Sơ lược thông tin về Tổ chức thương mại thế giới (WTO)? Thuật ngữ tiếng Anh? Từ hệ thống Bretton Woods đến WTO? Từ WTO đến Chương trình Doha phát triển và con đường tiếp theo?
Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Chức năng chính của WTO là nỗ lực đảm bảo hoạt động thương mại giữa các quốc gia được tiến hành tự do, trôi chảy, và cho phép dự báo được xu thế thương mại. Tâm điểm của WTO là các hiệp ước được đông đảo các quốc gia thành viên đàm phán và ký kết. Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày về sự hình thành, phát triển của Tổ chức thương mại thế giới trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Sơ lược thông tin về Tổ chức thương mại thế giới (WTO):
1.1. Tính tất yếu ra đời của tổ chức:
Trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang lan tỏa khắp thế giới, kinh tế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay, thương mại quốc tế là tâm điểm trong các buổi hội nghị của các tổ chức quốc tế. Sự đi lên của thương mại quốc tế kéo theo sự phát triển của các yếu tố khác. Một trong các yếu tố đó là luật pháp, sự tranh chấp thương mại cũng như hướng giải quyết.
Tranh chấp thương mại quốc tế là một vấn đề nhức nhối luôn gia tăng kèm theo sự phát triển của kinh tế. Sự giao thoa kinh tế có thể xảy ra bất đồng khi một nước cho rằng nước kia có hành vi vi phạm thỏa thuận, hiệp ước hay cũng có thể là do pháp luật có sự mâu thuẫn.
Tuy nhiên, có thể hiểu tranh chấp thương mại quốc tế là sự trái chiều về quyền, lợi ích mà trong đó yêu cầu hay đòi hỏi của một bên bị bên kia từ chối hay khiếu kiện lại. Tuy nhiên điểm khác biệt với tranh chấp thông thường là ở các đối tượng tranh chấp. Bao gồm:
+ Các vấn đề phát sinh từ hoạt động thương mại quốc tế.
+ Các chính sách thương mại của quốc gia đi ngược lại với những cam kết quốc tế.
WTO ra đời thực hiện các mục tiêu trong các hoạt động:
+ Quản lý các hiệp định thương mại;
+ Làm diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại;
+ Giải quyết tranh chấp thương mại;
+ Kiểm điểm chính sách thương mại của các quốc gia;
+ Trợ giúp các nước đang phát triển về chính sách thương mại;
+ Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
Như vậy, để giải quyết tranh chấp có rất nhiều hiệp ước, hiệp định ra đời, và hơn thế nữa còn có cả Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời để điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các nước.
1.2. Các thông tin về tổ chức:
WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15-4-1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1995.
WTO ra đời trên cơ sở kế tục tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (The General Agreement on Tariffs and Trade – GATT). Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. WTO không chỉ mang tính chất của mổ hiệp ước, mà còn là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể.
– Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sĩ.
– Thành viên: 164 nước.
– Gia nhập vào ngày 7-11-2006, Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO. Kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.
– Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha.
– Ngày 1 tháng 9 năm 2013, Roberto Azevêdo được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Pascal Lamy.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
WTO là tên viết tắt từ tiếng Anh của Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization).
3. Từ hệ thống Bretton Woods đến WTO:
Từ năm 1944, song song với việc đàm phán thành lập Tổ chức Liên Hợp quốc, Hệ thống Bretton Woods được thành lập với kết cấu có ba trụ cột cơ bản là:
+ Ngân hàng Thế giới (WB),
+ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
+ Tổ chức ITO với tính cách là một Tổ chức chuyên môn của Liên Hợp quốc. Văn kiện pháp lý về tổ chức của ITO – Hiến chương La Havana.
Hoạt động thực hiện thành lập ITO:
Hơn 50 nước đã tham gia đàm phán xây dựng các văn kiện pháp lý của ITO, thực hiện mục tiêu thành lập ITO. 23 trong số 50 nước tham gia đàm phán đã tiến hành đàm phán để giảm và thực hiện thuế quan ràng buộc.
Ngay khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, các nước này đã thực hiện:
+ Tiến hành ngay quá trình tự do hoá thương mại;
+ Loại bỏ nhiều biện pháp bảo hộ vẫn được duy trì áp dụng từ đầu những năm 1930. Từ đó mở đường cho 45.000 nhượng bộ thuế quan liên quan tới khoảng một phần năm thương mại thế giới, tương đương 10 tỷ USD;
+ Chấp nhận một số quy định về luật chơi – luật tác nghiệp trong thương mại quốc tế. Đồng thời nhanh chóng áp dụng “tạm thời” để bảo vệ kết quả của các nhượng bộ về thuế quan.
Tiền đề cho chương trình Vòng đàm phán Urugoay:
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (Hiệp định GATT 1947), có hiệu lực từ tháng 1-1948. Đây là hiệp định quốc tế nhiều bên duy nhất điều chỉnh quan hệ thương mại hàng hoá trên phạm vi toàn cầu từ năm 1948 cho đến khi WTO ra đời vào năm 1995.
WTO được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01.01.1995, nhưng hệ thống luật lệ thương mại quốc tế thuộc diện điều chỉnh của Tổ chức này thì đã tồn tại từ trước đó.
Chương trình làm việc do các bộ trưởng đưa ra đã tạo tiền đề cho chương trình Vòng đàm phán Urugoay.
Ngày 15-4-1994, đa số các Bộ trưởng của 123 nước gia đàm phán đã ký Văn kiện cuối cùng của Vòng đàm phán Urugoay tại cuộc họp diễn ra ở Marrakesh (Marốc).
Mục đích đàm phán:
+ Nhằm tăng cường nền kinh tế thế giới và thúc đẩy thương mại, đầu tư.
+ Tăng việc làm và thu nhập trên toàn thế giới.
+ Tạo tiền đề thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Một hệ thống các hiệp định điều chỉnh quan hệ thương mại toàn cầu, ba trụ cột cơ bản đã được ký kết giữa các nước. Trong đó có nhiều hiệp định xác định lộ trình cho những việc phải làm ngay lập tức nhưng cũng có việc sẽ làm trong tương lai. Đó là:
+ Hiệp định về thương mại và thuế quan – Hiệp định GATT 1994;
+ Hiệp định về thương mại dịch vụ – Hiệp định GATS;
+ Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ – Hiệp định TRIPS.
Các nội dung thực hiện trong Vòng đàm phán Urugoay:
– Với các lĩnh vực đàm phán:
+ Đối với một số lĩnh vực, việc phải làm là tiếp tục đàm phán hoặc xúc tiến những cuộc đàm phán mới.
+ Một số lĩnh vực khác lại yêu cầu đánh giá tình hình triển khai hiệp định vào những thời điểm cụ thể.
– Với các cuộc đàm phán:
+ Một số cuộc đàm phán thì nhanh chóng kết thúc. Đặc biệt là về vấn đề hạ tầng viễn thông và dịch vụ tài chính. Chính phủ các nước đã rất nhanh chóng đi đến thống nhất về việc mở cửa thị trường cho sản phẩm công nghệ thông tin, vấn đề vượt ra ngoài khuôn khổ của chương trình WTO.
+ Một số cuộc đàm phán khác thì phức tạp hơn, mất nhiều thời gian hơn.
Tuy vậy, Vòng Uruguay và các cam kết ở đó cũng đặt cơ sở cho các cuộc đàm phán mới về hàng loạt các vấn đề trong thời gian tới.
4. Từ WTO đến Chương trình Doha phát triển và con đường tiếp theo:
Khoảng năm 1995-1996, một số nước thành viên WTO đề nghị tiến hành vòng đàm phán mới trước năm 2000 về hàng loạt vấn đề mà các nhóm nước khác nhau trong WTO quan tâm. Các cuộc đàm phán được bắt đầu vào năm 1996.
Một chương trình đàm phán mới đã được đưa ra:
Nội dung chương trình gồm hơn 30 đề mục, trong đó có một số vấn đề đáng chú ý:
– Với các nhóm dịch vụ:
+ Dịch vụ vận tải hàng hải kết thúc đàm phán về mở cửa thị trường (tiến hành vào ngày 30-6-1996, hoãn lại tới năm 2000, sau chuyển sang Chương trình Doha);
+ Dịch vụ và môi trường (xác định thời hạn báo cáo kết quả của nhóm công tác tháng 12/1996);
+ Dịch vụ mua sắm chính phủ (tiến hành đàm phán đầu năm 1997);
+ Dịch vụ viễn thông cơ bản (kết thúc đàm phán tháng 2/1997);
+ Dịch vụ tài chính (kết thúc đàm phán tháng 12/1997);
– Với các lĩnh vực khác:
+ Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ: thiết lập hệ thống đa phương về
+ Hàng dệt may (một giai đoạn mới bắt đầu vào tháng 1/1998);
+ Các biện pháp phòng vệ khẩn cấp trong lĩnh vực dịch vụ (áp dụng kết quả đàm phán trước 01-01-1998, hoãn lại đến tháng 3-2004);
+ Quy tắc xuất xứ sản phẩm (đi đến sự thống nhất tương đối giữa các quy tắc về xuất xứ sản phẩm của các quốc gia tháng 7/1998);
+ Các vấn đề về mua sắm chính phủ (mở những cuộc đàm phán mới để cải thiện các quy tắc và thủ tục bắt đầu vào cuối năm 1998);
+ Xem xét lai toàn bộ các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (trước năm 1998);
+ Bắt đầu xem xét một số ngoại lệ đối với việc cấp bằng sáng chế và bảo vệ đa dạng thực vật (năm 1999);
+ Năm 2000 sẽ xem xét các vấn đề nông nghiệp, dịch vụ thuộc Chương trình Doha, các cam kết trần về thuế quan, thống nhất kiểm tra định kỳ (hai năm một lần) việc thực thi Hiệp định TRIPS;
+ Trong năm 2002 xem xét các vấn đề dệt may. Đến năm 2005 chấm dứt thời gian hiệu lực của hiệp định dệt may và áp dụng hoàn toàn Hiệp định GATT 1994 trong lĩnh vực này.
Chương trình Doha Phát triển (DDA):
Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư tổ chức tại Doha (Qatar) vào tháng 11/2001. Tại đây, các nước thành viên WTO đã nhất trí tiến hành Vòng đàm phán mới. Việc này có ý nghĩa trong tiếp cận các nhu cầu mới, mở ra giai đoạn hoạt động, phát triển mới của WTO. Họ cũng thống nhất sẽ thảo luận nhiều vấn đề khác, đặc biệt là việc thực thi các hiệp định hiện nay. Từ đó thống nhất, đảm bảo ý nghĩa thành lập, duy trì tổ chức.
Tất cả các hoạt động được thực hiện nằm trong một chương trình chung được gọi là Chương trình Doha Phát triển (DDA). Các hoạt động khác của Chương trình sẽ do các hội đồng hoặc các uỷ ban khác của WTO tiến hành. Nhằm đảm bảo tính phân chia, xác định mục tiêu chính trong chính sách phát triển.
Tuyên bố Doha nêu ra 19-21 nhóm nội dung khác nhau, thể hiện sự bao quát toàn diện. Tuỳ theo “quy tắc” mà cấu thành một hoặc ba nhóm nội dung để thảo luận. Phần lớn các nội dung này đòi hỏi phải tiến hành đàm phán. Số còn lại thì đòi hỏi các biện pháp “thực hiện”, phân tích và theo dõi đánh giá. Để thống nhất triển khai trên thực tế các chính sách hoạt động cụ thể.