Pháp luật luôn có những quy chế bảo vệ quyền tài sản của mỗi cá nhân. Nhà nước ban hành những chế tài xử lý rất chặt chẽ đối với những hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác. Vậy sử dụng trái phép tài sản là gì? Tội sử dụng trái phép tài sản bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng trái phép tài sản là gì?
Tài sản theo quy định tại Điều 105 của
– Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
– Bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Mỗi người đều có quyền với tài sản của mình, bao gồm quyền sử dụng, quyền định đoạt và chiếm hữu. Hành vi sử dụng trái phép tài sản về bản chất đã và đang xâm phạm đến các quyền đó của chủ sở hữu hợp pháp tài sản.
Sử dụng trái phép tài sản được hiểu là hành vi sử dụng tài sản của người khác khi không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản. Trên thực tế hiện nay, trong cuộc sống hàng ngày có thể dễ dàng nhận thấy các hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác như:
– Khi được chuyển khoản nhầm mà lấy tiền đó đi tiêu và không trả lại cho chủ sở hữu số tiền đó.
– Nhân viên thu ngân giữ tiền của công ty để yêu cầu khấu trừ vào tiền lương khi công ty không đồng ý…
2. Tội sử dụng trái phép tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự:
Hiện nay, tội sử dụng tài sản trái phép được quy định tại Điều 177
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Đối với hành vi sử dụng tài sản trái phép của người khác trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng với mục đích vụ lợi, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về chính hành vi này hoặc trước đây đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà hiện tại còn vi phạm; hoặc trường hợp tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 219 và Điều 220 của Bộ luật Hình sự.
– Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Tài sản sử dụng trái phép trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
+ Tài sản đó là bảo vật quốc gia.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Hành vi sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phân tích cấu thành tội phạm đối với Tội sử dụng trái phép tài sản:
Về khách thể của tội phạm:
Hành vi sử dụng trái phép tài sản đã xâm phạm đến quyền sử dụng tài sản, quyền chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Trong đó:
Quyền sử dụng tài sản được hiểu là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Đối với chủ sở hữu hoàn toàn có quyền được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Quyền chiếm hữu tài sản là chủ sở hữu hoàn toàn có quyền thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ; chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Về mặt khách quan của tội phạm:
– Hành vi khách quan: là hành vi sử dụng tài sản của người khác vì động cơ vụ lợi cá nhân riêng. Hành vi sử dụng ở đây được hiểu người phạm tội không có quyền sử dụng đối với tài sản đó nhưng tự ý khai thác giá trị sử dụng của tài sản.
Hành vi sử dụng tài sản trái phép khác với hành vi chiếm đoạt tài sản trái phép. Hành vi sử dụng chỉ với mục đích nhằm khai thác giá trị sử dụng của tài sản trong một thời gian nhất định và sau đó sẽ trả lại tài sản cho chủ sở hữu, không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
– Hậu quả: hậu quả là dấu hiệu không bắt buộc của tội sử dụng trái phép tài sản. Bộ luật Hình sự chỉ đề cập đến giá trị của tài sản bị sử dụng trái phép. Cụ thể:
+ Giá trị tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng: bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
+ Giá trị tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
+ Giá trị tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên: phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Về chủ thể của tội phạm:
Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Như vậy, chủ thể thực hiện tội sử dụng trái phép tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Về mặt chủ quan của tội phạm:
– Yếu tố lỗi: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp là người phạm tội nhận thức rõ hành vi sử dụng tài sản đó là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc lỗi cố ý gián tiếp tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
– Động cơ phạm tội: người thực hiện việc sử dụng trái phép tài sản là vì mục đích vụ lợi cá nhân, có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Và động cơ là dấu hiệu bắt buộc của tội sử dụng tài sản trái phép, nếu như không chứng minh được người phạm tội có động cơ vì vụ lợi thì chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm này.
3. Hướng dẫn tố cáo hành vi sử dụng trái phép tài sản của mình:
– Chủ sở hữu tài sản khi phát hiện người khác sử dụng tài sản của mình khi chưa có sự đồng ý thì có thể thu thập chứng cứ và sau đó làm đơn tố cáo hành vi sử dụng tài sản trái phép; kèm theo đơn là Giấy tờ tùy thân (bản sao gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân); ngoài ra bao gồm những tài liệu, chứng cứ kèm theo.
– Nơi tiếp nhận đơn tố cáo là
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….. ngày ….tháng …..năm ….
ĐƠN TỐ CÁO
(Về …. của ……)
Kính gửi: CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN ……
Tôi tên là: ………
Sinh ngày: ………
CMND/CCCD số: ………
Ngày cấp: …./…../……. Nơi cấp:……….
Hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại: ……
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Ông/bà: …… Sinh ngày: ……
CMND/CCCD số: ……
Ngày cấp: ……Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại: ………
Vì ông/bà …… đã có hành vi sử dụng trái phép tài sản của tôi gồm………
Sự việc cụ thể như sau:……
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ông/bà ……đã có hành vi gian dối lợi dụng niềm tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản nói trên.
Qua thủ đoạn và hành vi như trên, ông/bà ….. đã chiếm đoạt là có giá trị là ………triệu đồng của tôi.
Hành vi của ông/bà ……. có dấu hiệu phạm tội “…….” – quy định của Bộ luật Hình sự tại khoản … Điều …. Tội ……. Cụ thể được quy định như sau:
“1.…..…”
“2.…..…”
“3.…..…”
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo ông/bà …… Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông/bà ……. về hành vi ………
– Buộc ông/bà ………phải trả lại tiền cho tôi.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–
–