Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật hình sự

Sử dụng baton để tự vệ có vi phạm pháp luật không?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Tư vấn pháp luật hình sự » Sử dụng baton để tự vệ có vi phạm pháp luật không?
  • 31/05/202031/05/2020
  • bởi Luật gia Dương Tố Như
  • Luật gia Dương Tố Như
    31/05/2020
    Tư vấn pháp luật hình sự
    0

    Sử dụng baton để tự vệ có vi phạm pháp luật không? Khi bị người khác tấn công có được dùng baton để phòng vệ không? Baton có phải vật dụng nguy hiểm cấm không?

    Mục lục

    • 1 1. Khái niệm về công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật
    • 2 2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định
    • 3 3. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ

    Trong thời gian qua, cùng với sự ra đời của Luật vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 và các chế tài xử lý nghiêm minh các hành vi như mua bán, vận chuyển, tang trữ, sử dụng trái phép đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên cả nước đã có sự chuyển biến tích cực và ổn định hơn.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó thực trạng người dân vẫn mang theo bên người các loại công cụ như dùi cui, dao găm, bình xịt hơi cay, baton…nhằm tự vệ đang rất phổ biến. Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người dân chưa nắm bắt được quy định của pháp luật về những loại công cụ nào được coi là công cụ hỗ trợ và những trường hợp nào được phép sử dụng những loại công cụ này.

    Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu các quy định về vấn đề này

    1. Khái niệm về công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật

    Theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 thì Công cụ hỗ trợ được hiểu như sau:

    Thứ nhất, công cụ hỗ trợ bao gồm cả các phương tiện và động vật nghiệp vụ được sử dụng khi thi hành công vụ nhằm các mục đích sau:

    – Sử dụng nhằm hạn chế và ngăn chặn việc chống trả, trốn chạy của người có hành vi vi phạm

    – Sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, báo hiệu khẩn cấp hoặc bảo vệ cho chính những người đang thi hành công vụ.

    Thứ hai, công cụ hỗ trợ theo quy định bao gồm các loại sau đây:

    – Các loại súng như bắn điện, đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, gây mê, từ trường, laze, lưới, pháp hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và các loại đạn của những loại súng này.

    – Các loại phương tiện dùng để xịt các chất gây mê, gây ngứa, hơi cay, chất độc và các loại lựu đạn cay, quả nổ, lựu đạn khói.

    Xem thêm: Hành vi trái pháp luật là gì? Phân biệt hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật?

    – Các loại găng tai điện, bắt dao; dùi cui như điện, kim loại, cao su và các loại công cụ khác như dây đinh gai, khóa số tám, bàn chông, áo giáo, mũ chống đạn, lá chắn, thiết bị áp chế bằng âm thanh.

    – Các loài động vật được huấn luyện để sử dụng cho việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

    – Các loại công cụ khác có tính năng tương tự như các công cụ đã nêu ở trên mà không được chế tạo, sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, thiết kế của nhà sản xuất

    2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định

    Theo quy định tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, nghiêm cấm các hành vi sử dụng công cụ hỗ trợ cụ thể sau đây:

    – Thứ nhất, nghiêm cấm các cá nhân sở hữu, trao đổi, tặng cho, thuê, gửi, mượn, cho thuê,  cầm cố, chiếm đoạt hay làm giả, tẩy xóa, sửa chữa đối với các công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận, chứng chỉ về công cụ hỗ trợ.

    – Thứ hai, thực hiện các hành vi như chế tạo, nghiên cứu, sản xuất, đào bới, tìm kiếm, thu gom, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép,  hành vi xuất, nhập khẩu đối với công cụ hỗ trợ và các chi tiết lắp ráp (bao gồm cả việc hủy hoại, che giấu, không tố giác, giúp người khác thực hiện).

    – Thứ ba, hành vi mang công cụ hỗ trơ ra khỏi Việt Nam hoặc mang đến khu vực cấm, khu vục, mục tiêu bảo vệ.

    – Thứ tư, thực hiện hành vi cố ý, hủy hoại công cụ hỗ trợ được giao hoặc lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

    Xem thêm: Vi phạm pháp luật dân sự là gì, lấy ví dụ về vi phạm dân sự?

    – Thứ năm, thực hiện hành vi bảo quản, tiêu hủy, vận chuyển  không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng đến môi trường hoặc giao công cụ hỗ trợ cho các cá nhân, đơn vị không đủ điều kiện.

    – Thứ sáu, thực hiện trái pháp luật các hành vi huấn luyện, hướng dẫn việc sử dụng, chế tạo, sản xuất, sửa chữa đối với công cụ hỗ trợ

    – Thứ bảy, thực hiện hành vi cung cấp thông tin sai lệch một cách cố ý hoặc báo cáo sai lệch, không báo cáo kịp thời, che giấu về các vấn đề liên quan trong quản lý công cụ hỗ trợ

    3. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ

    Không phải tất cả các đối tượng đều có thể được sử dụng công cụ hỗ trợ, theo quy định tại Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 chỉ những đối tượng sau được trang bị công cụ hỗ trợ:

    – Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ

    – Công an nhân dân, cơ yếu, cảnh sát biển

    – Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

    – Cơ quan thi hành án dân sự

    Xem thêm: Xử lý hình sự đối với các vi phạm pháp luật kinh doanh bất động sản

    – Lực lượng kiểm lâm, kiểm ngư, bảo vệ rừng chuyên trách, thanh tra chuyên ngành thủy sản.

    – Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan; Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường

    – An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải

    – Ban Bảo vệ dân phố; lực lượng bảo vệ tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

    – Các cơ sở huấn luyện, đào tạo, câu lạc bộ thể thao có giấy phép, cơ sở cai nghiện ma túy và những đối tượng khác có nhu cầu trang bị được Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

    su-dung-baton-de-tu-ve-co-vi-pham-phap-luat-khong

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568

    TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: 

    Tóm tắt câu hỏi:

    Xem thêm: Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có vi phạm pháp luật không?

    Mình sử dụng Baton để tự vệ. Mình không gây chuyện hay tấn công nhưng mang theo phòng vệ, khi đối tượng gây chuyện và rút vũ khí có thể tấn công vậy mình lấy Baton ra tự vệ phòng thân có hợp pháp không ? Cảm ơn luật sư!

    Luật sư tư vấn:

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

    1. Cơ sở pháp lý

    – Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017

    – Bộ luật hình sự năm 2015

    – Nghị định 167/2013 NĐ-CP

    2. Nội dung pháp lý

    Xem thêm: Mua súng bắn bi sắt có vi phạm pháp luật không?

    Thứ nhất, về vấn đề sở hữu, sử dụng Baton

    Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, quy định về công cụ hỗ trợ như sau:

    “Điều 3

    11. Công cụ hỗ trợlà phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

    a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

    b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

    c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

    d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

    Xem thêm: Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay

    đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

    e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này”.

    Theo quy định này, mặc dù baton không được liệt kê là công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên về bản chất, baton được xác định là dùi cui, có tính sát thương và được xếp vào nhóm công cụ hỗ trợ.

    Về việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ, tại Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định như sau:

    “Điều 55. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ

    1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:

    a) Quân đội nhân dân;

    b) Dân quân tự vệ;

    c) Cảnh sát biển;

    d) Công an nhân dân;

    đ) Cơ yếu;

    e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    g) Cơ quan thi hành án dân sự;

    h) Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;

    i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

    k) Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;

    l) An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;

    m) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

    n) Ban Bảo vệ dân phố;

    o) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

    p) Cơ sở cai nghiện ma túy;

    q) Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định”.

    Như vậy, việc trang bị và mang theo công cụ hỗ trợ cũng phải tuân thủ đúng quy định này. Pháp luật nghiêm cấm trường hợp sở hữu công cụ hỗ trợ trái pháp luật. Chính vì vậy, nếu bạn không thuộc những trường hợp được trang bị kể trên mà do bản thân tự mình trang bị là trái với quy định pháp luật. Trong trường hợp này, hành vi của bạn có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 10  Nghị định 167/2013 NĐ-CP với mức phạt từ 500.000 đồng đến 40.000.000 đồng tùy theo hành vi đã thực hiện.  

    Thứ hai, việc bạn sử dụng Baton để tự vệ có phạm tội hay không?

    Theo Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015:

    “Điều 22. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

    Như vậy việc bạn dùng Baton để chống trả lại đối tượng có hành vi xâm hại đến thân thể, tính mạng của bạn với mức cần thiết- không vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng thì không phạm tội. Tuy nhiên ranh giới “quá mức cần thiết” và “cần thiết” rất khó để phân định, và chỉ được kết luận thông qua việc điều tra phân tích của các cơ quan có thẩm quyền, vậy nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng Baton để phòng vệ.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Dương Tố Như

    Chức vụ: Chuyên viên pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Lao động, Hình sự, Dân sự, Đất đai

    Trình độ đào tạo: Đại học

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 4 năm

    Tổng số bài viết: 293 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Người nước ngoài vi phạm pháp luật hình sự
    - Xử lý vi phạm pháp luật kinh doanh bất động sản bằng chế tài dân sự
    - Chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh bất động sản
    - Chia tay, người yêu của mình tự tử thì mình có vi phạm pháp luật không?
    - Cha mẹ ruột đánh đập bắt con đi hút thai có vi phạm pháp luật không?
    - Dùng thẻ chơi game online có vi phạm pháp luật không?
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Baton

    Công cụ hỗ trợ

    Hung khí nguy hiểm

    Vi phạm pháp luật

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Công an được khám xét chỗ ở khi nào? Thủ tục khám xét chỗ ở?
    Bị quấy rối bằng điện thoại phải làm sao? Tội quấy rối làm phiền người khác?
    Quy định của pháp luật về tiền án, tiền sự mới nhất năm 2021
    Mất liên lạc bao lâu thì là mất tích? Mất tích bao lâu thì được báo công an?
    Ép người yêu phá thai, ép vợ bỏ con có vi phạm pháp luật không?
    Con cái hư hỏng, bố mẹ có quyền quyết định đưa con vào trại giáo dưỡng?
    Quy định về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
    Đánh bạc nhiều lần bị phạt thế nào? Xử lý tái phạm tội đánh bạc?
    Các tin mới nhất
    Hệ số điều chỉnh giá đất là gì? Khi nào áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất?
    Chế độ chính sách với công chức biệt phái? Ai có thẩm quyền biệt phái?
    Chứng thực chữ ký khi nào? Trường hợp không được chứng thực chữ ký?
    Mất sổ hộ khẩu có sao không? Thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu?
    Hồi tố là gì? Quy định về hiệu lực hồi tố trong pháp luật hình sự
    Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước
    Trưng dụng đất là gì? Phân biệt giữa thu hồi đất và trưng dụng đất?
    Tham ô là gì? Tham ô tài sản khác tham nhũng tài sản như thế nào?
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Hành vi trái pháp luật là gì? Phân biệt hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật?
    08/01/2021
    Hành vi trái pháp luật là gì? Phân biệt hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật?
    Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có vi phạm pháp luật không?
    15/09/2020
    Hung khí bao gồm những loại nào?
    15/02/2020
    Sử dụng baton để tự vệ có vi phạm pháp luật không?
    31/05/2020
    Thế nào là hung khí nguy hiểm
    18/01/2020
    Mua súng bắn bi sắt có vi phạm pháp luật không?
    13/08/2020
    Tình trạng vi phạm pháp luật của thanh niên Việt Nam hiện nay
    12/08/2020
    Ký hợp đồng bằng ngoại tệ có vi phạm pháp luật về ngoại hối không?
    17/01/2020
    Vi phạm pháp luật dân sự là gì, lấy ví dụ về vi phạm dân sự?
    06/12/2020
    Cho người lao động nghỉ trước khi hết thời hạn báo trước có vi phạm pháp luật không?
    26/04/2018