Sử dụng giấy đăng ký xe photo công chứng khi tham gia giao thông có vi phạm không? Xe mua trả góp, ngân hàng giữ giấy tờ gốc. Sử dụng đăng ký xe photo công chứng đi đường có sao không?
Giấy đăng ký xe là giấy tờ để xác minh những xe vi phạm có chính chủ hay không, cũng là giấy tờ để cơ quan chức năng sử dụng nó để xác minh chủ xe khi xảy ra tai nạn và gây tai nạn khi lưu thông , với những chiếc xe bị mất cắp hoặc bị thay đổi số khung, số sườn. Giấy đăng ký xe ghi rõ những thông tin nhất định của chiếc xe đó, là giấy tờ bắt buộc phải có khi tham gia giao thông.
Mục lục bài viết
1. Các loại giấy tờ khi người lái xe điều khiển phương tiện cần phải mang theo:
Theo Điều 58
“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới”.
Khi điều khiển phương tiện giao thông thì người điều khiển phải có các giấy tờ sau: Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới, quy định tại điều 59 của Luật này; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, quy định tại Điều 55 của điều Luật này; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Như vậy giấy tờ đăng ký xe là giấy tờ bắt buộc cần phải có khi điều khiển phương tiện giao thông.
Mặt khác để biết sử dụng giấy đăng ký xe photo công chứng có được phép hay không thì Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ như sau:
“Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao
1. Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.
việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì bản sao được chứng thực từ bản chính “có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Với quy định này, có thể hiểu rằng bản sao được chứng thực chỉ có giá trị thay thế bản chính trong các giao dịch dân sự thông thường.Trong quan hệ pháp luật hành chính Nhà nước như việc kiểm tra giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe, cavet xe thì bản sao được chứng thực không đương nhiên dùng để thay thế bản chính; chưa kể trường hợp trong xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền còn được phép giữ giấy tờ (giấy tờ xe) của người vi phạm.
Do vậy với quy định của pháp luật hiện hành, thực tiễn áp dụng pháp luật và phân tích nêu trên, người dân khi ra đường cần phải mang bản chính giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe, cavet xe và xuất trình bản chính các loại giấy tờ này khi có yêu cầu kiểm tra theo quy định. Bản sao có chứng thực của các loại giấy tờ này không có giá trị thay thế bản chính trong trường hợp này và nếu người bị kiểm tra không xuất trình được bản chính, có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên đối với trường hợp khi đăng ký xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng. Căn cứ Công văn 8601/VPCP-CN về việc sử dụng Giấy đăng ký phương tiện tham gia giao thông trong trường hợp thế chấp phương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng quy định:
“1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện”.
Như vậy, trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Mức xử phạt sử dụng giấy đăng ký xe là bản sao có công chứng:
Theo quy định của
+ Với mức phat của Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe“.
Như vậy mức phạt của Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo giấy đăng ký xe sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
+ Với mức xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)”.
Như vậy, mức xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khi không mang theo giấy đăng ký xe là 200.000 đồng đến 400.000 đồng
3. Xe mua trả góp, bị ngân hàng giữ đăng ký xe phải làm sao?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư: Cho em hỏi là em có mua xe trả góp mà bên ngân hàng chỉ đưa cho em giấy đăng ký xe bản photo công chứng mà hiện tại theo quy định ngày 31/5/2017 nếu có vi phạm giao thông thì không được trình giấy đăng ký xe photo công chứng, phải đưa bản gốc cho Công an giao thông. Luật sư cho em hỏi nếu em có mua xe trước khi luật ban ra thì em có thể đưa giấy đăng ký photo công chứng ra khộng ạ vì bản gốc em đang bị bên Ngân hàng giữ nếu không được thì em phải làm sao ạ? Mong luật sư tư vấn cho em. Em cảm ơn ạ?
Luật sư tư vấn:
Bạn nêu bạn mua xe trả góp và phía bên ngân hàng đưa cho bạn giấy đăng ký xe bản photo công chứng. Trong trường hợp này, việc bạn sử dụng bản sao giấy đăng ký xe khi lưu thông đường bộ là vi phạm Luật Giao thông đường bộ 2008. Bởi vì:
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Điều này có nghĩa là khi tham gia giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông phải mang theo đăng ký xe bản chính. Còn giấy đăng ký xe bản photo công chứng không có giá trị thay thế bản gốc giấy đăng ký xe.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 9
“Điều 20a. Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.
Luật sư tư vấn về việc xử phạt khi sử dụng bản sao giấy đăng ký xe: 1900.6568
Điều này có nghĩa là khi bạn thực hiện việc mua xe trả góp tại ngân hàng thì sau khi cho khách hàng vay và làm các thủ tục thế chấp xong phải trao trả cho người thế chấp giấy đăng ký xe bản gốc. Và theo Công văn số 2916/C67-P9 ra ngày 31/5/2017, hướng dẫn Công an các địa phương về việc xử phạt các phương tiện khi lưu thông không có giấy tờ gốc. Theo đó:
“Sau khi có công văn trao đổi thống nhất với Ngân hàng Nhà nước, Cục cảnh sát giao thông hướng dẫn như sau: Đối với những phương tiện thế chấp ngân hàng khi tham gia giao thông thì bên thế chấp (người mua xe) được giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký xe trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực theo đúng quy định tại
Từ các quy định này, khi bạn thực hiện việc mua trả góp tại ngân hàng thì người mua xe sẽ được giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký xe. Việc ngân hàng đưa cho bạn giấy đăng ký xe bản photo công chứng là không đúng. Do đó, việc không mang theo giấy tờ gốc, mà chỉ mang bản sao có xác nhận của ngân hàng thì công an giao thông có quyền xử phạt theo đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp này, bạn có thể quay lại ngân hàng để yêu cầu họ đưa lại bản chính giấy chứng nhận đăng ký xe để tham gia giao thông.