Hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại được ưa chuộng. Vậy quy định về việc sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại:
- 2 2. Đối tượng nào được pháp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
- 3 3. Hồ sơ, quy trình thực hiện đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
- 4 4. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
- 5 5. Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chơ, triển lãm thương mại:
1. Quy định về sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại:
Căn cứ Điều 25 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định về việc sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại như sau:
– Khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại có quyền chọn tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại và đảm bảo tên hay chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại không trái pháp luật, trái với đạo đức, phong tục, tập quán, thuần phong, mỹ tục của Việt Nam.
– Nếu như việc sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại sử dụng những từ ngữ để quảng bá chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ triển lãm thương mại, các thương nhân hoặc các tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đảm bảo tuân thủ các điều kiện như sau:
+ Chứng minh được uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải đảm bảo phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký.
+ Chứng minh được chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại đảm bảo phải phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký.
2. Đối tượng nào được pháp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
Theo quy định, đối tượng được phép tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm:
– Thương nhân thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại tổ chức hội chợ triển lãm thương mại cho mình.
– Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ triển lãm thương mại.
Khi tiến hành tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân phải đảm bảo nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Nếu như người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có phản ánh về hội chợ, triển lãm thương mại hoặc về hàng hóa trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại thì phải có trách nhiệm giải quyết.
+ Các thông tin liên quan đến việc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, các hoạt động trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm thương mại ngoài hoạt động trưng bày hàng hóa phải được cung cấp đầy đủ.
+ Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ, quy trình thực hiện đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm:
– 01 đơn đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại (theo mẫu số 10).
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật (bản sao không cần chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ nộp đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Cụ thể như sau:
– Đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam: Sở công thương.
– Đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài: Bộ công thương.
Hình thức nộp hồ sơ:
– Nộp hồ sơ trực tiếp, hoặc;
– Nộp hồ sơ qua đường bưu điện, hoặc;
– Nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được đủ hồ sơ của thương nhân, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trả lời xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
Thời gian giải quyết là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Trường hợp không thực hiện xác nhận cho thương nhân tổ chức đăng ký hội chợ, triển lãm thương mại thì cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý: về thời gian thực hiện đăng ký tổ chức hội chơ, triển lãm thương mại như sau:
+ Đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam: thương nhân đăng ký tối đa (sớm nhất) 365 ngày và tối thiểu (chậm nhất) 30 ngày trước ngày khai mạc.
+ Đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài: thương nhân đăng ký tối đa (sớm nhất) 365 ngày và tối thiểu (chậm nhất) 45 ngày trước ngày khai mạc.
Bước 4: Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại gửi văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký và được xác nhận trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.
4. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
Khi thực hiện đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải có những nội dung sau:
– Thông tin của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại gồm tên và địa chỉ.
– Thông tin của hội chợ, triển lãm thương mại gồm tên, chủ đề.
– Quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.
– Thông tin việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại với danh nghĩa của tỉnh, thành phố hoặc danh nghĩa quốc gia Việt Nam.
– Thông tin việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; việc tổ chức cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
5. Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chơ, triển lãm thương mại:
Mẫu số 10
TÊN THƯƠNG NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. | …………, ngày …… tháng ……. năm 20…… |
ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC
HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI
Kính gửi: ………
– Tên thương nhân: …………….
– Địa chỉ trụ sở chính: ………….
Điện thoại: …….Fax:……….. Email: ……………
Mã số thuế: ……………
Người liên hệ:………… Điện thoại: …………
Căn cứ
1. Hội chợ/triển lãm thương mại thứ 1:
– Tên tiếng Việt (tên đầy đủ/viết tắt): ……………..
– Tên tiếng Anh (tên đầy đủ/viết tắt): ……………..
– Thời gian: …………….
– Địa điểm: ………………
– Chủ đề (nếu có): ………………
– Ngành hàng dự kiến tham gia: ……………
– Quy mô dự kiến (Số lượng gian hàng hoặc số doanh nghiệp): …………..
– Việc trưng bày hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật (nếu có)
– Việc tổ chức cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có) ……………
– Việc sử dụng danh nghĩa Quốc gia Việt Nam hoặc danh nghĩa tỉnh, thành phố (nếu có): ………
2. Hội chợ/triển lãm thương mại thứ…
– Tên tiếng Việt (tên đầy đủ/viết tắt): …………..
– Tên tiếng Anh (tên đầy đủ/viết tắt): …………..
– Thời gian: …………
– Địa điểm: …………..
– Chủ đề (nếu có): …………..
– Ngành hàng dự kiến tham gia: ……………
– Quy mô dự kiến (Số lượng gian hàng hoặc số doanh nghiệp): …………..
– Việc trưng bày hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật (nếu có)
– Việc tổ chức cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có) ……………
– Danh nghĩa tỉnh, thành phố (nếu có) ……….
(Tên thương nhân) cam kết thực hiện đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đăng ký trên theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, (tên thương nhân) sẽ báo cáo kết quả thực hiện tới Quý Cục (Sở).
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP |
Hồ sơ gửi kèm:
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc tương đương) có chức năng kinh doanh hội chợ, triển lãm thương mại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 81/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.