Hành vi người tham gia giao thông sử dụng giấy phép lái xe giả là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy trường hợp sử dụng giấy phép lái xe giả gây tai nạn có bị đi tù không?
Mục lục bài viết
1. Sử dụng giấy phép lái xe giả gây tai nạn có bị đi tù không?
Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, tùy vào hành vi vi phạm và mức độ thiệt hại mà người gây tai nạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể các mức như sau:
* Mức phạt áp dụng từ tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm gây thiệt hại như sau:
– Làm chết người.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
– Tài sản bị thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
* Bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
– Không có giấy phép lái xe theo quy định.
– Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
– Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.
– Gây hậu quả làm chết 02 người.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
– Tài sản bị thiệt hại từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.
* Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
– Hậu quả làm chết 03 người trở lên.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
– Tài sản bị thiệt hại từ 1,5 tỷ đồng trở lên.
* Áp dụng phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
Dừng xe, đỗ xe trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả sau:
– Hậu quả làm chết 03 người trở lên.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
– Tài sản bị thiệt hại từ 1,5 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo quy định trên, đối tượng tham gia giao thông nhưng sử dụng giấy phép lái xe giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức xử phạt từ 03 năm đến 10 năm.
2. Hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ Điều 21
– Hành vi không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa: sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng (áp dụng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô).
– Hành vi không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa: bị phạt tiền mức từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng (áp dụng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh).
– Hành vi không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa: bị xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng (áp dụng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô).
Khi sử dụng Giấy phép lái xe giả thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt tiền từ mức 1 triệu đồng đến 12 triệu đồng tùy thuộc vào từng loại xe. Ngoài ra, khi bị phát hiện là giấy phép lái xe giả thì người điều khiển phương tiện giao thông còn bị buộc tịch thu giấy phép lái xe giả đó theo quy định của pháp luật.
3. Người làm ra giấy phép lái xe giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi sản xuất giấy tờ giả nói chung và giấy phép lái xe giả nói riêng là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này tùy theo mức độ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm: người nào thực hiện hành vi làm giả giấy phép lái xe giả để thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
+ Thực hiện hành vi có tổ chức.
+ Thực hiện hành vi phạm tội từ 02 lần trở lên.
+ Hành vi làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác.
+ Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
+ Thực hiện hành vi phạm tội có thu lợi bất chính từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Hành vi làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên.
+ Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Hành vi phạm tội và có thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên.
– Ngoài ra, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội còn bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
4. Sử dụng giấy phép lái xe giả gây tai nạn bồi thường như thế nào?
Theo quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Bộ luật dân sự năm 2015, khi có thiệt hại xảy ra phải chịu trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại kịp thời và toàn bộ.
Mức bồi thường thiệt hại sẽ ưu tiên sự thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ khởi kiện ra Tòa án để giải quyết, khi đó mức bồi thường sẽ được xác định dựa trên những cơ sở sau:
– Nếu như phải vào viện thực hiện cứu chữa thì phải chi trả cho những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
– Nếu như người chết có con dưới 18 tuổi đang phải nuôi dưỡng hoặc những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải chi trả một khoản tiền cấp dưỡng.
– Các khoản thiệt hại khác nếu có.
Trường hợp nếu như lỗi của vụ tai nạn thuộc hoàn toàn về bên bị nạn thì theo quy định người điều khiển xe là người sử dụng hoặc chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ sẽ không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp: thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật dân sự 2015.
Bộ luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13.
Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ.
Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.