Sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng. Tài sản chung của cộng đồng. Quyền sở hữu tài sản chung của cộng đồng.
Sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng. Tài sản chung của cộng đồng. Quyền sở hữu tài sản chung của cộng đồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Xã tôi xây 1 lò đốt rác thủ công để phục vụ cho khu dân cư tại xã. Hiện tại các công dân xã khác ở xã ngoài đem rác vào đổ không đóng góp phí gì như vậy có được đổ không? Và cách xử lý trường hợp này như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp, có thể thấy lò đốt rác thủ công là do xã bạn xây dựng theo sự đồng ý, nhất trí của cộng đồng dân cư tại xã nhằm mục đích xử lý rác và chất thải. Chính vì vậy, lò đốt rác là tài sản thuộc sử hữu chung của cộng động dân cư mà cụ thể ở đây là sở hữu của toàn bộ khu dân cư xã bạn.
Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền sở hữu chung của cộng đồng tại Điều 220. Theo đó "Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, làng, bản, buôn, sóc, cộng đồng tôn giáo và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng".
Về quyền quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản chung cộng đồng, tại khoản 2 Điều 220 Bộ luật dân sự 2005 cũng quy định: " Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán, vì lợi ích của cộng đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội".
Như vậy, lò đốt rác là tài sản thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư do các thành viên cùng nhau đóng góp, xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng. Các thành viên của cộng đồng dân cư xã đều có quyền quản lý, sử dụng và định đoạt đối với lò đốt rác đó. Hành vi các công dân xã khác ở xã ngoài đem rác vào đổ không đóng góp phí khi không được sự đồng ý, cho phép của các thành viên của cộng đồng dân cư xã bạn là hành vi sử dụng bất hợp pháp, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của xã bạn.
>>> Luật sư tư vấn việc sử dụng tài sản sở hữu chung: 1900.6568
Điều 255, Bộ luật dân sự 2005 quy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, theo đó "Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật".
Như vậy chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật. Đại diện cộng đồng dân cư xã có thể yêu cầu buộc các công dân thuộc phạm vi xã lân cận chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu và trả một khoản phí phù hợp vì đã sử dụng tài sản công của xã bạn. Các bên cũng có thể thỏa thuận cho phép các công dân kia sử dụng lò đốt rác và phải trả phí nếu được sự nhất trí của cả cộng đồng dân cư xã bạn. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của toàn thể cộng đồng dân cư ở xã.
Tuy nhiên, trong trường hợp các công dân đó vẫn có hành vi xâm phạm, không chấm dứt theo yêu cầu của xã bạn thì theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.