Xe công hay còn được gọi là xe công vụ, là loại phương tiện thuộc quyền sở hữu nhà nước hoặc thuộc sở hữu của các tổ chức/doanh nghiệp nhà nước, sử dụng phục vụ cho hoạt động công. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, sử dụng xe công vào việc riêng gây tai nạn sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng xe công vào việc riêng gây tai nạn bị xử lý thế nào?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Luật quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 có quy định về vấn đề xử lý vi phạm pháp luật trong việc quản lý và sử dụng tài sản công. Theo đó:
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc các đối tượng khác có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về vấn đề quản lý sử dụng tài sản công, tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý theo nhiều hình thức khác nhau, có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp gây ra thiệt hại cho nhà nước thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Người đứng đầu cơ quan, đứng đầu tổ chức, đơn vị có trách nhiệm và nghĩa vụ giải trình, đồng thời phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm pháp luật về vấn đề quản lý sử dụng tài sản công tại cơ quan, đơn vị mình. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm khác nhau mà có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau, có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc sử dụng tài sản công vào việc riêng gây tai nạn có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo quy định tại
Khoản | Mức độ thiệt hại | Mức phạt |
1 | – Gây thiệt mạng; – Gây thương tổn cho sức khỏe của 1 người, với mức tỷ lệ từ 61% trở lên; – Gây thương tổn cho sức khỏe của 2 người, với tổng mức tỷ lệ từ 61% đến 121%; – Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng. | – 30 triệu đến 100 triệu đồng; – Cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. |
2 | – Không có giấy phép lái xe; – Gây thiệt mạng 2 người; – Vượt quá nồng độ cồn cho phép hoặc sử dụng chất kích thích mạnh; – Gây thương tổn cho sức khỏe của 2 người, với tổng mức tỷ lệ từ 122% đến 200%; – Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng; – Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển, hướng dẫn giao thông. | Phạt tù từ 3 năm đến 10 năm |
3 | – Gây thiệt mạng 3 người; – Gây thương tổn cho sức khỏe của 3 người, với tổng mức tỷ lệ từ 200% trở lên; – Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên. | Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm |
4 | – Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm của khoản 3 nêu trên nếu không được ngăn chặn kịp thời; – Phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng. | Cải tạo không giam đến 1 năm. Hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm |
5 | Hình phạt bổ sung. | Có thế bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm |
2. Có được sử dụng xe công vào việc riêng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Luật quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong vấn đề quản lý sử dụng tài sản công. Theo đó:
– Có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt, chiếm giữ hoặc sử dụng trái phép tài sản công;
– Đầu tư xây dựng, thuê, mượn, mua sắm, sử dụng tài sản công trái mục đích, chế độ, vượt quá tiêu chuẩn và định mức theo quy định của pháp luật;
– Giao tài sản công cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vượt tiêu chuẩn, vượt định mức hoặc giao cho cơ quan, đơn vị, cá nhân không có nhu cầu sử dụng tài sản công đó;
– Sử dụng các phương tiện là xe ô tô và tài sản công khác do các tổ chức, cá nhân tặng cho không đúng mục đích, vượt chế độ, vượt tiêu chuẩn định mức theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng hoặc không sử dụng tài sản công được giao gây lãng phí tài sản công, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh/mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết không phù hợp với mục đích sử dụng của tài sản công, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sử dụng tài sản công để kinh doanh trái quy định của pháp luật;
– Xử lý tài sản công trái quy định của pháp luật, hủy hoại tài sản công hoặc có hành vi cố tình làm hư hỏng tài sản công;
– Chiếm đoạt tài sản công, chiếm giữ trái phép tài sản công, sử dụng trái phép tài sản công;
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong quá trình quản lý sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật;
– Hành vi bị nghiêm cấm khác trong quá trình quản lý sử dụng tài sản công theo các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, các cán bộ không được phép sử dụng xe công vào việc riêng, sử dụng không đúng mục đích tài sản công, không đúng chế độ và vượt quá tiêu chuẩn định mức tài sản công. Hành vi sử dụng xe công vào việc riêng sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp giao tài sản công, sử dụng tài sản công là máy móc, trang thiết bị tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100.000.000 đồng/01 đơn bị tài sản;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp giao tài sản công, sử dụng tài sản công là máy móc, trang thiết bị tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100.000.000 đồng trở lên/01 đơn vị tài sản;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giao tài sản công, sử dụng tài sản công là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, phương tiện ô tô.
Theo đó, hành vi sử dụng phương tiện công vào việc riêng hoàn toàn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm, đối với cá nhân có hành vi vi phạm thì sẽ bị phạt với mức bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức trong cùng một hành vi vi phạm, cụ thể cá nhân có hành vi sử dụng xe công vào việc riêng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Tài sản nào được xem là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Luật quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 có quy định về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bao gồm:
– Nhà làm việc, các công trình sự nghiệp, nhà ở công vụ, các tài sản khác gắn liền với đất thuộc chủ sở làm việc/cơ sở hoạt động sự nghiệp/nhà công vụ;
– Quyền sử dụng đất thuộc chủ sở làm việc, thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp và nhà công vụ;
– Các phương tiện là xe ô tô, phương tiện vận tải khác, các loại máy móc và trang thiết bị;
– Quyền sở hữu trí tuệ, phần mềm ứng dụng vào các cơ sở dữ liệu;
– Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);
–
– Công văn 3114/BHXH-TCKT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc triển khai thực hiện Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước.
THAM KHẢO THÊM: