Soạn bài viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian

Bài viết báo cáo nghiên cứu vấn đề văn học dân gian chưa bao giờ là dễ, thế nhưng lại là điều thiết yếu phục vụ cho sinh viên trong tương lai. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ chỉ dẫn cơ bản và ví dụ mẫu minh họa để các bạn tham khảo nắm rõ hơn.

1. Các bước thực hiện viết bài báo cáo

Bước 1: Chuẩn bị viết báo cáo

Phải xác định đề tài, mục đích viết, và đối tượng người đọc

Đề tài bài báo cáo là đề tài nghiên cứu văn học dân gian lựa chọn để thực hiện. Mục đích của bài báo cáo là công bố kết quả nghiên cứu bạn đã thực hiện, thuyết phục mọi người về tính đúng đắn của bài nghiên cứu ấy. Một bài nghiên cứu thì có thể công bố bằng rất nhiều cách, nhiều đối tượng độc giả cũng khác nhau: đăng trên tập san của trường, rồi có thể là chuyên đề học tập của lớp, thậm chí đăng trên tạp trí chuyên ngành,… Mỗi phương thức sẽ có yêu cầu riêng, cách công bố tiếp cận dối tượng cũng khác nhau, hiệu quả cũng khác phù hợp từng đối tượng.

Trong quá trình nghiên cứu chính là tiến hành thu thập, xử lí tư liệu và lập hồ sơ. Công việc tiếp là: hoàn thành nốt việc lập danh mục tài liệu tham khảo đúng quy cách và hiệu quả theo quy định đã chỉ trước đó.

Phần lập danh mục tham khảo là dựa vào tài liệu thu thập được trong hồ sơ, bạn lập các danh mục tài liệu tham khảo theo quy cách. Nên nhớ ưu tiên chọn lọc tài liệu liên quan trực tiếp đến kết quả nghiên cứu mà bạn đã trình bày trong bài báo cáo.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Từ kết quả nghiên cứu thu nhận, tiến hành tìm các ý cho bài báo cáo bằng những luận điểm quan trọng, mấu chốt, thể hiện bạn đã tìm hiểu và đóng góp trong bài báo cáo, những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thì sử dụng và khai thác các yếu tố cho hiệu quả, có thể sử dụng cước chú.

Lập dàn ý

Bạn sắp xếp các ý tìm được vào dàn ý của bài báo cáo theo cách như sau:

Dẫn nhập: giới thiệu các vấn đề nghiên cứu, đóng góp đề tài nghiên cứu.

Phương pháp: tìm cách thức sử dụng để trả lời cho câu hỏi khoa học nghiên cứu.

Cơ sở lí thuyết: trình bày khái quát thuật ngữ, lí thuyết khoa học, khái niệm để có cơ sở triển khai đề tài nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu: trình bày, lí giải kết quả nghiên cứu, nên xây dựng luận điểm thành các đề mục thích hợp.

Kết luận: nêu khái quát kết quả nghiên cứu, chỉ ra các mối liên hệ giữa kết quả và câu hỏi nghiên cứu, trình bày đóng góp của đề tài, nếu có.

Lưu ý, xây dựng luận điểm hay đề mục trình bày kết quả, cần phải đảm bảo tính logic các đề mục: đề mục diễn đạt dưới dạng các cụm từ, đề mục mà đồng cấp không được bao chứa, trùng lặp.

Bước 3: Viết bài báo cáo

Từ dàn ý trên, tiến hành viết bản báo cáo hoàn chỉnh. Phải đảm bảo các yếu tố:

Ngôn ngữ phải khách quan, phù hợp với báo cáo khoa học. Nên sử dụng lớp từ ngữ chung, không dùng tự địa phương, biệt ngữ xã hội; sử dụng thuật ngữ chính xác, thống nhất.

Nhan đề ngắn gọn, súc tích, nêu vấn đề chung  thì người đọc dễ nắm ý của bài báo cáo, và nên có chứa từ khóa của đề tài.

Có thể sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ hỗ trợ cho bài báo cáo. Cần phải cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp với bản báo cáo và đối tượng. Ví dụ: sự khác biệt các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, bảng thống kê sự lặp lại hình ảnh minh họa cho hoạt động diễn xướng dân gian, các di tích gắn bó với tác phẩm,…

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Xem lại bản báo cáo và chỉnh sửa

Khi viết xong, hãy đọc lại bài báo cáo của mình

Bảng kiểm bài báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian

Sau khi chỉnh sửa, bạn có thể công bố bài báo cáo đăng trên web học tập của lớp, gửi đăng tập san văn học của trường, gửi tham gia buổi tọa đàm về văn học dân gian… Khi nhận phản hồi, góp ý hãy tiếp tục chỉnh sửa cho bài viết thêm hoàn thiện.

Rút kinh nghiệm

2. Báo cáo minh họa:

Đăm Săn là tác phẩm kinh điển của Việt Nam, với vai trò vô cùng to lớn sự phát triển của nền văn học nước nhà. Thiên sử thi không chỉ miêu tả trận đánh oanh liệt, phản ánh hiện thực thực tế và các khát vọng anh hùng Ê-đê và tạo ra bản sắc văn hoá dân tộc người Ê-đê thông qua chi tiết trong truyện. Năm 1957, tác giả Đào Tử Chí đã dịch Đăm Săn từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và đăng ở Tạp chí Văn nghệ: Bài ca chàng Đăm Săn. Khi sử thi Đăm Săn dịch sang tiếng Việt thì sự tìm hiểu càng lan rộng. Có thể nói, các tác giả đều có sự quan tâm và dành thời gian cho sử thi Đăm Săm và kết quả khá đáng tự hào nhưng vẫn chưa khai thác hết được vẻ đẹp Ê-đê để hiểu hết nét đẹp bản sắc của cộng đồng Ê-đê.

Ngôi nhà là nét đặc trưng giá trị văn hoá vật chất của người Ê-đê. Trong sử thi Đăm Săn, ngôi nhà anh hùng Đăm Săn mô tả: “nhà chàng Đăm Săn dài đến nỗi tiếng cồng chiêng đánh trước nhà, người sau nhà không nghe thấy. Mái hiên nhà con chim phải mỏi cánh mới hết “. Nhà Đăm Săn có “chiếc khiên sáng”, “các sào phơi, thịt bò thịt trâu treo đầy”, “bát đĩa bằng đồng khắp sàn nhà “. Người Ê đê cất nhiều vật dụng trong nhà, đặc biệt phòng ngủ như rượu cần, cồng chiêng, nồi đồng,. .. thể hiện sự sung túc. Ngôi nhà không chỉ là không gian sinh sống mà là nơi gắn bó nhiều thế hệ dòng tộc. Nhà truyền thống chia không gian nội thất hai phần theo chiều dài, phòng khách vừa nghỉ ngơi vừa kết nối đại gia đình. Phần cuối dành cho cặp vợ chồng sống ở phòng có vách ngăn. Những ngôi nhà ngoài là biểu trưng vật chất còn là nơi gìn giữ giá trị văn hoá truyền thống của người Ê Đê theo thời gian. Điều đặc biệt là nó có hai cầu thanh đực dành cho nam và cầu thang cái dành cho nữ. Ẩm thực Ê Đê là hoà quyện giữa thảo mộc, gia vị và thực phẩm tươi sống với phong cách chế biến độc đáo. Những món này đều pha trộn tinh tế hương vị chua, cay và mặn. Ẩm thực Ê Đê cũng đã góp phần tạo sự phong phú nền ẩm thực Việt Nam. Trong mỗi bữa, cơm nếp là món ăn chính và muối ớt là gia vị không thể thiếu. Bản sắc văn hoá của người Ê đê rõ nét ở trang phục và hoạt động lao động sản xuất. Đăm Săn được mô tả thân thể khoẻ mạnh, cường tráng “Trên cổ, chàng thắt một cái khăn màu tím. Quanh lưng, chàng thắt một chiếc khăn màu đỏ”. Trang phục Đăm Săn là trang phục điển hình của đàn ông Ê đê. Bên cạnh, họ cũng hay mang hoa tai, vòng bạc hoặc khăn đen nhiều vòng. Còn có, vợ của Đăn Săn cũng mang trang phục khá độc đáo “Mỗi nàng mặc một chiếc váy có hoa mai và chiếc áo có hoa ban”. Kết hợp cùng trang sức bằng vàng hoặc đồng, vòng tay thường đeo thành bộ đôi để tránh tiếng va đập. Phương tiện đi lại của người Ê đê xưa là voi, là ngựa: “Mặt đất có dấu chân ngựa giống hình con quay”. Đăm Săn cưỡi voi đưa dân đi lao động bảo vệ thị tộc, bảo vệ vợ của mình. Những “con voi đực đuôi dài, cặp ngà thì rộng, mặt như đoá hoa, ai cũng đều phải trầm trồ”. Ngoài voi thì ngựa cũng là người bạn đồng hành với người Ê-đê. Đặc điểm nổi bật văn hoá Ê-đê là cha truyền con nối. Văn hoá Ê đê thường gắn với tục nối dây – một luật tục cổ truyền của hôn nhân gia đình người Ê đê. Tục lệ ở đây còn có quy định lúc người chồng chết, người vợ sẽ có quyền yêu cầu nhà chồng phải tìm một người khác thế  về làm chồng. Ngược lại khi mà người vợ chết, người chồng phải cưới một người con gái khác ở trong nhà vợ, nếu mà người đó chưa có chồng. Theo tục lệ Juê nuê, trong hôn nhân người Ê đê, bà của H ’ Nhí và H ’ Bhí chết thì hai nàng phải tự nối dây với chồng của bà là ông M ’ tao Y Kla (cậu Đăm Săn) . Nhưng cậu của Đăm Săn chết, Đăm Săn phải thay thế cậu nối sợi dây hôn nhân với H ’ Nhí và H ’ Bhí. Trong sử thi này, Đăm Săn đã thực hiện công việc đồng áng gắn với hoạt động chăn nuôi, đánh bắt và trồng trọt. Khát vọng mong muốn được thể hiện khả năng của chính mình đưa sức mạnh con người sánh ngang thiên nhiên. Đăm Săn vẫn kiên cường tìm nữ thần Mặt Trời của mình, khi đứng trước nữ thần xinh đẹp, chàng tỏ ý muốn: “Tôi đến đây tìm người dệt chăn, dệt vải dệt giày cho tôi, tìm người làm cơm cho tôi ăn”. Buồn thay nữ thần Mặt Trời đã từ chối. Chàng thất vọng quay về làng Đăm Săn không chạy đua kịp với vận tốc của ánh sáng nên chàng đã chết chìm trong rừng đất đỏ đen đang tan chảy của bà H ’ Sun Y Rít. Người anh hùng hy sinh ấy nhưng có lý tưởng to lớn tiếp nối mãi với sự xuất hiện của con cháu sau này, người dân Ê đê lại bước tiếp trên con đường của chàng Đăm Săn, tiếp tục hoàn thiện lý tưởng, khát vọng khẳng định chính mình, chinh phục miền thiên nhiên, khai phá vùng đất mới mở rộng giàu sang, trù phú của buôn làng như người anh hùng đã tạo trước đó. ..

Sử thi Đăm Săn là kiệt tác lớn của nền văn hoá dân tộc. Hình tượng Đăm Săn chúng ta càng hiểu rõ về bản sắc văn hoá và con người Ê đê. Nét văn hóa phong phú và đa dạng của họ đã đóng góp thực sự tri thức vào văn hóa lịch sử quý giá vào kho tàng văn học sử thi lẫn văn học Việt Nam. Ngoài ra, sử thi Đăm Săn càng tô đậm những nghi thức, nghi lễ truyền thống với tập tục đặc sắc tộc người Ê đê không thể hoà lẫn với dân tộc khác.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )