từ các tổ chức tín dụng khác hoặc các tổ chức tài chính Quốc tế.
+ Công ty tài chính tiến hành các hoạt động cho vay với các hình thức sau: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, cho vay tiêu dùng, cho vay theo sự ủy thác của Chính phủ, hay của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
+ Công ty tài chính tiến hành các hoạt động bảo lãnh: Công ty tài chính được bảo lãnh dựa trên uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Có các loại hình bảo lãnh sau: Bảo lãnh việc vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh cho việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh.
Như vậy, với các quyền mà Luật tín dụng ngân hàng trao cho công ty tài chính cũng như dựa trên các nguyên tắc hoạt động của mình thì công ty tài chính tiến hành các hoạt động cho vay, huy động vốn, bảo lãnh trên các lĩnh vực để duy trì hoạt động của công ty tài chính và sinh lời cho công ty, điều kiện là phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
3. Sự khác biệt cơ bản giữa ngân hàng và công ty tài chính:
Do nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản thế chấp của người dân ngày càng nhiều cũng như để đáp ứng các nhu cầu này thì các công ty tài chính ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân. Trước đây hầu như việc vay tiền chỉ diễn ra tại các ngân hàng, kể cả vay thế chấp hay vay tín dụng thì ngày nay việc vay tiền được thực hiện rất nhiều qua các công ty tài chính. Như đã phân tích về khái niệm của ngân hàng và công ty tài chính thì để phân biệt rõ hơn về hài tổ chức này thì chúng ta sẽ phân tích sự khác nhau giữa công ty tài chính khác với các ngân hàng:
– Về hoạt động của công ty tài chính và ngân hàng:
+ Công ty tài chính: được điều chỉnh bởi Luật tổ chức tín dụng 2010. Theo đó thì Công ty Tài chính là một ng tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cùng với công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác thì công ty tài chính thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Công ty tài chính được quyền phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức. Thực hiện các hoạt động vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật để tiến hành các hoạt động cho vay, cung cấp tín dụng cho khách hàng. Ngoài hình thức vay vốn của các tổ chức tín dụng thì Công ty tài chính còn tiến hành vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của
Để hoạt động và tồn tại, bản chất của công ty tài chính là cho khách hàng vay, cụ thể thì công ty tài chính tiến hành cho vay bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng; Bảo lãnh ngân hàng; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác, cùng với các hoạt động cho vay và bảo lãnh này thì công ty tài chính còn tiến hành phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Như đã phân tích ở cả mục 1, có thể thấy, Ngân hàng và công ty tài chính khác biệt nhau ở chỗ phạm vi hoạt động của Ngân hàng rộng hơn rất nhiều, trong khi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. thì phạm vi hoạt động nghiệp vụ của công ty tài chính bị pháp luật giới hạn hơn nhiều theo quy định của Luật tín dụng. Theo đó thì công ty tài chính chỉ được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng như đã nêu trên, trừ hoạt động nhận tiền gửi từ khách hàng.
– Về mức vốn pháp định: cả hai đều có vốn pháp định. Tuy nhiên, do đặc điểm cơ bản của ngân hàng và công ty tài chính mà ngân hàng luôn có vốn pháp định cao hơn.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các vấn đề liên quan đến sự khác biệt cơ bản giữa ngân hàng và công ty tài chính cũng như các vấn đề liên quan khác.