Khi thực hiện hành vi phạm tội có sử dụng các thủ đoạn nguy hiểm hay thủ đoạn nguy hiểm khác để đạt được mục đích phạm tội được xem là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Vậy sử dụng thủ đoạn nguy hiểm là gì? Dùng thủ đoạn nguy hiểm khác là gì?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng thủ đoạn nguy hiểm là gì?
Dùng thủ đoạn nguy hiểm trong Bộ luật hình sự được hiểu là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người khác hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng khác để chiếm đoạt tài sản hoặc nhằm che giấu tội phạm.
Hành vi dùng thủ đoạn nguy hiểm là một trong các hành vi tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với Tội cướp giật tài sản (quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 171,
2. Quan điểm về thủ đoạn nguy hiểm trong cướp giật tài sản:
Sử dụng thủ đoạn nguy hiểm về tội cướp giật tài sản được hướng dẫn tại Mục 5 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP có quy định như sau: Dùng thủ đoạn nguy hiểm trong tội cướp giật tài sản là dùng thủ đoạn để cướp giật tài sản mà gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác như dùng xe mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản; cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy, căng dây ngang đường khi thấy người đang điều khiển xe máy để cướp giật tài sản, … Cần lưu ý là trong trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn nguy hiểm để cướp giật tài sản mà gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bị hại, thì theo tinh thần của thông tư hướng dẫn phải áp dụng cả hai tình tiết định khung hình phạt dùng thủ đoạn nguy hiểm và các tình tiết khác quy định tại khoản 2 Điều 171 BLHS năm 2015 như có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, hành hung để tẩu thoát, gây thương tích hoặc gây tổn thương cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%, phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, …
Hiện nay, Thông tư liên tịch số 02/2001 đã hết hiệu lực pháp luật từ ngày 08/10/2021, và chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau về hướng dẫn trên, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, cướp giật tài sản của người khác mà “dùng thủ đoạn nguy hiểm” được hiểu là người phạm tội dùng xe mô tô, xe máy để thực hiện hành vi cướp giật tài sản bất kể khi người bị cướp giật đang đi bộ hay đi mô tô, xe máy hoặc người phạm tội đi bộ nhưng người thực hiện hành vi cướp của người đang đi mô tô, xe máy.
Quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ áp dụng tình tiết “dùng thủ đoạn nguy hiểm” với tội cướp giật tài sản khi người thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người đang sử dụng phương tiện mô tô hoặc xe máy hoặc người cướp tài sản sử dụng mô tô hoặc xe máy cướp giật của người đang đi bộ và phải gây ra hậu quả hoặc có nguy cơ thực tế gây ra hậu quả nguy hiểm cho tính mạng sức khoẻ của người bị hại. Trường hợp nếu người phạm tội cho dù có dùng mô tô hoặc xe máy cướp giật của người đi bộ hay người đi mô tô, xe máy mà không gây ra hậu quả nguy hiểm cho họ như làm họ ngã hay có thương tích gì thì tính nguy hiểm không cao và không áp dụng tình tiết định khung này.
Cách hiểu theo quan điểm thứ hai không thực sự phù hợp với tình thần của Thông tư liên tịch số 02/2001. Bởi lẽ, tình tiết tăng nặng quy định “dùng thủ đoạn nguy hiểm” đã được quy định tại Thông tư liên tịch 02/2001 là dùng mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản; cướp giật tài sản của người đang đi mô tô, xe máy… Như vậy, thứ nhất việc dùng mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản có nghĩa là người phạm tội sử dụng mô tô, xe máy để thực hiện hành vi cướp giật tài sản của người khác bất kể người đó đang sử dụng bất kì phương tiện nào khác hoặc đi bộ. Thứ hai, cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy tức là nếu người phạm tội đi bộ mà cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy cũng được coi là dùng thủ đoạn nguy hiểm và phải áp dụng tình tiết này.
Hơn nữa, cấu thành cơ bản của tội cướp giật tài sản tại Điều 171
Theo đó, quan điểm thứ nhất là phù hợp bởi thủ đoạn của người phạm tội dùng mô tô, xe máy để cướp giật tài sản của người đang điều khiển mô tô, xe máy hoặc đi bộ hoặc người phạm tội đi bộ mà có hành vi cướp giật tài sản của người đang đi mô tô, xe máy thực tế đều sẽ gây nguy hiểm hoặc có nguy cơ cao gây nguy hiểm cho người bị hại.
3. Dùng thủ đoạn nguy hiểm khác là gì?
Dùng thủ đoạn nguy hiểm khác cũng được xem là hành vi tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội cướp tài sản (Điểm d Khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điểm c Khoản 2 Điều 169 Bộ luật hình sự năm 2015), Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (và tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu ( Điểm d Khoản 2 Điều 178 Bộ Luật Hình sự năm 2015), Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điểm b Khoản 2 Điều 282 Bộ Luật Hình sự năm 2015), Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu ( Điểm a Khoản 2 Điều 384, Bộ Luật Hình sự năm 2015). Cụ thể:
Theo tinh thần tại Mục 5.1, 5.2 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP hướng dẫn việc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác đối với tội cướp tài sản và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như sau:
3.1. Thủ đoạn nguy hiểm với tội cướp tài sản:
Thủ đoạn nguy hiểm với tội cướp tài sản là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để tác động vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và hành vi khác để thực hiện việc cướp tài sản của người khác, người phạm tội còn có thể dùng các thủ đoạn gây nguy hiểm khác đối với người bị tấn công hoặc những người khác để chiếm đoạt tài sản như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ; Dìm nạn nhân xuống nước; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi mô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản… Tính nguy hiểm của thủ đoạn này phụ thuộc vào phương thức người phạm tội thực hiện tội phạm, làm cho người bị tấn công lâm vào trạng thái không thể chống cự, vẫn còn nhận thức mà không thể phản kháng để người phạm tội chiếm đoạt được tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.
3.2. Thủ đoạn nguy hiểm với tội bắt cóc:
Thủ đoạn nguy hiểm với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là ngoài các trường hợp người phạm tội sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội còn có thể dùng thủ đoạn khác gây nguy hiểm đối với người bị bắt làm con tin hoặc những người khác chẳng hạn như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân hoặc cố tình đầu độc người bị bắt làm con tin để việc thực hiện bắt cóc được dễ dàng hơn; nhốt người bị bắt làm con tin vào nơi nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người đó, cũng có thể đầu độc những người khác để họ không thể cản trở được việc bắt làm con tin của mình, sử dụng những hình thức tác động tinh thần hoặc vật chất ghê rợn cho việc thực hiện hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là liên lạc, …
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.