Sử dụng vốn đầu tư của nhà nước theo hình thức đối tác công tư. Giải ngân vốn nhà nước thực hiện theo phương thức nào?
Sử dụng vốn đầu tư của nhà nước theo hình thức đối tác công tư. Giải ngân vốn nhà nước thực hiện theo phương thức nào?
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công
Nét đặc trưng của dự án PPP là sự hợp tác được thể hiện trên cơ sở hợp đồng giữa các chủ thể là nhà đầu tư, doanh nghiệp tự án và bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xuất phát từ đặc trưng chủ thể của dự án PPP, mà nguồn vốn của dự án có tính khác biệt, trong đó, vốn đầu tư của Nhà nước đóng vai trò quan trọng
Nghị định 15/2015/NĐ-CP quy định về vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP. Cụ thể như sau:
* Về nguồn vốn: vồn đầu tư của nhà nước trong dự án PPP gồm: vốn từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
Vốn đầu tư tham gia thực hiện dự án được sử dụng để thực hiện các hoạt động:
– Góp vốn để hỗ trợ xây dựng công trình đối với dự án có hoạt động kinh doanh, thu phí từ người sử dụng, nhưng khoản thu không đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận; hoặc Thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hợp đồng BTL ( hợp đồng xây dựng- chuyển giao- thuê dịch vụ) , hợp đồng BLT ( hợp đồng xây dựng- thuê dịch vụ- chuyển giao) và các hợp đồng tương tự khác; Trong trường hợp này, chỉ được sử dụng vốn nhà nước để tham gia dự án do Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đề xuất hoặc dự án sử dụng nguồn vốn ODA hoặc vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
– Hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
* Xác định giá trị vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án
Căn cứ Điều 12 Nghị định 15/2015/NĐ-CP thì giá trị vốn đầu tư của nhà nước được xét trên các khía cạnh sau:
– Phương án tài chính dự án
– Chủ trương sử dụng vốn đầu tư của nhà nước trước khi phê duyệt dự án
– khả năng huy động, cân đối nguồn vốn đầu tư của nhà nước tham gia dự án
Việc xác định giá trị vốn đầu tư nhà nước được thực hiện bởi thủ tướng chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Có thể nói, vốn của nhà nước là nguồn vốn đặc biệt trong dự án đầu tư, được thực hiện, quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì vậy, khi tham gia thực hiện dự án thì phải lập kế hoạch vốn đầu tư của nhà nước.
+ Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập và tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư của nhà nước tham gia dự án được công bố theo quy định trong kế hoạch đầu tư công trụng hạn 5 năm của ngành, địa phương
+ Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh lập và tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư của nhà nước tham gia dự án trong kế hoạch đầu tư công hàng năm
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công quốc gia.
* Giải ngân vốn đầu tư của nhà nước tham gia dự án PPP:
Việc giải ngân vốn đầu tư của nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Giải ngân vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng công trình dự án:
– Giải ngân vốn thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BTL, hợp đồng BLT:
– Việc sử dụng quỹ đất để tạo nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện hợp đồng BT phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp
– Giải ngân vốn xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: