Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Tác giả tác phẩm, bố cục? Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu:
Họ tên: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.
– Quê quán: thôn Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định
Ông xuất thân trong một gia đình Nho giáo, năm 1843 ông đỗ trường thi Gia Định.
– Trên đường vào Huế để học và chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo (năm 1846), ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, trên đường đi ông bị đau mắt dữ dội và đã bị mù
– Không khuất phục số phận, ông trở về quê mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang vọng khắp sáu tỉnh
– Khi Pháp xâm lược, ông đã giúp nghĩa quân lập mưu, khi kẻ thù ra sức thuyết phục ông, ông kiên quyết từ chối
⇒ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng ngời về lòng quyết tâm, đạo đức, đặc biệt là thái độ suốt đời đấu tranh không mệt mỏi cho lẽ phải, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.
– Tác phẩm chính: chủ yếu viết bằng chữ Nôm.
+ Các truyện thơ dài gồm: truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử- Hà Mậu sáng tác trước thời Pháp thuộc
+ Một số tác phẩm có nội dung tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,… sáng tác sau thời Pháp xâm lược.
– Nội dung thơ văn
+ Đề cao lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa:
• Đạo đức nhân sinh của ông mang tinh thần nhân đạo của Nho giáo nhưng cũng vô cùng dũng cảm vì dân tộc và truyền thống dân tộc
• Những hình mẫu lý tưởng trong tác phẩm là những con người nhân hậu, chính trực, trung thành, tuyên chiến với các thế lực bạo lực, yêu thương nhân loại
+ Lòng yêu nước và yêu thương nhân dân:
• Thơ văn chống Pháp của ông đã ghi lại chân thực một thời kỳ đau thương của đất nước, tố cáo tội ác của kẻ thù: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ trong trận vong Lục tỉnh,…
• Từ đó thúc đẩy tinh thần và khích lệ lòng căm thù giặc, ý chí cứu nước của nhân dân ta
2. Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+ Tác phẩm được viết theo yêu cầu của Đỗ Quang – tuần phủ Gia Định, để tri ân những người đã hy sinh trong cuộc tấn công quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16 tháng 12 năm 1861
+ Ngày tác phẩm được công bố, nó đã lan truyền khắp cả nước, chạm đến lòng người
– Thể loại: Tác phẩm văn tế
– Tóm tắt tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc do Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công lao của những người nông dân đã vùng lên đánh giặc. Năm 1858, quân Pháp tấn công Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đã vùng lên đánh giặc. Năm 1861, vào 14 tháng 12, nghĩa quân đã tấn công vào cánh đồng của giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây khó khăn cho giặc, nhưng cuối cùng đã thất bại. Mặc dù tác phẩm văn tế được viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, nhưng đó cũng là tình cảm chân thành của Đồ Chiểu đối với những người đã hy sinh vì một sự nghiệp lớn lao.
Văn tế (ngày nay gọi là điếu văn) là văn bản thường được đọc khi cúng bái, cầu nguyện cho người chết, dưới hình thức tế lễ – tưởng niệm. Văn tế thường có các phần sau: Lung khởi (cảm tưởng khái quát về người chết); Thích thực (nhớ lại công đức của người chết); Ai vãn (thương tiếc người chết); Kết (nêu lên ý nghĩa và lời mời của người đứng tế đến với linh hồn người đã khuất). Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có đủ các cấu trúc này.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một tác phẩm ấn tượng bởi lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc ta, có một tác phẩm nghệ thuật, được xem là tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân, và điều đó hoàn toàn tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời thực của họ, xứng đáng với những công sức, sự hi sinh của họ – đó là những người nông dân nghĩa sĩ dũng cảm đứng lên chống giặc, cứu nước. Tuy họ chỉ là những người nông dân chân chất, hiền lanh, chỉ quen với ruộng vườn, cày cấy, nhưng trước sự xâm lăng của kẻ thù, đứng trước nguy cơ mất nước, họ đã dám gạt bỏ sự sợ hãi và đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.
– Bố cục:
+ Lung khởi (từ đầu đến tiếng vang như mõ): ấn tượng sâu sắc của nhà văn về cuộc đời của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.
+ Thích thực (từ Nhớ linh xưa… đến tàu đồng súng nổ) : hồi tưởng về cuộc đời và công đức to lớn của người nghĩa sĩ đã làm cho đất nước.
+ Ai vãn (từ Ôi! Những lăm lòng nghĩa lâu dùng đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ) : lời chia buồn của tác giả và người thân đối với người đã khuất.
+ Kết (còn lại) : sự thương cảm của người đứng tế với linh hồn người đã khuất.
– Giá trị nội dung:
+ Tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng vọng bi tráng cho một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc, đó cũng là tượng đài bất tử về người nông dân Cần Giuộc đã anh dũng chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ nên độc lập của Tổ quốc
– Giá trị nghệ thuật:
Bài văn là yếu tố tinh túy của nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chất hiện thực, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, sinh động
Ca ngợi những người anh hùng, những người yêu nước đã chiến đấu vì đất nước: Văn tế Trương Định, Kì Nhân Sư trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp
– Nghệ thuật thơ văn
Lối viết trữ tình nồng nàn, thổi hồn vào cuộc sống
Giàu sắc thái Nam Bộ
Phong cách thơ thiên về tự sự, màu sắc biểu cảm
3. Trả lời một số câu hỏi SGK:
Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Những nét chính về cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu:
– Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), inh ra tại quê mẹ ở tỉnh Gia Định cũ trong một gia đình Nho giáo.
– Năm 1843, ông đỗ cử nhân.
– Năm 1846, ông ra Huế học thi nhưng nghe tin mẹ mất, ông bỏ thi sau đó trở về quê, trên đường về quê do khóc nhiều ông đã bị mù.
– Trở về Gia Định ông mở trường dạy học, chữa bệnh cho dân và làm thơ.
– Giặc Pháp xâm lược, liên tục dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông vẫn giữ lòng trung thành và kiên định với đất nước, với dân tộc.
Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
– Tư tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở nhân đạo
– Nội dung trữ tình của chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
+ Ghi lại một giai đoạn lịch sử đau thương, tang tóc của đất nước.
+ Cổ vũ lòng yêu nước, căm thù thù trước tội ác của giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta.
+ Nhiệt liệt ca ngợi, tôn vinh những người anh hùng đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự chủ
=> Những nội dung đó là vũ khí tinh thần cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Sắc thái Nam Bộ: xây dựng tính cách nhân vật, miêu tả cảnh vật thiên nhiên, lời văn: mộc mạc, giản dị, rắn rỏi, mạnh mẽ, bộc trực, từ ngữ địa phương, câu thơ thiên về kể (tự sự).
Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu gần gũi vì những tư tưởng đó xuất phát từ lòng yêu nước, yêu dân của cả hai tác giả.
Luyện tập (trang 59 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Suy nghĩ về nhận định:
– Khẳng định nhận định trên là hoàn toàn đung
– Chỉ ra 2 luận cứ sau
+ Sự ưu ái, tôn trọng đối với người lao động được thể hiện qua cuộc đời tác giả.
+ Sự ưu ái, tôn trọng đối với người lao động được thể hiện qua thơ ca, văn học.
=> Khẳng định Nguyễn Đình Chiểu dù trong cuộc sống hay trong thơ ca, văn học, luôn dành cho người lao động cái nhìn yêu thương, trân trọng.