Sử dụng vũ khí, phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm để thực hiện tội cướp tài sản. Quy định về tình tiết tăng nặng tội cướp tài sản.
Cướp tài sản là việc người phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội cướp tài sản quy định tại điều 133 Bộ luật hình sự được coi là tội phạm rất nghiêm trọng, với mức hình phạt cao nhất lên đến mười năm tù. Tuy nhiên, hành vi phạm tội được mô tả trong điều 133 Bộ luật hình sự chỉ được coi là cấu thành cơ bản của tội phạm. Người phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự sẽ phải chịu mức hình phạt cao hơn là từ bảy năm đến mười lăm năm tù. Một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Bộ luật hình sự là”sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác”. Vậy vũ khí, phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm ở đây được hiểu như thế nào?
Trong các vụ án cướp tài sản, có những vụ mà người phạm tội thực hiện cướp tài sản không cần phương tiện công cụ, vũ khí và thủ đoạn nguy hiểm khác đối với người bị hại. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử, có rất nhiều vụ án mà người phạm tội sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp của mình. Đây được coi là trường hợp phạm tội mà có tính chất nguy hiểm hơn so với những trường hợp phạm tội không sử dụng vũ khí, phương tiện, thủ đoạn nguy hiểm.
– Vũ khí: Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 16/2011/UBTVQH12 thì Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
+ Vũ khí quân dụng gồm:
- Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
- Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự.
- Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ.
- Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
+ Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
+ Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
+ Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
Trên đây là danh sách liệt kê các loại vũ khi, khi áp dụng tình tiết “sử dụng vũ khí để cướp tài sản” đối với người phạm tội này cần chú ý các điểm sau:
+ Người phạm tội phải là người sử dụng trực tiếp vũ khí đó để đe dọa, cưỡng chế người bị hại khiến họ không chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu như người phạm tội có mang vũ khí theo trong quá trình phạm tội nhưng không sử dụng đến thì không được coi là sử dụng vũ khí theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự.
+ Trong trường hợp người phạm tội sử dụng loại vũ khí đã mất tính năng mà người bị hại không hề biết điều đó thì người phạm tội vẫn bị coi là sử dụng vũ khí để thực hiện hành vi phạm tội (kể cả trường hợp người phạm tội biết vũ khí đó không còn tác dụng nhưng vẫn sử dụng nó để đe dọa người bị hại).
+ Trong trường hợp người phạm tội sử dụng vũ khí giả để uy hiếp, đe dọa người bị hại, làm người bị hại tin đó là vũ khí thật nhằm chiếm đoạt tài sản thì đay không được coi là trường hợp dùng vũ khí để thực hiện tội phạm mà được coi là dùng thủ đoạn nguy hiểm để thực hiện hành vi phạm tội.
Luật sư
– Phương tiện nguy hiểm: Là những dụng cụ mà người phạm tội dùng để thực hiện tội trộm cắp tài sản và có tính nguy hại lớn, mức độ sát thương cao. Trong thực tiễn cho thấy, phương tiện nguy hiểm mà người phạm tội sử dụng ở đây đa số là vũ khí thô sơ. Tuy nhiên, trong Pháp lệnh quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 16/2011/UBTVQH12 đã có quy định cụ thể về vũ khí thô sơ, do vậy mà trường hợp nào vũ khí thô sơ là công cụ để thực hiện hành vi phạm tội nhưng nó không được liệt kê trong danh sách vũ khí thô sơ tại Pháp lệnh thì đó được coi là phương tiện nguy hiểm.
– Thủ đoạn nguy hiểm: Thủ đoạn nguy hiểm là những phương pháp, kế hoạch nguy hiểm mà người phạm tội áp dụng đối với người bị hại nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt của mình như: bỏ thuốc mê vào thức ăn nước uống, dìm nạn nhân xuống nước, đánh trọng thương… Nếu như trong phương tiện nguy hiểm việc quyết định tính chất nguy hiểm khoong phụ thuộc vào cách sử dụng phương tiện của người phạm tội mà phụ thuộc và tính năng nguy hại của phương tiện thì tính nguy hiểm của thủ đoạn phụ thuộc vào phương thức người phạm tội thực hiện tội phạm chứ không phải là tính năng của phương tiện phạm tội. Ví dụ như: cuộn băng dính và giấy bản thân chúng không gây hại lớn nhưng nó được người phạm tội sử dụng để bịt mồm người bị hại thì lại là nguy hiểm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cố ý gây thương tích và cướp tài sản của người khác
- 2 2. Những lưu ý đối với cấu thành tội cướp tài sản
- 3 3. Phạm tội cướp tài sản có tính chất chuyên nghiệp
- 4 4. Cướp tài sản trong trường hợp có tổ chức
- 5 5. Tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
- 6 6. Sử dụng vũ khí để cướp tài sản xử lý như thế nào?
1. Cố ý gây thương tích và cướp tài sản của người khác
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào anh, em là Đức Nam em có vấn đề muốn nhờ tư vấn giúp em. Em có một người bạn bị tạm giam 3 tháng để chuẩn bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích và Tội cướp tài sản.
Chuyện xảy ra cụ thể như sau: Tối nọ bạn em có đi hát với một người nữa và có uống bia, rượu trên đường về nhà gặp một nhóm bạn và có đi cùng với nhóm này. Khi về cả nhóm gồm 05 người có gặp 01 người mà người này với một người trong nhóm có chút nợ nần về tiền bạc nên khi nhóm kia thấy đã chặn đường đánh. Anh của em có đánh cùng với 02 người nữa còn 2 người kia đứng nhìn. Trước người kia có nợ 120 nghìn đồng một người và giờ đưa trả lại tờ 200 nghìn đồng thì bạn em cầm tiền và đưa cho người kia và đã trả lại 50 nghìn đồng nhưng người nợ tiền không lấy do không được trả lại đủ. Nhóm bạn đã bắt người kia quỳ xuống, người đó cũng không bị thương tích. Hôm sau người đó đã đi đến công an tố cáo, cả nhóm bị gọi lên công an lấy lời khai. 02 người không đánh không bị sao cả còn người hô đánh là người mà người kia nợ tiền cũng không bị sao cả còn bạn em và một người nữa bị quy vào tội cố ý gây thương tích và tội cướp tài sản. Cho em hỏi theo quy định của pháp luật thì bạn em sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Mặc dù, nhóm bạn có uống rượu, bia trong khi phạm tội nhưng vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 14 Bộ luật hình sự.
Thứ nhất, về định tội danh cho hành vi của người bạn bạn (giả sử là A). Ban đầu, nhóm bạn này đã muốn đánh người kia (giả sử là B), do có nợ nần với 01 người trong nhóm. Vì vậy, 03 người đã có hành vi dùng vũ lực đối với B, tuy nhiên, có cấu thành tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 hay không còn phụ thuộc vào nhiều trường hợp, trong đó cần phải có sự giám định về tỷ lệ thương tật trên cơ thể của B. Theo thông tin bạn cung cấp thì B không có thương tích gì, tuy nhiên do thời điểm xảy ra vụ án là buổi tối có thể thương tích không thấy rõ hoặc có thể gây tổn thương khác cho B, vì vậy cần có sự giám định cụ thể. Điều 104 Bộ luật hình sự quy định:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từhai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Bạn có thể đối chiếu với quy định trên để biết được khung hình phạt có thể bị áp dụng cho A trong trường hợp này. Tuy nhiên, theo như thông tin bạn cung cấp thì người hô đánh không bị truy tố về tội danh này, như vậy là trái pháp luật. Người hô đánh, cũng tham gia đánh cùng đã cấu thành nên tội phạm này. Đối với các trường hợp tội phạm thuộc khoản 1 Điều 104 chỉ bị truy tố khi có yêu cầu của người bị hại theo khoản 1 Điều 105 BLTTHS.
Đối với hành vi lấy tiền còn dư của B sau khi trả nợ mà không trả lại đã cấu thành tội Cướp tài sản Điều 133 Bộ luật hình sự. A cùng một số người có hành vi bắt B quỳ xuống do không lấy tiền mà A đưa cho, nhóm này có sự đe dọa đối với B, giả sử nếu B không quỳ xuống thì chắc chắn sẽ bị dùng vũ lực ngay tức khắc, bởi trước đó nhóm này cũng đã dùng vũ lực đối với B. Hơn nữa, trong hoàn cảnh có một mình B với năm người, lại vào buổi tối, nên khả năng chống cự được của B là không cao. Nếu xác định hành vi dùng vũ lực ở trên cấu thành nên tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự thì để cấu thành nên tội phạm tại Điều 133 thì xác định có sự đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Tuy nhiên, cũng cần xem xét có sự đe dọa bằng lời nói hay bằng hành vi của những người kia hay không để xác định cụ thể.
Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm…
Giả sử, nếu A bị truy tố với 2 tội danh là Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự và Tội cướp tài sản theo Điều 133 Bộ luật hình sự thì sẽ tổng hợp hình phạt theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự.
Lưu ý: Bộ luật hình sự sử dụng trong bài viết là Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
2. Những lưu ý đối với cấu thành tội cướp tài sản
Cướp tài sản là hành vi của một người dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể chủ tài sản tước bỏ khả năng kháng cự để chiếm đoạt tài sản.
-Tội cướp tài sản là tội có 2 khách thể trực tiếp: quan hệ sở hữu và tính mạng sức khỏe con người. Đối tượng tác động của tội là tài sản, cong người.
-Mặt khách quan
+Hành vi dùng vũ lực: có thể dùng dao, kéo, vật nhọn hay đồ vật dọa đâm, giết người bị hại để chiếm đoạt tài sản của họ. Dùng vũ lực là tiền đề của việc chiếm đoạt tài sản cho nên dùng vũ lực phải có trước chiếm đoạt. Hành vi dùng vũ lực có thể lén lút hoặc công khai, vũ lực của tội này có thể nhằm vào người có tài sản hoặc người xung quanh. Dùng vũ lực để thừa hưởng một lợi ích vật chất sau này thì không phải tội cướp tài sản. Vũ lực nhằm vào tài sản thì không cấu thành tội cướp tài sản. Ví dụ: cầm giao dí vào cổ dọa giết nếu không đưa tiền.
+Hành vi đe dọa dùng vũ lực: dùng sức mạnh vật chất tác động vào tâm lý, tư tưởng, tinh thần làm tê liệt sự phản kháng của họ nhằm chiếm đoạt tài sản, đe dọa người bị hại nếu không giao nộp tài sản sẽ đâm, giết hoặc gây thương tích cho người bị hại hoặc tới người thân người bị hại. Ví dụ: dọa sẽ giết con trai nếu không giao tài sản.
+Hành vi khác: làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, trường hợp này có tội phạm chưa đạt.
-Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội có một trong các hành vi nêu trên kể cả có chiếm đoạt hay không.
-Mặt chủ quan của tội: lỗi cố ý trực tiếp, nhằm mực đích chiếm đoạt tài sản.
-Hình phạt của tội cướp tài sản
“Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
3. Phạm tội cướp tài sản có tính chất chuyên nghiệp
Phạm tội cướp tài sản có tính chất chuyên nghiệp là người phạm tội lấy việc cướp tài sản là nguồn sống chính cho mình.
Trước đây pháp luật hình sự không coi trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết tăng nặng hoặc là tình tiết định khung hình phạt. Nhưng qua thực tiễn xét xử, có một số tội phạm, người phạm tội đã lấy việc phạm tội là nguồn thu nhập chính của bản thân, nhất là đối với các tội phạm về kinh tế như tội “làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả”, các tội xâm phạm sở hữu như tội “cướp tài sản”, “trộm cắp tài sản”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”… Hành vi này cần phải trừng trị nghiêm khắc để phòng ngừa tội phạm, nên nhà làm luật đã bổ sung tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” là tình tiết định khung tăng nặng của một số tội phạm.
Bộ luật hình sự hiện hành coi trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và trong một số tội phạm nhà làm luật quy định là tình tiết định khung hình phạt. Việc nhà làm luật coi trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là tình tiết tăng nặng hoặc là tình tiết định khung hình phạt là một yêu cầu cần thiết do thực tiễn xét xử đặt ra.
Khi áp dụng tình tiết này, cần lưu ý rằng khái niệm chuyên nghiệp được hiểu ở đây không đồng nghĩa với khái niệm nghề nghiệp của một người, vì không thể coi phạm tội là một nghề kiếm sống, tính chất chuyên nghiệp của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ tội phạm đó được lặp đi lặp lại nhiều lần mà người phạm tội coi việc phạm tội đó là phương tiện kiếm sống. Tuy nhiên, không phải hành vi phạm tội nào cứ lặp đi, lặp lại nhiều lần đều coi là có tính chất chuyên nghiệp, mà chỉ những hành vi mà người phạm tội coi đó là phương tiện kiếm sống thì mới là có tính chất chuyên nghiệp.
Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và phạm tội nhiều lần đều giống nhau ở điểm, người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần (từ hai lần trở lên).
Nhưng, phạm tội nhiều lần thì người phạm tội không lấy việc phạm tội làm phương tiện sống và họ chỉ phạm một tội, nhưng tội phạm đó được thực hiện nhiều lần. Còn phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, người phạm tội có thể chỉ phạm một tội, nhưng có thể phạm nhiều tội với nhiều lần khác nhau, nhưng lại lấy việc phạm tội đó là phương tiện kiếm sống thường xuyên.
Tuy nhiên, phạm tội cướp tài sản có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp không chỉ phạm tội cướp tài sản nhiều lần, mà người phạm tội còn phải lấy việc cướp tài sản là nguồn sống chính cho bản thân. Đây chính là điểm khác nhau giữa tình tiết là yếu tố định khung với tình tiết tăng nặng về trường hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
4. Cướp tài sản trong trường hợp có tổ chức
Phạm tội cướp tài sản có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc cướp tài sản, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.
Theo khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự thì phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Phạm tội có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.
Trong vụ án cướp tài sản có tổ chức, cũng như trong các vụ án hình sự khác có tổ chức, tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ những vai trò khác nhau như: Người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người tổ chức có thể có những hành vi như: khởi xướng việc tội phạm; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cũng như kế hoạch che giấu tội phạm; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Trực tiếp thực hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm như: trực tiếp cầm dao chém nạn nhân, cầm súng bắn nạn nhân, trực tiếp chiếm đoạt tài sản, trực tiếp nhận hối lộ. Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiên tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiên tội phạm. Nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, mục đích tội phạm không được thực hiện; hậu quả vật chất của tội phạm chưa xảy ra và trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác sẽ được xem xét theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự. Trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác rõ ràng phụ thuộc vào hành vi của của người thực hành.
Thực tiễn xét xử cho thấy, không phải bao giờ người thực hành cũng thực hiện đúng những hành vi do các đồng phạm khác đặt ra, có trường hợp người thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiên tội phạm, nhưng thực tế cũng không ít trường hợp người thực hành tự ý thực hiện những hành vi vượt quá yêu cầu của các đồng phạm khác đặt ra, Khoa học luật hình sự gọi là hành thái quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm. Luật hình sự của nhiều nước ghi rõ chế định thái quá của người thực hành trong Bộ luật hình sự hoặc trong các văn bản luật hình sự. Ở nước ta chế định này chưa được ghi nhận trong Bộ luật hình sự, nhưng thực tiến xét xử đều thừa nhận chế định này khi cần phải xem xét đến trách nhiệm hình sự của người thực hành cũng như những người đồng phạm khác trong một vụ án có đồng phạm. Hiện nay, đa số ý kiến cho rằng khi Bộ luật hình sự của nước ta được sửa đổi, bổ sung, cần quy định chế định “ hành vi thái quá của người thực hành ” cùng với chế định đồng phạm đã được quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự.
Người xúi dục là người kính động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là người đồng phạm trong vụ án có tổ chức, khi hành vi xúi dục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm trước khi bị xúi dục chưa có ý định tội phạm, vì có người khác xúi dục nên họ mới nảy sinh ý định tội phạm. Nếu việc xúi dục không liên quan trực triếp đến hoạt động tội phạm của những người đồng phạm khác và người thực hiện tội phạm đã có sẵn ý định tội phạm, thì không phải là người xúi dục trong vụ án có đồng phạm.
Người xúi dục là người phạm tội giấu mặt. Tuy nhiên, nếu xúi dục trẻ em dưới 14 tuổi, người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện tội phạm, thì hành vi xúi giục được coi là hành vi thực hành thông qua hành vi của người không chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, người không phải chịu trách nhiệm hình sự trở thành phương tiện, công cụ để người xúi dục thực hiện tội phạm. Nếu xúi giục trẻ em từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tội phạm thì người xuí dục còn phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “xúi giục người chưa thành niên tội phạm” (khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự ).
Trong trường hợp người xúi dục lại là người tố chức và cùng thực hiện tội phạm, thì họ trở thành người tố chức và nếu xúi người chưa thành niên tội phạm thì họ còn phải chịu tình tiết tăng nặng “xúi dục người chưa thành niên tội phạm”.
Hành vi xúi dục phải cụ thể, tức là người xúi dục phải nhằm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể nếu chỉ có lời nói có tính chất
Người giúp sức là người tạo điều những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Trong một vụ án có đồng phạm, vai trò của người giúp sức cũng rất quan trọng, nếu không có người giúp sức thì người thực hiện tội phạm sẽ gặp khó khăn. Người giúp sức có thể giúp bằng lời khuyên, lời chỉ dẫn, cung cấp phương tiện phạm tội hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm, hứa che giấu người phạm tội, phương tiện, xoá dấu vết, hứa tiêu thụ tài sản do phạm tôi mà có. Hành vi tạo những điều kiện về tinh thần thường được biểu hiện như: Hứa hẹn sẽ che giấu hoặc hứa ban phát cho người phạm tội một lợi ích tinh thần nào đó như: hứa gả con, hứa đề bạt, thăng cấp, tăng lương cho người phạm tội, bày vẽ cho người phạm tội cách thức thực hiện tội phạm như: nói cho người phạm tội biết người bị hại hay đi về đường nào để người phạm tội phục cướp. Hành vi tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện tội phạm là hành vi cung cấp phương tiện phạm tội như: cung cấp dao, súng, côn gỗ, xe máy, xe ô tô… để người phạm tội thực hiện tội phạm. Dù tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm thì hành vi đó cũng chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ người giúp sức không trực tiếp thực hiện tội phạm.
Hành vi tạo điều kiện cũng có thể là hành vi của người tổ chức. Nếu các tình tiết khác như nhau thì người giúp sức bao giờ cũng được áp dụng hình phạt nhẹ hơn những người đồng phạm khác.
Khi đã xác định vụ án được thực hiện có tổ chức thì tất cả những người trong vụ án đều bị áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức. Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự đối với từng người còn tuỳ thuộc vào vai trò của họ trong vụ án như đã phân tích ở trên.
5. Tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành
Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Tại Điều 133 Bộ luật hình sự quy định:
“ Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Về chủ thể: Theo mô tả của điều luật thì chủ thể của tội này là chủ thể bình thường nên chỉ đòi hỏi có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đạt độ tuổi luật định.
Về mặt khách quan: Theo quy định của điều luật có 3 dạng hành vi khách quan được coi là hành vi phạm tội cướp tài sản, đó là:
Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người khác nhằm làm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này nhằm làm tê liệt sự chống cự của người này nhằm chống lại việc chiếm đoạt.
Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Đây là trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ ( hoặc cả hai) dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt.
Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được: Đây là dạng hành vi không phải dùng vũ lực cũng không phải đe dọa dùng vũ lực nhưng có khả năng làm cho người người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Về khách thể: Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai khách thể đó là xâm phạm đến quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Bằng hành vi của mình người phạm tội xâm phạm trước tiên đến thân thể, tự do của con người qua đó có thể xâm phạm được sở hữu. Cả hai quan hệ xã hội này đều là khách thể trực tiếp của tội cướp tài sản mới thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm của tội phạm.
Về mặt chủ quan:Lỗi của người phạm tội cướp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp.
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ ràng hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra ( Điều 9 Bộ luật hình sự).
Mục đích của tội cướp tài sản là chiếm đoạt tài sản.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi quy định ở mặt khách quan của cấu thành tội phạm.
Có thể thấy cướp tài sản là hành vi rất nguy hiểm cho xã hội bởi hành vi này xâm hại trực tiếp đến sức khỏe, tình mạng cũng như tài sản của công dân.
6. Sử dụng vũ khí để cướp tài sản xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư Mũ bảo hiểm có được xác định là hung khí không. Tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự quy định là vũ khi vậy giả sử đối tượng lấy tài sản sau đó dùng mũ bảo hiểm đánh thì có xác định phạm tội theo điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự không? Xin cảm ơn nhiều?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 133 “Bộ luật hình sự 2015” như sau:
“Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.”
Nội dung này được hướng dẫn bởi Khoản 2.1 Điều 2 Phần 1 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP
2. Về khái niệm “vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự
2.1. “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).
2. Về khái niệm “vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự
2.1. “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).
2.2. “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
Luật sư
a. Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…
b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…
c. Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…
Như vây, dùng mũ bảo hiểm để làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản không phải là dùng vũ khí nguy hiểm.