Theo quy định của pháp luật hiện nay, khi đi qua hầm đi bộ, người điều khiển xe phải đảm bảo bật đèn chiếu sáng đúng quy chuẩn. Với hành vi không bật đèn xe trong hầm đường bộ bị xử phạt thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Những lưu ý khi đi qua hầm đường bộ:
- 2 2. Mức xử phạt lỗi không bật đèn xe trong hầm đường bộ:
- 2.1 2.1. Trường hợp đối với ô tô và các loại xe tương tự:
- 2.2 2.2. Trường hợp đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
- 2.3 2.3. Trường hợp đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:
- 2.4 2.4. Trường hợp đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:
- 3 3. Quy trình xử phạt vi phạm hành chính với lỗi không bật đèn xe trong hầm đường bộ:
1. Những lưu ý khi đi qua hầm đường bộ:
Hầm đường bộ hay còn gọi là hầm giao thông hay hầm chui được hiểu là một loại công trình nhằm mục đích vượt qua các địa hình bằng cách chui qua nó.
Hiện nay, ở Việt Nam có một số hầm chui như hầm Hải Vân (hầm xuyên núi), hầm Kim Liên (hầm chui qua đường), hầm Thủ Thiêm (hầm chui sông Sài Gòn),…
Và khi các phương tiện giao thông đi qua hầm cần phải đảm bảo an toàn giao thông vì những đặc thù giao thông riêng. Một số lưu ý mà những người điều khiển giao thông để ý khi đi qua hầm như sau:
Thứ nhất, bật đèn chiếu sáng:
Bởi đặc thù là ở trong hầm nên ánh sáng không được rõ ràng. Mặc dù trong hầm có đèn chiếu sáng nhưng cũng không thể đủ bởi hầm là ở sâu trong lòng đất, bị che chắn nên hiệu ứng ánh sáng muốn rõ ràng rất khó. Do vậy, để bảo đảm tầm nhìn được an toàn, mọi phương tiện đi trong hầm phải chú ý luôn luôn bật đèn chiếu sáng gần.
Thứ hai, khi đi trong hầm thì chạy đúng tốc độ cho phép:
Ở trong hầm chui, ngay đầu hầm sẽ luôn đặt biển báo tốc độ quy định tốc độ giới hạn của từng làn đường.
Do đó, các lái xe nên lưu ý phải chạy xe đúng tốc độ cho phép để bảo đảm an toàn, khi gặp sự cố phát sinh thì mới có thể xử lý kịp thời. Thông thường tốc độ tối đa của ô tô khi vào hầm là 60 km/h, tốc độ tối thiểu là 30 km/h.
Thứ ba, không sử dụng còi xe:
Một trong những điều bất cập khi đi dưới hầm âm thanh khuếch đại rất lớn, do đó nếu bấm còi xe thì tiếng xe sẽ to và ồn hơn rất nhiều và rất dễ làm người khác giật mình. Do đó người lái không được sử dụng còi xe khi đi vào hầm. Trong trường hợp muốn báo hiệu cho xe khác có thể chọn cách dùng đèn.
Thứ tư, đảm bảo giữ khoảng cách an toàn:
Thực tế đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn giao thông liên hoàn xe này đâm xe khác trong hầm đường bộ bởi nguyên nhân không bảo đảm khoảng cách an toàn khi tham gia giao thông. Người điều khiển xe cần đảm bảo chú ý khoảng cách an toàn với xe phía trước. Về nguyên tắc theo quy định của Luật giao thông đường bộ, đối với xe ô tô cần duy trì khoảng cách tối thiểu 30 m với xe phía trước cùng làn.
Khi đảm bảo được khoảng cách an toàn thì người điều khiển xe có thể xử lý được nếu như có sự cố, tình huống bất ngờ xảy ra.
Thứ năm, khi tham gia trong hầm chui lưu ý không được vượt, dừng đỗ hay quay đầu xe, lùi xe:
Theo quy định tham gia giao thông đường bộ trong hầm chui đường bộ, người điều khiển xe đảm bảo không được vượt, dừng dỗ, quay đầu hay lùi xe,… Nếu gặp phải trường hợp dừng khẩn cấp cần phải ra tín hiệu thông báo với các xe khác trong khoảng cách an toàn.
2. Mức xử phạt lỗi không bật đèn xe trong hầm đường bộ:
2.1. Trường hợp đối với ô tô và các loại xe tương tự:
Căn cứ tại điểm r Khoản 3 Điều 5
– Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.
Bên cạnh đó, theo điểm c Khoản 11
2.2. Trường hợp đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Theo quy định tại điểm m Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần sẽ bị xử phạt mức như sau: phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng.
Ngoài ra, theo điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không sử dụng đèn chiếu sáng trong hầm đi bộ mà gây tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
2.3. Trường hợp đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:
Theo quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng sẽ bị xử phạt với mức từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu có hành vi điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng mà gây ra tai nạn còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.
2.4. Trường hợp đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:
Căn cứ quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, đạp điện hay xe thô sơ khác không bật đèn hay vật phát sáng báo hiệu chạy trong hầm đường bộ sẽ bị xử phạt tiền từ 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng.
3. Quy trình xử phạt vi phạm hành chính với lỗi không bật đèn xe trong hầm đường bộ:
Bước 1: Yêu cầu dừng phương tiện.
Bước 2: Chào hỏi:
Đây được coi là một trong những thủ tục bắt buộc của cảnh sát giao thông, thể hiện thái độ kính trọng, đúng mực.
Bước 3: Xuất trình các giấy tờ có liên quan để kiểm tra:
– Khi tiếp nhận được giấy tờ của người dân, cán bộ thực hiện nhiệm vụ sẽ thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát là do không bật đèn chiếu sáng khi tham gia giao thông trong hầm đi bộ.
– Thực hiện kiếm soát giấy tờ bao gồm:
+ Giấy phép lái xe;
+ Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
+ Giấy đăng ký xe;
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định);
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Giải quyết, xử lý vi phạm hành chính:
Trường hợp xử lý không lập biên bản:
– Tiến hành ra
– Sau đó người dân tiến hàng nộp phạt ngay tại chỗ cho người ra Quyết định xử phạt và người xử phạt có trách nhiệm giao cho người dân biên lai thu tiền phạt.
Trường hợp xử lý lập
– Tiến hành lập biên bản đúng quy định;
– Lấy thông tin số điện thoại liên hệ của người vi phạm để xử phạt qua Cổng dịch vụ Công quốc gia;
– Ký biên bản và giao cho người thực hiện hành vi vi phạm giữ một biên bản.
Bước 4: Thực hiện áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm:
– Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông phải quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn nếu nhận thấy cần thiết;
Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì phải lập
Bước 5: Giải quyết xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị:
Thông thường khi nhận được biên bản xử phạt vi phạm hành chính, trong đó người dân sẽ thấy ghi rõ địa điểm đến để giải quyết được hẹn theo ngày giờ trong biên bản.
Khi người vi phạm đến thì tiến hành thủ tục giải quyết:
– Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm.
– Thông báo hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác, kết quả ghi thu được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định.
– Ra
– Trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
-Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.