Sự im lặng trong giao kết hợp đồng? Im lặng có được xem là đồng ý? Phản hồi đồng ý trong giao dịch bằng phương thức giữ im lặng có được ghi nhận?
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người vẫn thường hay nói “im lặng là đồng ý”. Vậy còn dưới góc độ pháp lý, im lặng trong giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý không? Rất nhiều trường hợp xảy ra và phát sinh mâu thuẫn dẫn đến quyền lợi của người tham gia kí kết hợp đồng. Vấn đề đồng ý giao kết hợp đồng của người giao kết theo mặt pháp lý được thể hiện như thế nào? Vấn đề này Luật Dương Gia nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Quy định về hợp đồng theo quy định pháp luật
Theo quy định của pháp luật tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về Hợp đồng như sau:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Khi bạn muốn đề nghị ký kết hợp đồng với một công ty đó, thì bạn cần có 1 sự đề nghị giao kết hợp đồng với công ty đó, được quy định tại Điều 386 Bộ luật Dân sự như sau:
– Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
– Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh
Điều 393 Bộ luật Dân sự có quy định về Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
“1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
2. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”
Để được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì bên được đề nghị cần phải trả lời việc chấp nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng.
Ở trường hợp của bạn, theo như thông tin mà bạn đã cung cấp đến cho chúng tôi thì bên được đề nghị giao kết hợp đồng khi đã hết thời hạn trả lời về việc có chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay không? thì bên đó đã im lặng.
Theo quy định taị khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”
Như vậy,chúng ta có thể thấy pháp luật đã có quy định một cách cụ thể rằng: sự im lặng của công ty mà bạn đề nghị giao kết hợp đồng đó không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp giữa công ty bạn và công ty đó có một sự thỏa thuận hoặc từ trước tới nay khi đi ký kết hợp đồng thì giữa bạn và công ty đó đã có một thói quen mà đã được xác lập giữa hai bên.
2. Thời điểm giao kết và có hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật?
Theo Điều 400
Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng.
Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
Theo đó, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Theo quy định pháp luật thì im lặng có mặc nhiên là chấp nhận không?
Như ở trên đã nêu, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng.
Mà chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị (theo khoản 1 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015).
Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Trường hợp khi bên giao kết im lặng được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Khi giữa các bên tồn tại thỏa thuận xem sự im lặng của bên nhận đề nghị giao kết là chấp nhận toàn bộ lời đề nghị; Theo thói quen được thiết lập lặp đi lặp lại, thường xuyên của các bên, không cần phải có sự trả lời.
Đồng thời, theo thực tiễn xét xử, sự im lặng là biểu hiện của sự chấp nhận giao kết hợp đồng nếu có sự xuất hiện của các yếu tố: Bên im lặng biết bên kia thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nhưng không phản đổi; Bên im lặng đã thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên kia; Im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng.
Theo quy định taị khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự thì: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.” Như vậy, pháp luật đã quy định một cách cụ thể rằng: sự im lặng của công ty mà bạn đề nghị giao kết hợp đồng đó không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp giữa công ty bạn và công ty đó có một sự thỏa thuận hoặc từ trước tới nay khi đi ký kết hợp đồng thì giữa bạn và công ty đó đã có một thói quen mà đã được xác lập giữa hai bên.
Như vậy, việc im lặng của bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng không mặc nhiên với việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
4. Sự im lặng trong giao kết hợp đồng? Im lặng có được xem là đồng ý?
Tóm tắt tình huống:
Tôi và một công ty khác có ký kết hợp đồng với nhau, chúng tôi thỏa thuận rằng: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày giao bản hợp đồng đó, thì công ty đó cần trả lời cho chúng tôi về việc có chấp nhận giao kết hợp đồng hay không, nhưng khi hết thời hạn này thì công ty đó vẫn im lặng và không trả lời gì dành cho công ty của chúng tôi. Tôi muốn biết trong trường hợp này thì hợp đồng giữa công ty tôi và công ty đó đã được chấp nhận về việc giao kết hợp đồng hay chưa? Xin Luật sư của luật Dương gia hô trợ tư vấn và giai đáp cho tôi. Xin chân thành cảm ơn Luật sư luật Dương gia
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến
1. Căn cứ pháp lý
– Bộ luật Dân sự 2015.
2. Sự im lặng trng giao kết hợp đồng có được xem là đồng ý khi đề nghị giao kết hợp đồng không?
Theo quy định của pháp luật tại Điều 385 Bộ luật Dân sự có quy định về Hợp đồng như sau:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Khi bạn muốn đề nghị ký kết hợp đồng với một công ty đó, thì bạn cần có 1 sự đề nghị giao kết hợp đồng với công ty đó, được quy định tại Điều 386 Bộ luật Dân sự như sau:
– Đề nghị giao kết hợp đồng là hiểu việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).
– Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Điều 393 Bộ luật Dân sự có quy định về Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng như sau:
“1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
2.Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”
Để được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thì bên được đề nghị cần phải trả lời việc chấp nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng.
Ở trường hợp của bạn, theo như thông tin mà bạn đã cung cấp đến cho chúng tôi thì bên được đề nghị giao kết hợp đồng khi đã hết thời hạn trả lời về việc có chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay không? thì bên đó đã im lặng. Theo quy định taị khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự thì: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.”
Như vậy, pháp luật đã quy định một cách cụ thể rằng: sự im lặng của công ty mà bạn đề nghị giao kết hợp đồng đó không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp giữa công ty bạn và công ty đó có một sự thỏa thuận hoặc từ trước tới nay khi đi ký kết hợp đồng thì giữa bạn và công ty đó đã có một thói quen mà đã được xác lập giữa hai bên.