Xét theo pháp luật quốc tế hiện đại và pháp luật quốc tế cổ điển thì yêu sách đường 09 đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở, không có giá trị pháp lý và không được quốc gia nào chấp nhận. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì hành vi sử dụng, phổ biến bản đồ "đường lưỡi bò" có thể bị phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng, phổ biến bản đồ đường lưỡi bò bị phạt thế nào?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng và phổ biến bản đồ đường lưỡi bò. Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 119/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực bưu chính, viễn thông và báo chí, xuất bản), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về trình bày, minh họa xuất bản phẩm, vi phạm quy định của pháp luật về việc ghi thông tin phải ghi trên xuất bản phẩm. Theo đó:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi ghi thông tin không đúng vị trí, hoặc có hành vi ghi không đầy đủ thông tin bắt buộc phải ghi trên xuất bản phẩm đối với từng tên xuất bản phẩm;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi ghi sai thông tin bắt buộc phải ghi trên xuất bản phẩm đối với từng tên xuất bản phẩm nhất định;
+ Có hành vi không ghi sách chuyên quảng cáo trên bìa đối với các loại sách chuyên về quảng cáo, mức xử phạt được áp dụng đối với từng tên xuất bản phẩm nhất định;
+ Có hành vi sử dụng hình ảnh trẻ em trái quy định của pháp luật để minh họa trên các loại xuất bản phẩm khác nhau tuy nhiên không nhận được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó theo quy định của pháp luật đối với những đối tượng được xác định là trẻ em trong độ tuổi dưới 07 tuổi, hoặc khi không có sự đồng ý của trẻ em và của cha mẹ/người giám hộ của trẻ em đó theo quy định của pháp luật trong trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên đối với từng tên xuất bản phẩm nhất định.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi sử dụng hình ảnh, sử dụng hình vẽ, sử dụng ký hiệu, ký tự để trình bày, nhằm mục đích minh họa xuất bản phẩm, gây ra phản cảm/không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam đối với từng tên xuất bản phẩm;
+ Có hành vi sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam để trình bày, minh họa trên xuất bản phẩm, tuy nhiên hình ảnh đó thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia đối với từng tên xuất bản phẩm nhất định.
Theo đó thì có thể nói, hành vi sử dụng và phổ biến bản đồ “đường lưỡi bò” – đây là một trong những hình ảnh thể hiện sai chủ quyền dân tộc thì sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Tuy nhiên mức phạt nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền được xác định là gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm, cụ thể là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Thẩm quyền xử phạt hành vi sử dụng, phổ biến bản đồ đường lưỡi bò:
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Nghị định 119/2020/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra, người được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Thông tin và truyền thông. Theo đó:
– Thanh tra viên, người được giao chức năng và nhiệm vụ thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đang trong quá trình thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 1.000.000 đồng, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Sở thông tin và Truyền thông, trưởng đoàn thanh tra Thông tin và Truyền thông cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra Cục báo chí, Cục phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục xuất bản và Phát hành có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị lên đến 100.000.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Trưởng đoàn thanh tra Bộ thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 140.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Bộ thông tin và Truyền thông, cục trưởng Cục báo chí, cục trưởng Cục phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, cục trưởng Cục xuất bản và Phát hành có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 200.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy, hành vi sử dụng và phổ biến bản đồ đường lưỡi bò là một trong những hành vi vi phạm chủ quyền dân tộc, có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các cá nhân vi phạm. Theo đó, thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này thuộc về: Chánh thanh tra Sở thông tin và truyền thông, trưởng đoàn thanh tra Thông tin và truyền thông cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra Cục báo chí, cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Cục xuất bản và phát hành.
3. Sử dụng, phổ biến bản đồ đường lưỡi bò có là hành vi bị cấm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật đo đạc và bản đồ năm 2018 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ. Bao gồm:
– Hành vi giả mạo, hành vi làm sai lệch các loại số liệu và kết quả trong quá trình đo đạc, trong lĩnh vực bản đồ;
– Có hành vi phá hủy, làm hư hỏng các công trình hạ tầng đo đạc, có hành vi vi phạm quy định về hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc;
– Hoạt động đo đạc và bản đồ khi không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Có hành vi xuất bản, lưu hành các loại sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản các loại bản đồ liên quan đến chủ quyền quốc gia dân tộc tuy nhiên không thể hiện chủ quyền quốc gia/hoặc thể hiện không đúng chủ quyền và biên giới quốc gia;
– Có hành vi cản trở hoạt động đo đạc bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân;
– Có hành vi phát tán, làm lộ thông tin, làm lộ dữ liệu, các loại sản phẩm đo đạc bản đồ thuộc bí mật nhà nước;
– Có hành vi lợi dụng hoạt động đo đạc, lợi dụng quy định của pháp luật về bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Như vậy, hành vi sử dụng, phổ biến bản đồ đường lưỡi bò là hành vi bị cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đo đạc và Bản đồ 2018;
– Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản;
– Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực bưu chính, viễn thông và báo chí, xuất bản.
THAM KHẢO THÊM: