Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài viết soạn bài Tự tình 2 ngắn gọn: Tác giả tác phầm và bố cục? Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Tác giả Hồ Xuân Hương:
– Hồ Xuân Hương, sống vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa cuối thế kỷ XIX
– Là người cùng thời với Nguyễn Du, bà sống trong thời đại đầy biến động, sóng gió, thân phận con người, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh.
– Cuộc đời Xuân Hương đầy cay đắng, bất hạnh:
+ Đều chịu số phận làm thiếp
+ Tình duyên trắc trở, lận đận: cả hai lần bà lấy chồng đều làm lẽ, cả hai ông chồng đều mất sớm
– Bà là người phụ nữ đặc biệt thời bấy giờ: bà đi nhiều nơi, giao du với nhiều nhà văn thời bấy giờ
⇒ Tất cả đã tạo nên một Hồ Xuân Hương có nhan sắc, cá tính, và lòng dũng cảm
– Các tác phẩm chính:
+ Tập Lưu Hương kí gồm có 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm, đó là tiếng nói của tình yêu với cung bậc buồn, khao khát, ước ao, gắn bó thủy chung
+ Khoảng 40 bài thơ chữ Nôm được lưu truyền lại
– Phong cách sáng tác:
+ Chủ đề chính trong thơ Hồ Xuân Hương là chủ đề về phụ nữ
+ Viết về phụ nữ, thơ bà vừa là tiếng nói của cảm xúc vừa là giọng văn khẳng định và trân trọng, đề cao người phụ nữ, giọng văn đầy bản linh
⇒ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm, một nữ thi sĩ nổi loạn
2. Tác phẩm Tự tình 2:
* Hoàn cảnh sáng tác
– Tự tình (bài II) nằm trong tập ba bài thơ Tự tình của nhà thơ Hồ Xuân Hương
– Tập thơ Tự tình đã thể hiện hoàn cảnh bi thương, éo le và nỗi buồn cay đắng của nhà thơ.
* Bố cục
– Đề (hai câu đầu): Nỗi buồn cô đơn của nữ thi sĩ trong đêm khuya tĩnh lặng
– Thực (hai câu tiếp): Hoàn cảnh đầy đau thương, tủi nhục
– Luận (hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng dữ dội
– Kết (hai câu cuối): âm trạng chán chường, buồn bã
* Giá trị nội dung
– Tự tình (bài II) cho thấy tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa buồn vừa phẫn uất trước số phận, cố gắng thoát ra nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời thông qua bài thơ cũng cho người đọc thấy được khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ thi sĩ.
* Giá trị nghệ thuật
Bài thơ khẳng định tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật dùng từ, xây dựng hình ảnh
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?
– Hoàn cảnh của nhà thơ:
+ Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn: nhịp điệu hối hả, liên tục của âm thanh tiếng trống cho thấy thời gian trôi qua vội vã, gấp gáp.
+ Không gian: “văng vẳng”: Không gian mênh mông nhưng tĩnh lặng, vắng vẻ.
– Tâm trạng của nhà thơ:
+ Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, say rồi tỉnh như chuyện tình nhanh đến cũng nhanh chóng kết thúc, để lại nỗi buồn xót xa cho hạnh phúc chưa trơn
+ Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn hay cũng là tuổi xuân của tác giả đã qua.
+ Khuyết chưa tròn: Số phận chưa trọn vẹn, chưa tìm thấy hạnh phúc trọn vẹn, thể hiện sự muộn màng dở dang của hạnh phúc đối với con người.
=> Niềm mong mỏi, chờ đợi để thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.
Câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Hình tượng thiên nhiên trong câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?
– Hình tượng thiên nhiên với rêu, đá được miêu tả bằng những hành động mạnh mẽ, dứt khoát: xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây.
+ Biện pháp tu từ đảo ngữ: vị ngữ (xiên ngang mặt đất, đâm toạc chân mây) được sắp xếp khéo léo đứng trước chủ ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn).
+ Đảo trật tự từ: danh từ trung tâm (rêu, đá) được sắp xếp đứng trước các từ chỉ loại và số lượng (từng đám, mấy hòn).
+ Các động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc.
=> Cho thấy sức sống mãnh liệt của các sự vật ngay cả trong trong hoàn cảnh thử thách. Qua đó, nhà thơ cũng thể hiện rõ tâm trạng phẫn uất của con người. Đó là sức sống, sức chống cự và lòng dũng cảm vượt qua nỗi đau của con người.
Câu 3 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Hai câu thơ kết nói lên tâm trạng gì của tác giả?
– “Ngán”: trạng thái buồn chán trước cuộc sống tàn khốc, bất công.
– “Mảnh tình san sẻ”: một mảnh tình nhỏ, chưa trọn vẹn nhưng phải chia sẻ với người khác
– Từ “ lại” đầu tiên có nghĩa là một lần nữa, từ “ lại” thứ hai có nghĩa là trở về kết hợp với cụm từ “lại lại” có nghĩa là thời gian trôi qua.
– “Tí con con”: tí và con đều là tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng thêm sự nhỏ bé, tầm thường.
=> Hai câu thơ kết thúc cho thấy trạng thái buồn bã, chán chường của nhân vật trữ tình.
Câu 4 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Bài thơ vừa nói lên bi kịch vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh chị hãy phân tích điều đó.
– Bi kịch trong bài thơ là bi kịch của tuổi trẻ, của duyên phận. Tuổi trẻ trôi qua, nhưng duyên phận vẫn còn lỡ dở
– Trước sự trêu đùa của số phận, người phụ nữ luôn khao khát hạnh phúc vẫn muốn chống lại số phận nghiệt ngã
Luyện tập
Đọc Tự tình (bài I) dưới đây, nêu nhận xét về sự giống và khác nhau giữa hai bài Tự tình (I) và Tự tình (II).
– Điểm giống nhau: Thể thơ Nôm đường luật, mượn cảm quan về thời gian để diễn tả tâm trạng. Cả hai bài thơ đều là lời giãi bày, tự bạch của Hồ Xuân Hương.
– Điểm khác nhau:
+ Bài I: Nỗi oán hận, nỗi đau xót bởi đến duyên nhưng lại chẳng thể gặp duyên.
+ Bài II: Sự đau buồn, thương xót cho thân phận và nỗi phẫn uất trước duyên phận mỏng manh, dù có cố gắng gượng thoát ra nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
3. Phân tích chi tiết tác phẩm Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương:
Mở đầu bài thơ Tự tình II tác giả nhắc đến một không gian tĩnh lặng, trong không gian ấy, tiếng trống vang vọng từ xa, tiếng trống ấy phá tan sự tĩnh lặng của đêm, làm người đọc có dự cảm chẳng lành. Thủ pháp lấy động tả tĩnh đã bộc lộ cho người đọc thấy được cảm xúc của một người phụ nữ cô đơn, lẻ loi trong xã hội cũ
Tác giả sử dụng cụm từ “cái hồng nhan” để nhấn mạnh rằng một cô gái đẹp chỉ là một món đồ, một thứ hàng hóa để giải trí, chữ “cái” nhằm đã bộc lộ rõ hoàn cảnh của người phụ nữ chỉ là một món đồ mua vui cho đàn ông, dù tài sắc vẹn toàn.
Cuộc đời Hồ Xuân Hương không phải là một cuộc đời trọn vẹn, mà suốt cuộc đời bà gặp phải nhiều thăng trầm, càng tài giỏi, càng đẹp thì càng cô đơn, khốn khổ, bà không có lấy một người chồng trọn vẹn mà phải chịu cảnh chia sẻ tình yêu của mình với người khác,.
Tuy đẹp và có tài, nhưng Hồ Xuân Hương vẫn không tránh khỏi số phận đau thương, bị hạ thấp về thể xác và tâm hồn. Nỗi lòng ấy của bà dường như không ai hiểu thấu được, ngay cả chồng cũng không biết, vì vậy bà quyết định gửi gắm tất cả những điều đó vào những lời thơ tâm sự, mong thế hệ sau sẽ hiểu được tâm tư, hoàn cảnh của bà, thông cảm, yêu thương và tìm được một nửa của mình.
Dù là một người mạnh mẽ, cá tính, nhưng Hồ Xuân Hương không thể chống lại số phận mà phải chấp nhận thực tế đau thương để tiếp tục sống, phũ phàng. Nhưng ở Hồ Xuân Hương luôn có sự dũng cảm, không đánh mất bản sắc và cá tính riêng vì những đổi thay của cuộc sống. Nếu cuộc sống bất công với bà, bà sẽ mạnh mẽ, trưởng thành để tiến về phía trước vượt qua những gian khổ, tủi nhục mà cuộc sống dành cho bà.
Bằng ngôn ngữ độc đáo, tinh túy và khéo léo đưa những hình ảnh đời thường trong cuộc sống vào thơ ca, bài thơ đã khẳng định cuộc sống của Hồ Xuân Hương trong hoàn cảnh buồn tủi, khó khăn và ẩn chứa đằng sau đó là trái tim của một người phụ nữ khao khát được vươn lên, được khẳng định mình trong cuộc sống. Hồ Xuân Hương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.