Sử dụng ma túy lần đầu thì bị xử phạt như thế nào? Sử dụng dụng thuốc lắc bị xử phạt như thế nào? Thuê khách sạn sử dụng ma túy xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng ma túy lần đầu sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin có câu hỏi như sau: Em có thằng em 21 tuổi thỉnh thoảng nó lại được bạn bè rủ rê đi chơi KẸO (thuốc lắc), KE. Em rất không hài lòng với những việc làm như vậy của nó. Em đã khuyên ngăn nhưng nó bảo chỉ chơi nốt lần này lần kia. Em viết những dòng này cho em hỏi là: Năm nay là năm 2016, theo như Pháp luật nhà nước Việt Nam thì khi bắt được các đối tượng đang chơi KẸO + KE (bắt tại trận đối tượng đang sử dụng chất ma tuý) lần đầu. Thì HÌNH PHẠT sẽ là như thế nào ạ? Cám ơn Luật Sư đã đọc câu hỏi của em. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ Luật Sư ạ ! Nếu có thể mong Luật Sư gửi vào gmail cho em ạ!?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Nghị đinh 82/2013/NĐ-CP của chính phủ ban hành về danh mục các chất ma túy và tiền chất thì thuốc lắc (MDMA) thuộc danh mục I các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội.
Theo đó, Thuốc lắc hay ecstasy, tên khoa học là MethyleneDioxyMethamphetAmine (tắt: MDMA), là một dạng ma túy được chế tạo tổng hợp. Chúng có tác dụng kích thích nhất thời hệ thống thần kinh trung ương gây hưng phấn và ảo giác hoang tưởng. Do vậy chúng còn gọi là “các chất loạn thần”, “ma tuý điên”, ” ma tuý bạo lực”.
Các tội phạm ma túy không quy định về người sử dụng ma túy nên trong trường hợp này em bạn không phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, em bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 21,
2. Quy định về lấy lời khai của người bị tạm giữ trong vụ án ma túy:
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi việc lấy lời khai người bị tạm giữ về hành vi mua bán trái phép chất ma túy có bắt buộc phải điều tra viên tiến hành không? Quy định tại văn bản cụ thể nào? xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ. Cần phân biệt người bị giữ với người bị tạm giữ, người bị tạm giữ là người bị giữ đã có quyết định tạm giữ.
Căn cứ theo Điều 114. Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 37 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì Người có thẩm quyền lấy lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm: Điều tra viên; cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Kiểm sát viên. Người có thẩm quyền lấy lời khai của người bị tạm giữ gồm: Điều tra viên; cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Thẩm quyền này không bị ảnh hưởng bởi việc người bị tạm giữ bị tạm giữ vì bất kì tội danh nào. Như vậy, việc lấy lời khai người bị tạm giữ về hành vi mua bán trái phép chất ma túy không bắt buộc phải điều tra viên tiến hành.
3. Chủ quán có bị xử phạt khi khách hàng sử dụng ma túy trong quán?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Nhà tôi có mở một quán cafe chồi lá đã được cắt mái lên cao khoản 1,50m. Có một ngày có một cặp nam nữ vào chồi gọi nước rồi sau đó cán bộ công an ma tuý của huyện sập vào kiểm tra phát hiện người phụ nữ đang sử dụng ma tuý đá. Vậy tôi có bị xử phạt vi phạm hành chính không? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải đảm bảo nguyên tắc theo Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Như vậy, để xem xét bạn có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chứng minh người đó có hành vi có lỗi đối với vi phạm hành chính đó. Việc người khác vào cửa hàng kinh doanh của bạn phải được xác định bạn có buộc phải biết về hành vi sử dụng trái phép của người sử dụng ma túy hay không.
Nếu chứng minh được bạn biết và vẫn để cho người khác sử dụng chỗ của mình để sử dụng trái phép chất ma túy thì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Với hành vi này của bạn nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định được bạn có hành vi để người khác lợi dụng cửa hàng của bạn để sử dụng trái phép chất ma túy thì bạn sẽ bị phạt từ 5 triệu – 10 triệu đồng.
4. Thuê khách sạn sử dụng ma túy xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Vào khách sạn mướn phòng va sử dụng ma túy với bạn bi bắt quả tang thì bị tội gì… có bị tội ko xin tư vấn giúp…. và khi bị vu oan tội thì phải làm sao? Xin tư vấn?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin mà bạn trình, bạn vào khách sạn mướn phòng và sử dụng ma túy với bạn bị bắt quả tang. Theo đó, xảy ra hai trường hợp để xử lý đối với hành vi của bạn:
Trường hợp 1: Đối với việc xử lý hình sự thì cần phải thỏa mãn các hành vi quy định tại Điều 256
“Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” là hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy.
“Có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy” là trường hợp người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc do mình quản lý, biết người khác (không phải là ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của mình) là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, tuy không cho họ thuê, mượn địa điểm, nhưng lại để mặc cho họ hai lần sử dụng trái phép chất ma túy trở lên hoặc để mặc cho nhiều người sử dụng trái phép chất ma túy.
Khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy cần phân biệt: Người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa điểm đó không phải để họ sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy, mà dùng địa điểm đó để đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” quy định tại Điều 255 BLHS.
Trường hợp 2: Xử lý hành chính (được đặt ra khi không đủ yếu cấu thành tội phạm tại Điều 256 Bộ luật hình sự 2015). Việc xử lý hành chính bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy nêu trên.
Đối với việc người khác vu oan cho bạn, theo quy định của pháp luật cụ thể là