Sử dụng súng bắn đạn cao su là phạm pháp? Ai được phép sử dụng? Mức xử phạt khi sử dụng súng bắn đạn cao su trái pháp luật.
Trong bảo vệ an ninh quốc gia nói riêng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội nói riêng có thể nói bên cạnh nhân tố con người thì các loại vũ khí, vật liệu nổ hay công cụ hỗ trợ là những loại phương tiện quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy thời gian vừa qua, tình hình tội phạm liên quan đến việc mua bán, vận chuyển, tàng trữ hay sử dụng các loại vũ khí, công cụ này đang ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Theo thống kê sơ bộ, tính từ năm 2017 đến nay, trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm đã phát hiện và xử lý và bắt giữ hàng trăm đối tượng sử dụng trái phép các phương tiện nói trên, đặc biệt là súng bắn đạn cao su. Trước tình trạng này Nhà nước đã ban hành Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ năm 2017 để đảm bảo cho công tác quản lý các loại vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nói riêng được thực hiện hiệu quả hơn.
Luật sư
Theo quy định của luật này, công cụ hỗ trợ nói chung trong đó có súng bắn đạn cao su là một trong những phương tiện được giao cho một số đối tượng nhất định sử dụng trong những trường hợp đặc thù. Vậy, có phải mọi trường hợp sử dụng súng bắn đạn cao su đều bị coi là phạm pháp? Và Ai là người được pháp luật cho phép sử dụng loại công cụ hỗ trợ này?
Thông qua bài viết này, Luật Dương Gia sẽ cùng các bạn trả lời các câu hỏi này trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, từ đó tránh được việc vi phạm những quy định của pháp luật không đáng có.
Mục lục bài viết
1. Những người được phép sử dụng súng bắn đạn cao su?
Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ năm 2017, súng bắn đạn cao su là một trong những loại công cụ hỗ trợ. Theo đó có thể hiểu súng bắn đạn cao su cùng với những loại công cụ khác như súng bắn điện, đạn nhựa, dùi cui, lựu đạn khói, …đều là những loại phương tiện được người được quy định có quyền sử dụng sử dụng khi làm nhiệm vụ hay trong công vụ với mục đích tránh nguy cơ người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả hay trốn chạy. Đồng thời còn nhằm bảo vệ cho những người sử dụng phương tiện hoặc báo hiệu khẩn cấp.
Theo quy định tại Điều 55 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ năm 2017 và hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA, súng bắn đạn cao su nói riêng và công cụ hỗ trợ nói chung là phương tiện được trang bị cho các đối tượng sau đây:
– Những người trong Lưc lượng quân đội, dân quân tự vệ, cảnh sát biển
– Người thuộc lực lượng công an làm việc tại trạm giam, tạm giam, đơn vị nghiệp vụ của Bộ công an, công an các cấp, học viện, trường công an hay các trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác đào tạo, huấn luyện
– Lực lượng trong cơ yếu, trong cơ quan thi hành án dân sự hay cơ quan điều tra trong Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Lực lượng trong các lĩnh vực như kiểm ngư, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường, bảo vệ trừng, chống buôn lậu hay thanh tra chuyên ngành thủy sản.
– Những người làm nhiệm vụ thanh tra của giao thông vận tải, an ninh về hàng không.
– Các lực lượng là người bảo vệ trong các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hay các đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo vệ, bảo vệ dân phố
– Các cơ sở cai nghiện hay nơi đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động.
– Ngoài những đối tượng được nêu ở trên, những người khác muốn được sử dụng súng bắn đạn cao su phải được Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cho phép trên cơ sở tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ của họ.
2. Những trường hợp vi phạm sử dụng súng bắn đạn cao su:
Khi sử dụng súng bắn đạn cao su, người sử dụng súng phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ năm 2017 như sau:
– Súng bắn đạn cao su phải được trang bị đúng thẩm quyền, cho đúng đối tượng và phải bảo đảm các yêu cầu kĩ thuật theo quy định.
– Chỉ những người đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định mới được phép sử dụng súng bắn đạn cao su. Đồng thời khi sử dụng phải đảm bảo đúng quy định, mục đích và hạn chế tối đa về thiệt hại cho tài sản, người và môi trường.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 61 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ năm 2017, người được giao súng bắn đạn cao su phải tuân thủ nguyên tắc như ở trên, đồng thời chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Sử dụng súng bắn đạn trong các trường hợp đảm bảo an ninh trật tự được quy định tại Điều 23 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ năm 2017
– Cần phải ngăn chặn hay giải tán các cuộc biểu tình, bạo loạn hay hành vi gây rối trật tự
– Khi phát hiện người đang ó hành vi đe dọa đến tính mạng hay sức khỏe của người khác hoặc của chính người làm nhiệm vụ.
– Ngăn chặn, giải tán những hành vi chống phá, gây rối trong trại giam, tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở cai nghiện hay trại giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Trong các trường hợp phải phòng vệ chính đáng hay trong tình thế cấp thiết theo quy định
Như vậy, có thể xác định việc sử dụng súng bắn đạn cao su sẽ bị coi là phạm pháp khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người sử dụng súng bắn đạn cao su không phải là người được phép sử dụng mà Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ năm 2017 đã quy định.
– Sử dụng súng bắn đạn cao su với mục đích gây rối trật tự công cộng
– Sử dụng súng bắn đạn cao su trái với quy định của pháp luật hoặc trong trường hợp không có giấy phép
3. Mức xử phạt khi sử dụng súng bắn đạn cao su trái pháp luật:
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp khi sử dụng súng bắn đạn cao su đều được cho phép và được coi là đúng pháp luật. Trong những trường hợp sử dụng súng bắn đạn cao su trái với quy định như đã nêu ở trên thì tùy theo tính chất và mức độ của hành vi, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý về hành chính hoặc xử lý về hình sự, cụ thể như sau:
– Người sử dụng súng bắn đạn cao su trái phép có thể bị xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
– Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng có sử dụng súng bắn đạn cao su, người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt tối đa đến 5 triệu đồng.
– Trường hợp có hành vi sử dụng súng bắn đạn cao su trái quy định hoặc không có giấy phép, người sử dụng bị xử phạt từ 2 triệu đến 4 triệu đồng.
Ngoài việc bị xử phạt về tiền, người thực hiện hành vi còn bị buộc tịch thu về súng bắn đạn cao su đã sử dụng.
Trong trường hợp người có hành vi sử dụng súng bắn đạn cao su đã bị xử lý hành chính mà còn tiếp tục vi phạm có thể đặt ra trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 306 Bộ luật hình sự 2015, Sửa đổi bổ sung năm 2017 với mức hình phạt cao nhất đến 7 năm tù.
4. Xử phạt trong trường hợp sử dụng súng bắn đạn hoa cải:
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn tôi có sử dụng súng bắn đạn hoa cải để đi bắn chim. Luật sư cho tôi hỏi, súng bắn đạn hoa cải có được xem là vũ khí quân dụng hay không? Trong trường hợp của bạn tôi thì có bị xử phạt gì hay không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Trước hết, theo khoản 2, 3 Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì:
Vũ khí quân dụng gồm:
– Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
– Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
– Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
– Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính nắng, tác dụng tương tự.
Theo đó, súng bắn đạn hoa cải được xem là súng tự chế, là loại súng khác có tình năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng. Do đó, súng bắn đạn hoa cải được xem là vũ khí quân dụng.
Theo Khoản 1, 2 điều 5 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 quy định:
“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.
2. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.”
Như vậy, trong trường hợp bạn của bạn sử dụng súng bắn đạn hoa cải là vi phạm pháp luật.
Về vấn đề xử phạt trong vấn đề này:
Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính.
Theo Điều 10,
Thứ hai, xử lý hình sự.
Bộ luật Hình sự quy định cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sẽ bị xử lý như sau:
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị truy tố theo Điều 230 Bộ luật hình sự.
2. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị truy tố theo Điều 232 Bộ luật hình sự.
3. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị truy tố theo Điều 133 Bộ luật hình sự.
4. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị truy tố theo Điều 234 Bộ luật hình sự.
5. Người nào được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị truy tố theo Điều 235 Bộ luật hình sự.
5. Sử dụng súng tự chế có bị khởi tố trách nhiệm hình sự:
Tóm tắt câu hỏi
Luật sư cho em hỏi em chế tạo được một cây súng bắn chim nhưng bị công an bắt được. Họ phạt em 5000000 đến 1000000 triệu đồng. Nhưng mà em không có tiền công an bảo em nếu vậy sẽ phải đi tù hai năm. Xin hỏi luật sư em nên làm thế nào?
Luật sư tư vấn:
Đầu tiên, xin nói về hành vi sử dụng súng bắn chim tự chế của bạn. Ta phải xác định theo
Với những quy định này ta có thể căn cứ xác định việc bạn sử dụng vũ khí cần phải thông báo và xin phép với cơ quan quản lí Nhà nước.
Theo Điều 10,
Luật sư
Như vậy, với hành vi chế tạo và sử dụng súng săn trái phép thì bạn sẽ bị xử lí hành chính theo đúng quy định tại
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 230,
“1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm”.
Mà theo khoản 2, Điều 3,
“a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên,súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng”.
Nếu súng của anh thuộc vũ khí không thuộc danh mục do Chính phủ ban hành nhưng có tác dụng tương tự thì vẫn sẽ xác định là vũ khí quân dụng và việc chế tạo có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 230, Bộ luật hình sự