Sử dụng hợp đồng thế chấp cũ để thực hiện nghĩa vụ vay mới có được không? Xóa đăng ký thế chấp, quy định về xóa thế chấp.
Sử dụng hợp đồng thế chấp cũ để thực hiện nghĩa vụ vay mới có được không? Xóa đăng ký thế chấp, quy định về xóa thế chấp.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi công ty Luật Dương Gia một trường hợp sau: Ngày 01/02/2015 khách hàng A vay tiền ngân hàng và hai bên cùng ký các hợp đồng bảo đảm tiền vay, ngày 20/01/2016 khách hàng đã trả hết nợ cho ngân hàng nhưng 2 bên không tiến hành xóa đăng ký thế chấp tài sản. Tháng 4 năm 2016 khách hàng A lại tới ngân hàng vay tiền và muốn sử dụng lại hợp đồng thế chấp đã đăng ký giao dịch đảm bảo cũ để đảm bảo cho nghĩa vụ mới với số tiền bằng lần vay trước. Tôi xin được hỏi như vậy có được không và nếu được thì có phải thực hiện thủ tục gì với cơ quan đăng ký thế chấp không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 13 Nghị định 83/2010/NĐ-CP quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm quy định về các trường hợp xóa đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:
“Điều 13. Các trường hợp xóa đăng ký giao dịch bảo đảm
1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
b) Hủy bỏ hoặc thay thế giao dịch bảo đảm đã đăng ký bằng giao dịch bảo đảm khác;
c) Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
d) Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
đ) Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ giao dịch bảo đảm, tuyên bố giao dịch bảo đảm vô hiệu, đơn phương chấm dứt giao dịch bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt giao dịch bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
g) Theo thỏa thuận của các bên.
2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì khi yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký trước đó.”
Theo như thông tin bạn cung cấp, cho dù khách hàng A đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với phía ngân hàng nhưng hai bên không tiến hành xóa đăng ký tài sản thế chấp. Bạn cần hiểu rằng, trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm đã được thực hiện thì bên yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm có nghĩa vụ xóa đăng ký giao dịch bảo đảm để đảm bảo quyền lợi của bên bảo đảm. Trong trường hợp bên bảo đảm và bên yêu cầu bảo đảm thỏa thuận hoặc về việc không xóa đăng ký, nghĩa là bên bảo đảm chấp nhận những rủi ro, hạn chế do việc không xóa đăng ký tài sản bảo đảm đem lại, và pháp luật thừa nhận thỏa thuận của hai bên. Như vậy, trong trường hợp này, việc hai bên thỏa thuận không xóa đăng ký không trái với quy định của pháp luật, do đó về mặt pháp lý thì tài sản bảo đảm vẫn đang được thừa nhận là đối tượng của một giao dịch bảo đảm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Pháp luật dân sự luôn tôn trọng nguyên tắc tự thỏa thuận nên nếu hai bên thỏa thuận tiếp tục sử dụng hợp đồng thế chấp đã đăng ký giao dịch đảm bảo cũ để đảm bảo cho nghĩa vụ mới với số tiền bằng lần vay trước được pháp luật công nhận. Về bản chất, do hợp đồng vay cũ chưa được tiến hành giải chấp nên việc khách hàng muốn sử dụng tài sản đã dùng để thế chấp để bảo đảm cho hợp đồng vay mới là bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm. Vấn đề này được quy định tại Điều 33 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp với quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất:
“Điều 33. Trình tự thực hiện đăng ký thế chấp trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm
1. Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng thế chấp mới, có hiệu lực độc lập với hợp đồng thế chấp đã đăng ký trước đó thì người yêu cầu đăng ký thực hiện đăng ký thế chấp mới và không phải xóa đăng ký thế chấp trước đó.
2. Trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà các bên ký kết hợp đồng thế chấp mới thay thế hợp đồng thế chấp đã đăng ký thì người yêu cầu đăng ký nộp một (01) bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp và một (01) bộ hồ sơ đăng ký thế chấp mới để thực hiện đồng thời thủ tục xóa đăng ký thế chấp trước đó và thủ tục đăng ký thế chấp mới.
3. Các bên không phải thực hiện đăng ký thay đổi đối với trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm nếu đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
a) Trong hợp đồng thế chấp đã đăng ký có Điều Khoản về việc thế chấp tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ sẽ phát sinh trong tương lai;
b) Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm nhưng không bổ sung tài sản bảo đảm;
c) Các bên chỉ ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hoặc ký
Như vậy,trong trường hợp của bạn, khách hàng A và Ngân hàng có thể tiếp tục ký hợp đồng vay mới mà không cần phải đăng ký thay đổi đối với giao dịch bảo đảm nếu thỏa mãn đồng thời 03 điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 33 nêu trên.