Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, ở phía Tây Nam giáp Bạc Liêu, ở phía Đông Bắc giáp Trà Vinh và giáp biển Đông ở phía Đông và Đông Nam. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết Sóc Trăng ở đâu? Danh sách các huyện, xã của Sóc Trăng?
Mục lục bài viết
1. Tỉnh Sóc Trăng ở đâu? Sóc Trăng thuộc miền nào?
Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km.
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, ở phía Tây Nam giáp Bạc Liêu, ở phía Đông Bắc giáp Trà Vinh và giáp biển Đông ở phía Đông và Đông Nam. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.
Tỉnh có đường bờ biển dài 72 km. Vị trí tọa độ: 9 độ 12’ – 9 độ 56’ độ vĩ Bắc và 105 độ 33’ – 106 độ 23’ độ kinh Đông.
2. Sóc Trăng rộng bao nhiêu km²? Dân số Sắc Trăng bao nhiêu người?
2.1. Sóc Trăng rộng bao nhiêu km²?
Diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long).
Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng…
Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và 2.536 ha đất chưa sử dụng (số liệu được cập nhật theo Niên giám thống kê Sóc Trăng 2008).
Đất đai Sóc Trăng có thể chia thành 6 nhóm chính: Nhóm đất cát có 8.491 ha, bao gồm các giồng cát tương đối cao từ 1,2 – 2 m thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là cát mịn đến cát pha đất thịt, có thể trồng một số loại rau màu; nhóm đất phù sa có 6.372 ha thích hợp cho việc trồng lúa tăng vụ và các cây ăn trái đặc sản, nhóm đất giây có 1.076 ha, ở vùng thấp, trũng, thường trồng lúa một vụ; nhóm đất mặn có 158.547 ha có thể chia ra làm nhiều loại: đất mặn nhiều, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất mặn sú, vẹt, đước (ngập triều) trong đó đất mặn nhiều chiếm diện tích lớn 75.016 ha thích hợp với việc trồng lúa, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn, dài ngày…; các loại đất mặn khác chủ yếu trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phèn có 75.823 ha, trong đó chia ra làm 2 loại đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng, sử dụng loại đất này theo phương thức đa canh, trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất nhân tác có 46.146 ha.
2.2. Dân số Sắc Trăng bao nhiêu người?
Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là một cuộc tổng điều tra có quy mô lớn nhất trong các cuộc điều tra và được thực hiện 10 năm một lần. Trong quá trình thực hiện, cuộc tổng điều tra đã được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; của cấp ủy, UBND các các cấp, cũng như sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành đã góp phần vào sự thành công của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Kết quả, toàn tỉnh điều tra 321.586 hộ, tăng 3,55% so với tổng điều tra 2009, trong đó số hộ thành thị 101.396 hộ, nông thôn 220.190 hộ, quy mô bình quân là 3,6 người/hộ; tổng số nhân khẩu điều tra toàn tỉnh là 1.199.653 người (giảm 93.200 người so với tổng điều tra năm 2009), trong đó có 597.992 nam và 601.731 nữ, tỷ lệ nữ chiếm 50,16% tổng dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 362 người/km2; dân tộc Kinh là 774.807 người, dân tộc khác là 424.864 người.
Sau 10 năm, dân số tỉnh Sóc Trăng đã giảm 93.200 người, bình quân giảm mỗi năm trong kỳ khoảng 9.320 người, tỷ lệ giảm bình quân 0,75% năm; trong đó, khu vực thành thị tăng 4,39% năm, khu vực nông thôn giảm 2,51% năm. Tuy nhiên, kết quả số liệu dân số của từng huyện sau 10 năm thì dân số và tỷ lệ tăng, giảm dân số bình quân hàng năm của các huyện không đồng đều, tỷ lệ giảm nhiều nhất là huyện Long Phú (-15,95%), huyện Trần Đề (-15,05%), huyện Mỹ Tú (-14,88%), huyện Thạnh Trị (-13,98%)… riêng TP. Sóc Trăng tăng 0,94% và TX. Vĩnh Châu tăng 0,53%.
Nguyên nhân việc giảm dân số bình quân/năm mang tính chất xã hội, do di cư thuần ở hầu hết các địa phương trong tỉnh nói riêng và ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, bên cạnh đó, tình trạng thiếu việc làm tại khu vực nông thôn và việc hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung đã tác động đến việc di cư thuần của dân số; việc hình thành các thị trấn trong tỉnh đã làm thay đổi tỷ trọng dân số khu vực thành thị và nông thôn theo hướng tích cực.
3. Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Sóc Trăng?
Tỉnh Sóc Trăng được chia thành 11 đơn vị hành chính cấp quận huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện. Trong đó, thị xã Vĩnh Châu vừa có diện tích lớn nhất, vừa là nơi tập trung đông dân cư nhất toàn tỉnh.
Số thứ tự | Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện |
1 | Thị xã Vĩnh Châu |
2 | Huyện Mỹ Xuyên |
3 | Huyện Kế Sách |
4 | Thành phố Sóc Trăng |
5 | Huyện Trần Đề |
6 | Huyện Châu Thành |
7 | Huyện Long Phú |
8 | Huyện Mỹ Tú |
9 | Thị xã Ngã Năm |
10 | Huyện Thạnh Trị |
11 | Huyện Cù Lao Dung |
4. Danh sách đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc tỉnh Sóc Trăng?
Ngày 04/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, Sóc Trăng có 63 xã, phường, thị trấn được phê duyệt (46 xã khu vực I và 17 xã khu vực III), bao gồm các xã, phường, thị trấn sau đây:
Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện | Danh sách đơn vị hành chính cấp xã, phường |
Thành phố Sóc Trăng | Phường 5 |
Phường 7 | |
Phường 8 | |
Phường 6 | |
Phường 2 | |
Phường 1 | |
Phường 4 | |
Phường 3 | |
Phường 9 | |
Phường 10 | |
Huyện Châu Thành | Thị trấn Châu Thành |
Xã Hồ Đắc Kiện | |
Xã Phú Tâm | |
Xã Thuận Hòa | |
Xã Phú Tân | |
Xã Thiện Mỹ | |
Xã An Hiệp | |
Xã An Ninh | |
Huyện Kế Sách | Thị trấn Kế Sách |
Thị trấn An Lạc Thôn | |
Xã Xuân Hòa | |
Xã Phong Nẫm | |
Xã An Lạc Tây | |
Xã Trinh Phú | |
Xã Ba Trinh | |
Xã Thới An Hội | |
Xã Nhơn Mỹ | |
Xã Kế Thành | |
Xã Kế An | |
Xã Đại Hải | |
Xã An Mỹ | |
Huyện Mỹ Tú | Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa |
Xã Long Hưng | |
Xã Hưng Phú | |
Xã Mỹ Hương | |
Xã Mỹ Tú | |
Xã Mỹ Phước | |
Xã Thuận Hưng | |
Xã Mỹ Thuận | |
Xã Phú Mỹ | |
Huyện Cù Lao Dung | Thị trấn Cù Lao Dung |
Xã An Thạnh 1 | |
Xã An Thạnh Tây | |
Xã An Thạnh Đông | |
Xã Đại Ân 1 | |
Xã An Thạnh 2 | |
Xã An Thạnh 3 | |
Xã An Thạnh Nam | |
Huyện Long Phú | Thị trấn Long Phú |
Xã Song Phụng | |
Thị trấn Đại Ngãi | |
Xã Hậu Thạnh | |
Xã Long Đức | |
Xã Trường Khánh | |
Xã Phú Hữu | |
Xã Tân Hưng | |
Xã Châu Khánh | |
Xã Tân Thạnh | |
Xã Long Phú | |
Huyện Mỹ Xuyên | Thị trấn Mỹ Xuyên |
Xã Đại Tâm | |
Xã Tham Đôn | |
Xã Thạnh Phú | |
Xã Ngọc Đông | |
Xã Thạnh Quới | |
Xã Hòa Tú 1 | |
Xã Gia Hòa 1 | |
Xã Ngọc Tố | |
Xã Gia Hòa 2 | |
Xã Hòa Tú II | |
Thị xã Ngã Năm | Phường 1 |
Phường 2 | |
Xã Vĩnh Quới | |
Xã Tân Long | |
Xã Long Bình | |
Phường 3 | |
Xã Mỹ Bình | |
Xã Mỹ Quới | |
Huyện Thạnh Trị | Thị trấn Phú Lộc |
Thị trấn Hưng Lợi | |
Xã Lâm Tân | |
Xã Thạnh Tân | |
Xã Lâm Kiết | |
Xã Tuân Tức | |
Xã Vĩnh Thành | |
Xã Thạnh Trị | |
Xã Vĩnh Lợi | |
Xã Châu Hưng | |
Thị xã Vĩnh Châu | Phường 1 |
Xã Hòa Đông | |
Phường Khánh Hòa | |
Xã Vĩnh Hiệp | |
Xã Vĩnh Hải | |
Xã Lạc Hòa | |
Phường 2 | |
Phường Vĩnh Phước | |
Xã Vĩnh Tân | |
Xã Lai Hòa | |
Huyện Trần Đề | Xã Đại Ân 2 |
Thị trấn Trần Đề | |
Xã Liêu Tú | |
Xã Lịch Hội Thượng | |
Thị trấn Lịch Hội Thượng | |
Xã Trung Bình | |
Xã Tài Văn | |
Xã Viên An | |
Xã Thạnh Thới An | |
Xã Thạnh Thới Thuận | |
Xã Viên Bình |
THAM KHẢO THÊM: