Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Ngữ văn

Soạn bài Trưởng giả học làm sang (Văn 8 Kết nối tri thức)

  • 04/09/202404/09/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    04/09/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Trưởng giả học làm sang trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II, văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho độc giả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả bài soạn tác phẩm Trưởng giả học làm sang.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Trước khi đọc:
      • 2 2. Đọc văn bản:
      • 3 3. Khái quát tác giả, tác phẩm:
        • 3.1 3.1. Tác giả Mô-li-e:
        • 3.2 3.2. Tác phẩm Trưởng giả học làm sang:

      1. Trước khi đọc:

      (trang 101, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

      Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình mà em yêu thích.

      Phương pháp giải:

      Chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phi, tiểu phẩm, chương trình mà em yêu thích.

      Lời giải chi tiết:

      Em được biết về bác Công Lý thông qua vai diễn Bắc Đẩu trong chương trình Gặp nhau cuối năm của VTV. Ngay từ lần đầu, em đã rất ấn tượng với lối diễn xuất tự nhiên và dí dỏm của bác.

      Bác Công Lý không cao lắm, có thân hình rắn chắc, khoẻ khoắn. Với nước da ngăm cùng gương mặt phúc hậu, trông bác ấy thật nam tính. Con người của bác ấy chân chất và mộc mạc. Ở bên ngoài sân khấu, bạn có thể gặp bác ăn uống và đi dạo ở các nơi dân dã. Tuy không nổi tiếng, nhưng bác Lý luôn hoà đồng với mọi người.

      Suốt bao năm làm nghề, ngoài phim hài, nghệ sĩ Công Lý cũng tham gia đóng nhiều bộ phim chính kịch hay và nổi tiếng. Lúc nào bác cũng tận tâm với nghề, nói không với các scandal. Chính vì vậy, em luôn yêu quý và ngưỡng mộ bác.

      Em mong rằng, bác Công Lý sẽ tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật nước ta. Em sẽ mãi là fan hâm mộ trung thành của bác ấy.

      2. Đọc văn bản:

      (trang 104, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

      Tại sao lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?

      Phương pháp giải:

      Đọc kỹ văn bản để trả lời.

      Lời giải chi tiết:

      Lý do lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười: Lão Giuốc-đanh trọc phú dốt nát chỉ vì thói đua đòi làm sang đã bị bác phó may cùng chú thợ phụ lợi dụng hòng phát tài. Lão đã khiến Ni – côn mỉm cười khi mà lão nghĩ rằng cứ mặc áo ngược hoa thì mới là sang và cứ móc hết tiền để trả cho chú thợ phụ rồi mua lấy những cái tên kêu mỹ miều.

      Câu 1 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

      Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

      Phương pháp giải:

      Đọc kỹ văn bản để trả lời.

      Lời giải chi tiết:

      Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết:

      – Đôi tất lụa chật quá, tôi khổ sở vô cùng mới xỏ chân vào được.

      – Áo bị may ngược hoa.

      – Đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều, và thích hợp nhất. Sáng chế ra được một kiểu áo lễ phục trang nghiêm mà không phải màu đen, thật là một kỳ công tuyệt tác.

      – Tôi có đem người đến để mặc áo cho ngài theo nhịp điệu, vì những loại áo này phải mặc có nghi lễ.

      Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

      Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

      Phương pháp giải:

      Đọc kỹ văn bản để trả lời.

      Lời giải chi tiết:

      Hành động cười của nhân vật Ni-côn cho thấy trang phục của ông Giuốc – đanh quá lố bịch, bị thợ may lừa che một cách trắng trợn như thế. Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có cảm thấy bộ quần áo của ông Giuốc-đanh là đáng cười. Lý do:

      Xem thêm:  Bố cục, tóm tắt vở kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e

      Giuốc-đanh bực mình lắm nhưng khi thấy bác phó may bảo quý tộc hay mặc thì ông cũng thôi, bởi vì miễn ông may nó giống một quý tộc là được. Chỉ cần có thế thì bác phó may không phải may lại mà cứ được khen là may được kia mà. Tất cả mọi thứ được qua loa khi bộ áo khen là kiểu quý tộc cho nên chuyện cắt xén vải cũng không đáng bận tâm lắm. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì tất nhiên là may cánh hoa hướng lên trên, thế mà bác phó không hiểu là do vụng hay do cố ý biến Giuốc-đanh trở thành cười cho thiên hạ mà đã may hoa hướng về phía dưới.

      Câu 3 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

      Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

      Phương pháp giải:

      Đọc kỹ văn bản để trả lời.

      Lời giải chi tiết:

      – Ông Giuốc – đanh đặt may quần áo với mong ước trở nên giàu có, chính thức bước chân vào xã hội thượng lưu.

      – Ở cảnh đầu của vở diễn, tính cách ngông cuồng, tham lam của Giuốc-đanh thể hiện trong cuộc trò chuyện với bác phó thợ may.

      – Tính cách ngông cuồng đòi trở thành quý tộc của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Lần này đến lượt tay thợ phụ lợi dụng ông ta.

      – Ông dễ bị thợ may lừa gạt, lợi dụng và trở nên làm trò mua vui trong mắt người khác vì ông mê đến độ loá mắt, mù quáng, si mê, không phân biệt rõ được thực hư, ưa nghe lời tâng bốc, tự ảo tưởng về bản thân

      Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

      Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

      Phương pháp giải:

      Đọc kỹ văn bản để trả lời.

      Lời giải chi tiết:

      Điều đáng chú ý của lời thoại trong mỗi lớp kịch nói: sự đối lập, biểu lộ ở sự không phù hợp giữa tên gọi và nội dung sự việc (bít tất chật, giày chật, áo hoa ngược >< thợ tài nhất thiên hạ; áo hoa >< bộ lễ phục đẹp nhất triều đình; cởi tuột quần cộc, lột áo ngắn, mặc theo nhịp nhạc >< cách thức mặc của những nhà quý phái); sự tranh luận của ông Giuốc-đanh với phó may (ông Giuốc-đanh phát hiện lỗi của trang phục >< phó may biện hộ => ông Giuốc-đanh thỏa hiệp); ngữ điệu và lời lẽ của ông chủ với đầy tớ (quát mắng >< cười vào mặt chủ). Bên cạnh đó, lời thoại hướng đến tính chất bình dân, ngôn từ đơn giản, dân dã biểu hiện ở các từ ghép, từ lóng, hô ngữ, câu hỏi, câu cảm thán, thoại lửng. ..

      Câu 5 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

      Xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của nhân vật này và các nhân vật khác.

      Phương pháp giải:

      Đọc kỹ văn bản để trả lời

      Lời giải chi tiết:

      Những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật khác xoay quanh sự việc ông Giuốc-đanh mặc trang phục:

      Xem thêm:  Bố cục, tóm tắt vở kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e

      – Ông Giuốc-đanh với phó may: chỉ ra những điểm thiếu sót của trang phục, thỏa hiệp với thợ may >< phản đối, biện hộ, ve vuốt, lúc tiến lúc lùi

      – Ông Giuốc-đanh với thợ bạn: gọi ông Giuốc-đanh bằng ngôn từ sang trọng, quý tộc (lừa mị bằng danh ảo) >< đắc ý, cho tiền (mất tiền thật)

      – Ông Giuốc-đanh với Ni-côn: sai bảo, quát mắng, dọa đánh >< cười, xin được cười

      Câu 6 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

      Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

      Phương pháp giải:

      Đọc kỹ văn bản để trả lời.

      Lời giải chi tiết:

      Một số thủ pháp trào phúng được sử dụng trong đoạn trích: đối nghịch, phóng đại, tăng tiến, nghi lễ kì cục, thoại bỏ lửng.

      – Thủ pháp đối nghịch: biểu hiện ở sự không tương xứng giữa tên gọi và thực chất sự việc

      – Thủ pháp tăng tiến: nhóm bạn sử dụng những danh xưng nâng dần cấp bậc quý tộc, theo đó, ông Giuốc-đanh cho tiền không tiếc tay, thể hiện thái độ mỉa mai với tên quý tộc nghĩ rằng danh xưng cùng y phục đã là đủ khiến mình trở thành vương giả

      – Sử dụng nghi lễ tuỳ tiện: nghi lễ khoác lễ phục lên ông Giuốc-đanh không theo quy tắc và chuẩn mực nhất định

      – Thoại bỏ lửng: loài thoại của ông Giuốc-đanh bị gián đoạn khi Ni-côn cắt lời ông chủ bởi nụ cười hoặc lời cầu xin được cười

      Câu 7 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

      Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

      Phương pháp giải:

      Đọc kỹ văn bản và đặt mình vào vị trí nhân vật để trả lời.

      Lời giải chi tiết:

      Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để thể hiện đoạn trích trên, em sẽ chọn trang phục mặc áo khoác, áo gi-lê, quần ống túm. Áo sơ mi được sử dụng phổ biến nhất với hoa văn thêu và trang trí trên vải. Loại ren đăng-ten jabot cũng tiếp tục được dùng làm viền cổ áo. Quần ống loe (breeches) thường dừng lại ở đầu gối, với tất trắng đi bên dưới và đế giày bản vuông lớn. Áo khoác được mặc bó sát và không nở rộng như áo choàng ở thời baroque. Mũ tricorne trở nên thịnh hành trong thời kỳ Phục hưng, được trang trí với bím tóc và tô điểm bởi da lạc đà. Tóc giả cũng được làm và chủ yếu là màu trắng. Kiểu tóc cadogan của nam giới phát triển và trở nên thịnh hành trong thời kỳ đầu với tóc được quấn chéo trên tai. Tầng lớp quý tộc Pháp mặc trang phục cực kỳ sang trọng và còn được gọi là “Macaroni”.

      Câu 8 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

      Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không? Cho ví dụ.

      Phương pháp giải:

      Đọc kỹ văn bản và dựa vào hiểu biết thực tế để trả lời

      Lời giải chi tiết:

      Trong cuộc sống ngày nay cũng có khá nhiều trường hợp như ông Giuốc – đanh vì thói đua đòi làm sang, bên ngoài hào nhoáng nhưng bên trong trống rỗng không chút kiến thức.

      Sau khi đọc Viết

      (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

      Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên.

      Phương pháp giải:

      Dựa vào nội dung văn bản đã được học để viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em.

      Xem thêm:  Bố cục, tóm tắt vở kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e

      Lời giải chi tiết:

      Chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên là chi tiết có kịch tính cao. Bác phó may đang từ thế bị động (bị Giuốc – đanh phát hiện là may ngược hoa), bất ngờ chuyển hướng sang thế chủ động, tiến công đối thủ với hai đề nghị liên tiếp: Nếu ngài muốn thế thì tôi sẽ cho may hoa xuôi lại thôi mà và Đề nghị ngài cứ lùi. Thế là Giuốc-đanh sợ, cứ lùi tiếp. Lão lấy làm sợ là phải vì nếu bác phó nổi lên cơn tự ái may hoa mà cho lệch hướng thì còn gọi là quý tộc nữa? Cho nên lão vội vàng hỏi bác phó may xem liệu bộ lễ phục lão mặc có vừa không. Điều đáng buồn cười thứ nhất là lễ phục của giai cấp quý tộc châu Âu trước kia đều được may bằng thứ vải đẹp, đắt tiền, màu đen. Còn bác phó thì may lễ phục cho Giuốc-đanh bằng vải hoa, loại vải chủ yếu được sử dụng may y phục cho đàn bà hoặc trẻ con. Điều đáng buồn cười thứ hai là vải hoa thì tất nhiên là may cánh hoa hướng lên trên, còn bác phó không hiểu là vì vụng về hay do muốn biến Giuốc-đanh trở thành cười cho thiên hạ mà đã may hoa hướng xuống phía dưới. Giuốc-đanh phát hiện ra điều kỳ lạ nhưng chỉ cần bác phó may bịa ra việc mấy người quý sẽ cùng mặc như thế này nữa là lão đồng ý ngay. Sau đấy, Giuốc-đanh tiếp tục phát hiện thấy bác phó may ăn bớt vải của anh khi may ra bộ lễ phục mới rồi liền giành lấy thế thượng phong và trách móc bác ta. Bác phó may chống đỡ khôn khéo: Vì thứ vải đắt hơn nên tôi đã lấy thêm một áo để mặc và phá thế bí bằng việc dò hỏi Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lễ phục mới không. Bác phó may nhanh trí khôn khéo đã đánh trúng tâm lí Giuốc-đanh đang nóng lòng muốn trở thành “quý tộc” nên bỏ qua việc ăn bớt vải của anh.

      3. Khái quát tác giả, tác phẩm:

      3.1. Tác giả Mô-li-e:

      – Mô-li-e (1622 – 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin.

      – Molière sinh ở Paris, gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời. Lên 10 tuổi, Mô-li-e mồ côi mẹ. Molière học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin.

      3.2. Tác phẩm Trưởng giả học làm sang:

      Thể loại

      Trưởng giả học làm sang thuộc thể loại hài kịch

      Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

      Trưởng giả học làm sang trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II.

      Bố cục văn bản Trưởng giả học làm sang

      Bố cục văn bản gồm 2 phần:

      – Phần 1: Lớp V – hồi hai: Ông Giuốc-đanh và những tên thợ may.

      – Phần 2: Lớp I, II – hồi ba: Ông Giuốc-đanh và những tên hầu.

      Giá trị nội dung

      Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho độc giả.

      Giá trị nghệ thuật

      Sử dụng lời thoại sống động, chân thật và hợp lý, nghệ thuật tăng cấp làm cho lớp kịch ngày càng thu hút, tính cách nhân vật càng thể hiện thành công, rõ nét.

       
       
       
       
       
       
       
       
       
       
       

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Soạn bài Trưởng giả học làm sang (Văn 8 Kết nối tri thức) thuộc chủ đề Trưởng giả học làm sang, thư mục Ngữ văn. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Bố cục, tóm tắt vở kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e

      Trưởng giả học làm sang là một trong những vở hài kịch thành công nhất của Môlie. Ông đã tạo nên bức tranh xã hội Pháp thế kỷ XVII vô cùng sinh động và chân thật. Mời bạn đọc theo dõi.

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Phân tích văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
      • Bàn tay mở rộng trao ban tâm hồn mới tràn ngập vui sướng
      • Viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách
      • Thuyết minh Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) hay nhất
      • Phân tích và cảm nhận về chân dung Đô-xtôi-ép-ki hay nhất
      • Trình bày ý kiến về: Những lưu ý khi sử dụng ChatGPT
      • Phân tích văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư hay nhất
      • Dẫn chứng nghị luận xã hội về sự tự tin trong cuộc sống
      • Soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương ngắn gọn nhất
      • Phân tích Con chim chiền chiện của Huy Cận hay nhất
      • Các bộ đề đọc hiểu bài Tư cách mõ của Nam Cao có đáp án
      • Cảm nhận về nhân vật cô em gái Kiều Phương hay nhất
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • NATO là gì? Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
      • Sáng kiến kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng
      • Khóc nhiều sẽ bị gì? Khóc nhiều quá thì có bị mù không?
      • Dịch vụ đại diện xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ
      • Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế uy tín trọn gói
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Bố cục, tóm tắt vở kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e

      Trưởng giả học làm sang là một trong những vở hài kịch thành công nhất của Môlie. Ông đã tạo nên bức tranh xã hội Pháp thế kỷ XVII vô cùng sinh động và chân thật. Mời bạn đọc theo dõi.

      Xem thêm

      Tags:

      Trưởng giả học làm sang


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Bố cục, tóm tắt vở kịch Trưởng giả học làm sang của Mô-li-e

      Trưởng giả học làm sang là một trong những vở hài kịch thành công nhất của Môlie. Ông đã tạo nên bức tranh xã hội Pháp thế kỷ XVII vô cùng sinh động và chân thật. Mời bạn đọc theo dõi.

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        19006568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ
      ID: 44308