Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm?

Tư vấn pháp luật

Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm?

  • 24/06/202224/06/2022
  • bởi Phạm Trà
  • Phạm Trà
    24/06/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm? Có được buôn bán, kinh doanh trên lòng đường, vỉa hè hay không? Mức xử phạt đối với hành vi ;ấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh?

    Trong giai đoạn hiện nay, việc các chủ thể sử dụng vỉa hè, lòng đường đã trở nên quen thuộc, không những thế việc sử dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh còn trở thành nguồn thu nhập chính của rất nhiều hộ gia đình, cá nhân. Chính bởi vì nguyên nhân đó mà hoạt động của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện xử lý, dẹp gọn vỉa hè hiện nay cũng đã gặp rất nhiều khó khăn cả về công tác cưỡng chế thi hành và cũng như sự đồng tình của dư luận. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các chủ thể sử dụng vỉa hè, lòng đường mà không vi phạm pháp luật. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về việc sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm?

    Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

    Căn cứ pháp lý:

    – Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

    – Luật Giao thông đường bộ 2008.

    – Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm?
    • 2 2. Có được buôn bán, kinh doanh trên lòng đường, vỉa hè hay không?
    • 3 3. Mức xử phạt đối với hành vi ;ấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh:

    1. Sử dụng vỉa hè, lòng đường như thế nào thì không vi phạm?

    Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính Phủ đã quy định rõ về việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông có nội dung cụ thể như sau:

    – Việc các chủ thể sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông sẽ không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.

    – Hè phố các chủ thể sẽ được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp cụ thể dưới đây:

    Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè

    + Các chủ thể sẽ được phép sử dụng hè phố tạm thời không vào mục đích giao thông trong trường hợp thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận.

    + Các chủ thể sẽ được phép sử dụng hè phố tạm thời không vào mục đích giao thông trong trường hợp tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt thì cũng sẽ không được quá 72 giờ.

    + Các chủ thể sẽ được phép sử dụng hè phố tạm thời không vào mục đích giao thông trong trường hợp tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố theo quy định pháp luật cũng sẽ không quá 48 giờ.

    + Các chủ thể sẽ được phép sử dụng hè phố tạm thời không vào mục đích giao thông trong trường hợp đó là điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; pháp luật cũng quy định cụ thể thời gian sử dụng tạm thời hè phố sẽ không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó.

    + Các chủ thể sẽ được phép sử dụng hè phố tạm thời không vào mục đích giao thông trong trường hợp đó là điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để nhằm mục đích có thể phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng cụ thể là từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau theo quy định của pháp luật.

    – Vị trí hè phố mà các chủ thể được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông sẽ cần phải đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể được nêu dưới đây:

    + Điều kiện đầu tiên đó là phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.

    + Một điều kiện nữa đó là hè phố cần phải có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.

    Xem thêm: Quy định về để xe trên hè phố? Mức xử phạt khi lấn chiếm vỉa hè?

    – Đối với trường hợp các chủ thể thực hiện việc sử dụng hè phố quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP, các hộ gia đình sẽ có trách nhiệm cần phải thông báo với Ủy ban nhân phường, xã sở tại trước khi các chủ thể đó sử dụng tạm thời một phần hè phố. Pháp luật cũng quy định, đối với các trường hợp được quy định cụ thể tại các Điểm a, d, đ Khoản 2 Điều Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ quy định thủ tục hành chính cụ thể về việc cho phép sử dụng tạm thời hè phố.

    Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP, ta nhận thấy rằng, việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông sẽ chỉ ở trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d, đ tiết 2 khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính Phủ.

    Nếu như các chủ thể không sử dụng vỉa hè trong các trường hợp được quy định cụ thể như trên thì các chủ thể sẽ không có quyền sử dụng phần đất vỉa hè này không vào mục đích giao thông. Và, các hành vi của các chủ thể sẽ là vi phạm pháp luật. Vì vậy mà các chủ thể sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

    2. Có được buôn bán, kinh doanh trên lòng đường, vỉa hè hay không?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định cụ thể như sau:

    Lòng đường và hè phố sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.

    Bên cạnh đó, theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các chủ thể sẽ không được thực hiện các hành vi sau đây:

    – Các chủ thể không được tổ chức họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ.

    – Các chủ thể không được tụ tập đông người trái phép trên đường bộ.

    Xem thêm: Thế nào là vỉa hè và lòng đường đô thị? Sử dụng sao cho đúng?

    – Các chủ thể không được thả rông súc vật trên đường bộ.

    – Các chủ thể không được phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ.

    – Các chủ thể không được đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ.

    – Các chủ thể không được lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông.

    – Các chủ thể không được che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông.

    – Các chủ thể không được sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy.

    – Các chủ thể không được thực hiện các hành vi khác gây cản trở giao thông.

    Như vậy, ta nhận thấy, các chủ thể không được sử dụng lòng đường, vỉa hè để thực hiện việc kinh doanh, buôn bán theo quy định của pháp luật. Trừ những trường hợp được quy định cụ thể ở phần bên trên thì các chủ thể sẽ được sử dụng lòng đường, vỉa hè trong một khoảng thời gian nhất định.

    Xem thêm: Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép tạm sử dụng vỉa hè

    Căn cứ theo các phân tích được nêu cụ thể bên trên, đối với hành vi buôn bán vỉa hè, khai thác lòng đường vào những mục đích cá nhân, các hành vi đó gây ảnh hưởng và cản trở đến người hay đến giao thông hay các hoạt động bình thường khác thì các hành vi đó sẽ bị coi là hành vi lấn chiếm lòng đường. Lấn chiếm lòng lề đường là một hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.

    3. Mức xử phạt đối với hành vi ;ấn chiếm vỉa hè để làm nơi kinh doanh:

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nội dung cụ thể như sau:

    Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các chủ thể là những cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các tổ chức khi các cá nhân hay tổ chức đó thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    – Các cá nhân hay tổ chức bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    – Các cá nhân hay tổ chức đã phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

    Bên cạnh đó thì tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nội dung cụ thể như sau:

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể là những cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với các tổ chức khi các cá nhân hay tổ chức đó thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    – Các cá nhân hay tổ chức đã dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

    Xem thêm: Để vật liệu xây dựng lấn chiếm vỉa hè

    – Các cá nhân hay tổ chức đã sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa đối với các loại phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; thực hiện việc xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, ngoại trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ.

    – Các cá nhân hay tổ chức đã chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 để nhằm mục đích làm nơi trông, giữ xe.

    – Các cá nhân hay tổ chức đã chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

    Như vậy, ta nhận thấy rằng, căn cứ theo quy định của pháp luật, đối với hành vi các chủ thể thực hiện việc buôn bán lấn chiếm vỉa hè có thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các cá nhân, và phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức. Bên cạnh đó thì pháp luật cũng quy định đối với hành vi các chủ thể lấn sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để nhằm các mục đích cụ thể như: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa đối với các phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc các chủ thể thực hiện các hoạt động khác mà các hoạt động đó gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, và cũng có thể bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

    Xem thêm: Xử phạt hành vi bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè và lòng đường

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: phamthithutra

    Chức vụ: Đang cập nhật ...

    Lĩnh vực tư vấn: Đang cập nhật ...

    Trình độ đào tạo: Đang cập nhật ...

    Số năm kinh nghiệm thực tế: Đang cập nhật ...

    Tổng số bài viết: 81 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Lấn chiếm vỉa hè

    Sử dụng lòng đường trái phép


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Xử phạt hành vi bán hàng rong, lấn chiếm vỉa hè và lòng đường

    Quy định về hoạt động sử dụng đường phố? Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?

    Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè

    Tôi có bày một số đồ dùng tôi bày ở vỉa hè. Cảnh sát trật tự đến lập biên bản và xử phạt hành chính đối với tôi. Tôi muốn hỏi cảnh sát làm như vậy có đúng không và họ căn cứ vào đâu để xử phạt tôi?

    Thế nào là vỉa hè và lòng đường đô thị? Sử dụng sao cho đúng?

    Thế nào là vỉa hè và lòng đường đô thị? Vỉa hè và lòng đường đô thị được dịch với ten tiếng Anh là gì? Sử dụng vỉa hè và lòng đường đô thị sao cho đúng?

    Quy định về để xe trên hè phố? Mức xử phạt khi lấn chiếm vỉa hè?

    Quy định về để xe ở vỉa hè như thế nào là đúng, phần chừa ra là bao nhiêu? Nếu lấn chiếm vỉa hè để dựng xe thì sẽ bị xử phạt thế nào?

    Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép tạm sử dụng vỉa hè

    Quy định về tạm sử dụng vỉa hè? Hồ sơ và thủ tục cấp giấy phép tạm sử dụng vỉa hè? Xử phạt vi phạm về sử dụng vỉa hè trái phép?

    Để vật liệu xây dựng lấn chiếm vỉa hè

    Để vật liệu xây dựng lấn chiếm vỉa hè. Mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè chứa vật liệu xây dựng.

    Lấn chiếm vỉa hè làm chỗ gửi xe

    Lấn chiếm vỉa hè làm chỗ gửi xe. Quán cafe lấn chiếm một phần vỉa hè làm bãi gửi xe cho khách có bị xử phạt không?

    Lấn chiếm vỉa hè kinh doanh dịch vụ ăn uống

    Lấn chiếm vỉa hè kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xử lý hành vi lấn chiếm lòng đường đô thị.

    Xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè và gây tiếng ồn trong khu dân cư

    Xử phạt hành vi lấn chiếm vỉa hè và gây tiếng ồn trong khu dân cư. Xử lý người lấn chiếm vỉa hè mở quán trả đá và gây ồn ào cho khu dân cư.

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tuyên Quang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tuyên Quang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tuyên Quang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Trà Vinh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trà Vinh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trà Vinh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tiền Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tiền Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tiền Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Long? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Long ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Long?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Phúc? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Phúc ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Phúc?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Yên Bái

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Yên Bái ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Yên Bái? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Yên Bái ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Yên Bái?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thanh Hóa

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thanh Hóa ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hóa? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thanh Hóa ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thanh Hóa?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Nguyên

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Nguyên ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thái Nguyên? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Nguyên ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thái Nguyên?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tây Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tây Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tây Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tây Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tây Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Sơn La? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Sơn La ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Sơn La?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Trị

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Trị ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Trị? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Trị?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ngãi

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ngãi ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ngãi? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Ngãi ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Ngãi?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Nam? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Nam ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Nam?

    Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay kèm hướng dẫn thủ tục

    Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay là gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay để làm gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay? Thủ tục ly hôn đơn phương?

    Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay kèm hướng dẫn chi tiết

    Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay là gì? Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay để làm gì? Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay?

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần mới nhất

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần? Một số vấn đề liên quan về giấy chứng nhận góp vốn? Những đối tượng có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp?

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH mới nhất

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá