Sông nào dài nhất châu Á? Top các con sông dài nhất châu Á?

Yêu thích địa lý, thích khám phá thiên nhiên, vậy chắc hẳn bạn cũng rất tò mò không biết con sông nào dài nhất Châu Á đúng không? Liệu đó có phải là dòng sông Mê Kông như mọi người hay nói? Sự thật như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây:

1. Con sông dài nhất Châu Á là con sông nào?

Có phải cứ ai nhắc đến con sông dài nhất Châu Á bạn sẽ nghĩ ngày là sông Mê Kông không? Nếu như thế thì để chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một thông tin bất ngờ. Sự thật con sông dài nhất châu Á là sông Trường Giang (hay Dương Tử) ở Trung Quốc.

Dòng sông này chảy từ phía Tây sang phía Đông, từ những dòng sông băng ở cao nguyên Tây Tạng đến trung tâm tài chính Thượng Hải rồi đổ ra biển. Trường Giang bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc (Thanh Hải) và chảy về phía Đông rồi đổ ra Biển Hoa Đông. Dòng sông này được coi là điểm phân chia giữa hai miền Hoa Bắc và Hoa Nam Trung Quốc.

2. Đặc điểm:

Dòng sông này có chiều dài khoảng 6.380km, chảy ra biển Hoa Đông. Đây cũng được biết đến là dòng sông dài thứ 3 trên thế giới, sau dòng sông Nile (châu Phi) và dòng sông Amazon (Nam Mỹ). Cái tên Dương Tử cũng được nhiều người biết đến khi nói về dòng sông này; Đây là tên gọi cũ của đoạn hạ lưu Trường Giang đổ ra biển, được dùng theo phiên âm của các ngôn ngữ phương Tây như Anh, Pháp,… Còn hiện nay ở Trung Quốc người ta chỉ gọi bằng tên Trường Giang. Trường có nghĩa là quãng đường xa và dài, giang có nghĩa là dòng nước uốn lượn uyển chuyển trải dài rộng lớn, nên ghép lại liền mạch có thể hiểu ngụ ý khi muốn nói dòng nước trải dài và uốn lượn rất uyển chuyển.

3. Chế độ thủy văn:

Chế độ thủy văn của dòng sông phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, đặc điểm khí hậu, cũng như địa hình của dòng sông; Do vậy, sông Trường Giang cũng mang những dấu ấn riêng của khí hậu Trung Quốc. Lưu lượng nước ở sông Trường Giang khá lớn, và việc phải hứng chịu những trận lũ lụt cũng là điều khó tránh khỏi. Những lần có lũ lụt, chế độ thủy văn của dòng sông tăng một cách chóng mặt. Theo Ủy ban thủy lợi sông Trường Giang dự báo đến tối ngày 27/7/2020, lượng nước chảy vào hồ chứa của đập sẽ đạt khoảng 60.000 m3/s. Mực nước tại hồ chứa của đập Tam Hiệp đo với lưu lượng nước 9 tỷ m3; Thống kê của Bộ quản lý các tình trạng khẩn cấp Trung Quốc cho biết, mưa lũ từ đầu tháng 6 đến tháng 7/2020 đã ảnh hưởng đến 45,5 triệu người ở 27 tỉnh thành trên cả nước.

4. Tầm quan trọng:

Là một đất nước có nền kinh tế phát triển, việc được thiên nhiên ban tặng cho nguồn thiên nhiên rộng lớn như thế thật là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Trong nhiều thế kỷ, Trường Giang được mệnh danh là con đường huyết mạch trong việc vận chuyển hàng hóa, hay còn được nhắc đến với tên gọi “ đường thủy hoàng kim” – cái tên đã nói lên tất cả vai trò và ý nghĩa của dòng sông này đối với nền kinh tế nước nhà.

Việc mực nước của sông Trường Giang có biến động theo chiều hướng xấu có thểđe dọa nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc. Mực nước sông Trường Giang xuống mức thấp nhất không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và còn ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc, quốc gia. Điển hình là tháng 8/2022 sông Trường Giang đã phải gánh chịu đợt khô hạn lịch sử. Mà đến chính người dân sống ở gần đó cũng phải thốt lên rằng “tôi chưa bao giờ thấy đợt khô hạn nào nghiêm trọng như thế này”. Việc lưu lượng nước giảm sút nghiêm trọng sẽ đe dọa đến nhiều nhà máy thủy điện quan trọng, gây ra tình trạng thiếu năng lượng nhiều khu vực trên khắp đất nước. Các thành phố sẽ phải tiết kiệm năng lượng một cách tối đa bằng cách tắt bớt điện, ngừng hoạt động thang máy, giảm dùng điều hòa bất chấp nắng nóng.

5. Top 4 những con sông dài nhất Châu Á:

Nếu khám phá Châu Á mà không biết đến top 4 dòng sông dài nhất châu Á bao gồm: sông Trường Giang, sông Hoàng Hà, sông Mekong, sông Lena thì thật đáng tiếc phải không?

Sông Hoàng Hà (Trung Quốc), đây cũng là dòng sông nằm trên địa phận Trung Quốc, được biết đến với độ dài khoảng 5.500 km. Đây cũng được xem là cái nôi của nền văn minh thế giới, vì thế đến đây, chúng ta có thể khám phá những vẻ đẹp của thời xa xưa vẫn còn lưu giữ lại. Dòng sông này cũng đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực phát triển của đất nước và được mệnh danh là “dòng sông mẹ” của Trung Quốc.

Nói đến chiều dài không thể không nhắc đến tên Mekong – dòng sông chảy qua địa phận 6 nước Châu Á (Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam) – là dòng sông dài thứ 3 ở Châu Á. Thuộc quyền sở hữu của 6 quốc gia nên việc quản lý cũng như khai thác hiệu quả dòng sông rất cần đến sự hợp tác, phối hợp của tất cả các quốc gia trong khu vực chịu ảnh hưởng, việc này không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn liên quan đến chính trị an ninh quốc gia.

Dòng sông Lena (Nga) cũng được gọi tên, với chiều dài lên đến 4.400 km. Nếu bạn chưa biết thì đây là con sông dài nhất thế giới hoàn toàn chảy trong vùng băng giá vĩnh cửu. Nó bắt nguồn từ đầm lầy ở độ cao 1.640 m tại khu vực dãy núi Baikal, miền nam cao nguyên Trung Siberi, khoảng 20 m về phía tây hồ Baikal, dòng sông chảy theo hướng đông bắc, tiếp nhận nước từ sông Kirenga và sông Vitim. Vì ở vùng băng giá, nên nguồn nước chính của dòng sông này là do tuyết tan và nước mưa.

6. Du lịch sông Trường Giang cần chuẩn bị những gì?

Với vẻ đẹp kì vĩ mà thiên nhiên đã dành tặng cho dòng sông Trường Giang, nếu ai không được một lần tận mắt chứng kiến thì thật là đáng tiếc. Bắt nguồn từ độ cao 5600 m, vượt qua ghềnh thác, núi non trùng điệp, qua rất nhiều xóm làng, vùng đất màu mỡ để chảy ra biển ở Thượng Hải, chính vì vậy, con sông này đã trở thành “nhân chứng sống của thời gian”, chứng kiến bao sự đổi thay của Trung Quốc. Đây cũng được biết đến là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn nghệ sĩ ở trong và ngoài nước.

Mỗi khúc sông lại mang vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, khi thì bình yên, hiền hòa, có lúc lại ồn ào giận dữ với dòng chảy siết mạnh và những thác nước trắng xóa.

Để có được chuyến đi với thật nhiều kỉ niệm cũng như thuận lợi, chúng ta phải lên cho mình một lịch trình cụ thể, tốt nhất nên để chuyến đi kéo dài vài ngày để có thể tận hưởng hết vẻ đẹp của dòng sông. Thêm vào đó, chúng ta cũng cần lên sẵn những địa điểm cần đến, tìm kiếm địa điểm dừng chân, địa điểm ăn uống sao cho phù hợp nhất với điều kiện tài chính. Khám phá Trường Giang, du khách không chỉ tham gia vào hành trình du ngoạn trên sông để tìm kiếm những phút giây thư giãn, nghỉ ngơi trong tâm hồn sau những tháng ngày quay cuồng trong công việc, áp lực, mệt mỏi theo đó cũng được xua tan nhanh chóng. Hơn thế nữa du khách còn có cơ hội được ngắm nhìn vẻ đẹp “sơn thủy hữu tình” của đôi bờ.

Nếu lựa chọn du lịch theo tour, đến đây, du khách sẽ có những cuộc hành trình trên sông Dương Tử nổi tiếng bằng Tàu: Luxury Ones, Victoria Cruises, Century Cruises, President Cruises. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi được đắm chìm trong không gian của thiên nhiên hùng vĩ, với những vách đá sừng sững và phong cảnh tuyệt vời nơi đây! Chưa dừng lại ở đó, du khách còn có thể đến tham quan thành phố ma Fengdu, Hang động bí ẩn Snow Jade, dãy núi Tam Hiệp, đập Tam Hiệp, và rất nhiều địa điểm thú vị khác còn chờ đón chúng ta đến khám phá.

Nổi tiếng nhất trong địa điểm này có thể kể đến là dãy núi Tam Hiệp – 3 hẻm núi có sông này chảy qua là Cù Đường Hiệp, Vu hiệp và Tây Lăng Hiệp, tổng độ dài của chúng lên đến 204 km. Đây cũng chính là điểm cuốn hút du khách bởi những khúc uốn quanh qua những dãy đá vôi của dòng sông Dương Tử khiến tốc độ dòng chảy cực mạnh, tạo nên ấn tượng không nói lên lời cho bất cứ ai ngắm nhìn nó. Bao quanh con sông còn có nhiều cảnh quan rất đáng để dừng lại chiêm ngưỡng như những dãy núi trùng trùng điệp điệp, thác nước hùng vĩ hay những rừng cây tươi tốt.

Đến đây du khách có cơ hội được ngắm nhìn đập Tam Hiệp – là công trình thủy điện lớn nhất thế giới với chiều cao 182 m và công suất năm 2010 lến đến khoảng 84 tỷ kWh, bắt đầu đi vào vận hành năm 2003 sau 9 năm xây dựng. Việc xây dựng đập này là cách tốt nhất để ngăn lũ dọc bờ sông (theo chính quyền địa phương khẳng định).

Tiếp đến, du khách không thể bỏ qua thành cổ Kinh Châu, một nơi nổi tiếng trong “Tam Quốc diễn nghĩa”. Nơi có vị trí chiến lược về mặt quân sự, vì vậy trong thời Tam Quốc, các cuộc chiến đều có mục tiêu tranh giành địa bàn này.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )