“Kép tư bền” là chuyển ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Công Hoan với ngòi bút hiện thực đầy phê phán qua đó truyện tải tư tưởng về sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ với độc giả. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc bài soạn về văn bản:
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Tự đánh giá: Kép Tư Bền:
1.1. Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Nhận định nào đúng về sự thay đổi điểm nhìn trong truyện Kép Tư Bền?
A. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang khán giả
B. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang kép Tư Bền
C. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang ông chủ rạp
D. Chủ yếu chuyển từ điểm nhìn của người kể chuyện sang người bạn hát của kép Tư Bền
Trả lời:
Chọn đáp án: B.
Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Truyện Kép Tư Bền chủ yếu kể câu chuyện gì?
A. Kép Tư Bền là người hát bội rất giỏi ở Hà Nội đã ba năm nay
B. Kép Tư Bền hát bội rất giỏi nhưng anh phải nghỉ việc vì cha ốm
C. Cha của kép Tư Bền ốm, để có tiền mua thuốc và trả nợ, anh phải đi diễn hài
D. Cha của kép Tư Bền mất trong lúc anh đang đi hát để trả nợ cho chủ rạp hát
Trả lời:
Chọn đáp án: D.
Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Nhân vật kép Tư Bền không được khắc họa ở phương diện nào?
A. Ngoại hình
B. Hành động
C. Lời nói
D. Nội tâm
Trả lời:
Chọn đáp án: D.
Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Qua tác phẩm, tác giả chủ yếu ca ngợi điều gì ở nhân vật kép Tư Bền?
A. Tài năng của nhân vật
B. Sự cống hiến của nhân vật
C. Lòng hiếu thảo của nhân vật
D. Lòng tự trọng của nhân vật
Trả lời:
Chọn đáp án: C.
Câu 5 (trang 100 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phương án nào sau đây không phải là thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm?
A. Xây dựng tình huống truyện độc đáo
B. Kết hợp giữa cái bi với cái hài
C. Kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả và nhân vật
D. Ngôn ngữ giàu chất thơ
Trả lời:
Chọn đáp án: D.
1.2. Câu hỏi tự luận:
Câu 6 (trang 101 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Nêu đặc điểm (hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất) của nhân vật kép Tư Bền. Ở mỗi đặc điểm, nêu một số dẫn chứng cụ thể.
Trả lời:
– Hoàn cảnh: Nhân vật Kép Tư Bền là một diễn viên hài kịch nổi tiếng, các buổi biểu diễn của anh đều rất đông khách. Nhưng vì cha bị bệnh nặng nên anh đã không đi diễn. Ông chủ rạp kịch thấy vậy liền đòi tiền mà anh vay và dồn ép anh vào thế phải nhận vai đi diễn tiếp.
– Tính cách, phẩm chất: Kép Tư Bền là một người con hiếu thảo, thương yêu người cha già ốm đau bệnh tật của mình.
– Dẫn chứng cụ thể: Tính cách, phẩm chất của Kép Tư Bền được thể hiện qua những chi tiết, câu nói sau:
+ Anh ngồi ủ rũ trước cái gương, bụng thì rối beng, mặt thì nhăn nhó,…
+ “Sao mà lâu thế! Anh được nghỉ một chốc, mới nhờ người về thăm xem tình hình cha anh ra làm sao”.
+ “Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở”.
+ …làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt
Câu 7 (trang 101 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chỉ ra những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền trong đoạn trích từ “Một hồi chuông vừa dứt.” đến hết.
Trả lời:
– Những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền:
+ “Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào, rồi đứng thần người ra như phỗng đến một lúc”: mất hồn.
+ “Anh lại phải hò, phải hét, phải dằn từng tiếng, phải ngân từng câu, phải làm những điệu bộ, phải cười ha hả như cảnh thứ nhất”: gượng ép, nhưng vì tiền nợ, vì người cha đang ốm, anh vẫn gắng gượng tiếp tục làm trò cho mọi người cười.
+ “Còn gì đau đớn hơn tin ấy nữa! Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở”: thương xót cha nhưng anh bất lực, không thể ở cạnh cha lúc này.
+ “Mà càng thấy vắng bặt tin nhà, ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối!”: lo lắng, sốt ruột.
+ “”…Làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt”, “trong khi anh đương rối beng nghĩ đến cha anh”: ngày càng sốt ruột thêm, rối rắm, muốn nhanh chóng trở về với người cha.
Câu 8 (trang 101 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Em thích nhất điều gì trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Công Hoan ở tác phẩm Kép Tư Bền? Lí giải cụ thể.
Trả lời:
Em thích nhất cách tác giả xây dựng tình huống truyện ngang trái trong nghệ thuật kể chuyện của mình. Cách xây dựng tình huống truyện về số phậm của Tư Bền từu sung sướng, vui vẻ đến muốn khóc cũng vẫn phải bật cười, làm nổi bật lên hiện thực xã hội đáng lên án thời kì đó. Ban đầu kép Tư Bền được mọi người rất yêu mến, anh cũng vui vẻ, yêu thích với công việc của mình và đạt được sự công nhận của mọi người. Thế nhưng khi cha ốm anh phải vay tiền chưa bệnh cho cha, vẫn bị bắt phải tiếp tục diễn không được nghỉ, cho đến ngày cha mất anh vẫn đang gồng mình diễn kịch trên sân khấu. Qua đó tác giả Nguyễn Công Hoan cũng muốn nhấn mạnh xã hội phong kiến đàn áp, ách đô hộ của thực dân Pháp lúc bấy giờ khiến cho người nghệ sĩ phải hy sinh tất cả như vậy để từ đó ta biết trân trọng những con người đó hơn.
Câu 9 (trang 101 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Có thể rút ra triết lí nhân sinh nào từ truyện ngắn Kép Tư Bền?
Trả lời:
– Triết lí nhân sinh từ truyện ngắn Kép Tư Bền được tác giả xây dựng và thể hiện qua diễn biến tâm lý rằng xé trong buổi diễn của anh Tư Bền, anh yêu nghề, muốn nghỉ việc để chăm sóc người cha bị bệnh, nhưng ông chủ bắt anh phải tiếp tục diễn, đến khi cha anh mất, lòng đau hưng miệng vẫn phải cười. Qua đó, tác phẩm phản ánh chế độ xã hội cũ lúc bấy giờ, nói lên sự thật, những bi kịch sau ánh đèn sân khấu và lên tiếng bênh vực con người, bảo vệ những số phận lầm than cơ cực, để từ đó chúng ta biết yêu thương con người hơn.
Câu 10 (trang 101 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Viết một đoạn văn (khoảng 12 – 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đặt ra từ truyện Kép Tư Bền.
Trả lời:
Kép Tư Bền là tác phẩm được viết dưới ngòi bút hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan với cốt truyện đơn giản, đời thường, tái hiện thành công bối cảnh hiện thực Việt Nam đương thời dưới chế độ thực dân và phong kiên trước cách mạng tháng Tám. Tác giả đi sâu vào phân tích nhân vật và truyền tải tư tưởng của mình qua nhân vật Tư Bền, một diễn viên hài kịch, được mọi người yêu mến và thành công trong sự nghiệp. Nhưng số phận chớ trêu khi bố bị ốm anh phải vay tiền chữa trị cho cha, vẫn bị bắt phải tiếp tục diễn không được nghỉ, cho đến ngày cha mất anh vẫn đang gồng mình diễn kịch trên sân khấu. Ở câu truyện này, Kép Tư Bền đã giúp mở ra cho chúng ta những suy ngẫm về sứ mệnh của các nghệ sĩ, họ đã phải hi sinh bản thân mình mà ít ai hiểu được để cống hiến những màn trình diễn trọn vẹn, nhận được những tiếng cười rộn rã của khán giả. Đồng thời, bộc lộ thực tế xã hội phong kiến đã đàn áp, ách đô hộ của thực dân Pháp lúc bấy giờ. Câu truyện giúp chúng ta nhìn nhận lại vấn đề, suy ngẫm để từ đó biết yêu thương nhau hơn.
2. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
2.1. Tác giả:
– Tác giả Nguyễn Công Hoan (1903 – 1977), quê cũ ở Bắc Ninh, nay thuộc Hưng Yên
– Từ nhỏ, ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho, sau khi tốt nghiệp đại học ông bắt đầu công việc đi dạy.
– Nổi bật là một nhà văn có phong cách nghệ thuật tiêu biểu, là một cây bút viết văn xuất sắc và được coi là bậc thầy ở thể loại trào phúng ông lại rất thành công, sử dụng tiếng cười để châm biếm, đả kích sự thống trị đầy tàn bạo của thực dân Pháp và bọn quan lại tay sai.
– Ông để lại nhiều những tác phẩm đồ sộ, trong đó bao gồm hơn 20 tiểu thuyết như Ông chủ (1935), Bước đường cùng (1938), Lá ngọc cành vàng (1935), … và khoảng 200 truyện ngắn như Kép Tư Bền (1935), Hai thằng khốn nạn (1937), Người vợ lẽ bạn tôi (1937),…
2.2. Tác phẩm:
– Tác phẩm Kép Tư Bền thuộc thể loại: Truyện ngắn
– Phương thức biểu đạt: Tự sự
– Hoàn cảnh xuất xứ: Là một trong những tác phẩm truyện ngắn nổi bật của Nguyễn Công Hoan, được ông sáng tác vào năm 1935.
– Nội dung chính: Tác phẩm Kép Tư Bền có nội dung chính là từ nhân vật Tư Bền, phản ánh hiện thực của những nghệ sĩ đất nước ta thời thực dân Pháp. Qua đó ta thấy được sứ mệnh cao cả của những người nghệ sĩ lúc bấy giờ.
– Nghệ thuật:
+ Tạo tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn
+ Khắc họa số phận nhân vật độc đáo
3. Tóm tắt tác phẩm:
Kép Tư Bền của tác giả Nguyễn Công Hoan là tác phẩm được viết dưới ngòi bút hiện thực phê phán, với cốt truyện đơn giản, đời thường, tái hiện sâu sắc bối cảnh hiện thực Việt Nam đương thời dưới chế độ thực dân và phong kiên trước cách mạng tháng Tám. Tác giả đi sâu vào phân tích nhân vật và truyền tải tư tưởng của mình qua nhân vật Tư Bền, một diễn viên hài kịch, anh yêu thích công việc của mình, được mọi người yêu mến và thành công trong sự nghiệp. Nhưng số phận chớ trêu khi bố bij ốm anh phải vay tiền chữa trị cho cha, vẫn bị bắt phải tiếp tục diễn không được nghỉ, cho đến ngày cha mất anh vẫn đang gồng mình diễn kịch trên sân khấu. Ở câu truyện này, Kép Tư Bền đã giúp mở ra cho chúng ta những suy ngẫm về sứ mệnh của các nghệ sĩ, họ đã phải hi sinh bản thân mình để cống hiến những màn trình diễn trọn vẹn. Mang lại cho khán giả những tiềng cười ròn rã, nhưng sau vầng hào quang sân khấu ấy, là một bi kịch khổ đau mà ít ai hiểu được. Câu truyện giúp chúng ta nhìn nhận, biết cách lắng nghe nỗi lòng và trân trọng con người hơn. Tác phẩm ca ngợi con người giàu lòng thương, những người nghệ sĩ sau ánh hào quang nơi sân khấu. Đồng thời, bộc lộ thực tế xã hội phong kiến bóc lột, vô cảm lúc bấy giờ.
4. Dàn ý phân tích Kép tư bền:
a, Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu tác giả Nguyễn Công Hoan và tác phẩm Kép Tư Bền.
b, Thân bài
Đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật và đưa ra nhận xét của bản thân:
– Đặc điểm, hoàn cảnh, tính cách nhân vật Kép Tư Bền.
– Chi tiết thể hiện tâm trạng của nhân vật.
– Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật
c, Kết bài
Nêu lại nội dung tác giả muốn phản ánh qua tác phẩm.