Với soạn bài Trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7. Xin mời bạn đoc theo dõi bài viết sau Soạn bài Trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ:
Câu 1 (trang 117 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Văn bản trên Giới thiệu trò chơi gì và của dân tộc nào?
A. Đánh khăng của người Kinh
B. Đánh trỏng của người Khmer
C. Đánh kol của người Khmer
D. Đánh kol của người Chăm
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án: C. Đánh kol của người Khmer
Câu 2 (trang 117 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Theo văn bản, phần lớn người Khmer cư trú và sinh sống ở đâu?
A. Nam Trung Bộ
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Kon Tum
D. Đông Nam Bộ
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án: B. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3 (trang 117 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Các trò chơi dân gian tiêu biểu của người Khmer thường được tổ chức ở đâu?
A. Tại các phum, sóc, sân chùa, trường học
B. Chỉ ở sân các trường học phổ thông
C. Chỉ tại các sân chùa có diện tích rộng
D. Chỉ ở các bãi đất rộng của phum, sóc
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án: A. Tại các phum, sóc, sân chùa, trường học
Câu 4 (trang 117 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Kol là gì ?
A. Một khúc cây tròn, ngắn, dài chừng 5 đến 10 cm, bằng ngón tay cái.
B. Một khúc cây tròn, ngắn, cứng ,dài khoảng 3 đến 5 cm, bằng ngón tay cái.
C. Một khúc cây tròn, ngắn, cứng ,dài Chừng 5 đến 8 cm, bằng ngón tay cái.
D. Một khúc cây tre dài chừng 5 đến 8 cm, bằng ngón tay cái, có màu xanh.
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án: C. Một khúc cây tròn, ngắn, cứng ,dài Chừng 5 đến 8 cm, bằng ngón tay cái.
Câu 5 (trang 117 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trò chơi đánh kol có quy định gì về số lượng người chơi?
A. Bao nhiêu người cũng được
B. Từ 5 đến 10 người
C. Mỗi phe 10 người
D. Mỗi phe 5 người.
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án: B. Từ 5 đến 10 người
Câu 6 (trang 117 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phương án nào nêu quy định về kích thước của sân chơi kol?
A. Mỗi phe đứng dàn ngang ở vạch cuối sân
B. Giữa sân có một gạch ngang chia đôi hai bên
C. Một khoảng sân rộng bằng non nửa sân bóng đá
D. Giữa lằn gạch có một lỗ tròn
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án: C. Một khoảng sân rộng bằng non nửa sân bóng đá
Câu 7 (trang 118 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Câu nào miêu tả động tác bắt đầu cuộc chơi kol?
A. Nếu đỡ hụt (không bắt được kol) thì người đỡ phải nhặt khúc kol chạy đến vạch cho vào lỗ.
B. Mỗi bên lần lượt cử người cầm khúc gậy gỗ dài chừng 1m gõ cho kol bay lên vừa tầm và đánh về phía đối phương.
C. Người cầm gậy phía bên kia bắt chụp được kol thì mang lại lỗ và đánh trả lại phía đối phương.
D. Người bị truy đuổi phải truyền khúc kol lại cho phe mình và tìm cách làm sao cho kol vào lỗ là thắng.
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án: B. Mỗi bên lần lượt cử người cầm khúc gậy gỗ dài chừng 1m gõ cho kol bay lên vừa tầm và đánh về phía đối phương.
Câu 8 (trang 118 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Quy định về phần thưởng cho đội thắng trong trò chơi kol thường là gì?
A. Người thua phải cõng người thắng
B. Người thua phải quỳ trước người thắng
C. Tùy theo giao kết của hai bên
D. Người thắng được thưởng tiền
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án: A. Người thua phải cõng người thắng
Câu 9 (trang 118 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Câu nào sau đây có trạng ngữ được mở rộng?
A. Người cầm gậy phía bên kia bắt (chụp) được kol thì mang lại lỗ và đánh trả lại phía đối phương.
B. Trên một khoảng sân rộng bằng non nửa sân bóng đá, người chơi chia làm hai phe từ 5 đến 10 người một phe.
C. Người bị truy đuổi phải chuyền khúc kol lại cho về phe mình và tìm cách làm sao cho kol vào lỗ là thắng.
D. Chơi kol gần giống như trò chơi đánh trỏng (Nam Bộ), đánh khăng của người Kinh (phía Bắc).
Hướng dẫn trả lời:
Đáp án: B. Trên một khoảng sân rộng bằng non nửa sân bóng đá, người chơi chia làm hai phe từ 5 đến 10 người một phe.
Câu 10 (trang 118 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Tìm trong phần mở đầu văn bản, dẫn ra một câu người viết ca ngợi văn hóa truyền thống của người Khmer Nam Bộ.
Hướng dẫn trả lời:
Câu văn người viết ca ngợi văn hóa truyền thống của người Khmer Nam Bộ là: “Cũng như các dân tộc khác, người Khmer có một nền văn hóa đậm đà bản sắc, phong phú và đa dạng.”
2. Tìm hiểu thêm về trò chơi kol của người Khmer Nam Bộ:
Trò chơi kol của người Khmer Nam Bộ là một trò chơi dân gian đặc sắc và hấp dẫn, thể hiện sự khéo léo, nhanh nhẹn và đoàn kết của người chơi. Trò chơi này có cách chơi gần giống như trò chơi đánh trổng của người Kinh, nhưng có một số điểm khác biệt. Kol là một khúc cây tròn ngắn, cứng, dẻ, dài khoảng 5-8cm bằng ngón tay cái. Người chơi chia làm hai phe, mỗi phe từ năm đến mười người, đứng dàn ngang ở hai đầu của một khoảng sân rộng bằng nửa sân bóng đá. Giữa sân có một vạch ngang chia đôi bên và một lỗ tròn để khúc kol. Mỗi bên lần lượt cử người cầm khúc gậy gỗ dài khoảng 1m gõ cho kol bay lên vừa tầm và đánh về phía đối phương. Nếu người cầm gậy phía bên kia bắt được kol thì mang lại lỗ và đánh trả lại. Nếu lỡ hụt thì phải nhặt kol chạy đến vạch cho vào lỗ. Lúc này phe kia ùa ra cản và cướp kol trở lại cho phe mình và tìm cách làm sao cho kol vào lỗ thắng. Phe nào cướp được kol thì phe kia bị thua và phải chịu một yêu cầu nào đó của phe thắng. Trò chơi kol không chỉ giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, tinh thần thi đua mà còn góp phần duy trì và phát huy nền văn hóa dân gian của người Khmer Nam Bộ.
3. Một số trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ:
3.1. Một số trò chơi tiêu biểu:
Trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ là một phần quan trọng của nền văn hóa đa dạng và đặc sắc của dân tộc này. Người Khmer Nam Bộ có nhiều trò chơi hấp dẫn và thú vị, thể hiện sự khéo léo, nhanh nhẹn và đoàn kết của bà con. Một số trò chơi tiêu biểu như sau:
– Đánh Kol: Đây là một trò chơi khá phổ biến, được chơi trên một khoảng sân rộng bằng non nửa sân bóng đá. Người chơi chia làm hai phe, từ năm đến mười người một phe. Mỗi phe đứng dàn ngang ở vạch cuối sân. Giữa sân có một vạch ngang chia đôi bên và một lỗ tròn để khúc Kol. Kol là một khúc cây tròn ngắn, cứng, dẻ, dài chừng 5 – 8cm bằng ngón tay cái. Mỗi bên lần lượt cử người cầm khúc gậy gỗ dài chừng 1m gõ cho Kol bay lên vừa tầm và đánh Kol về phía đối phương. Nếu người cầm gậy phía bên kia bắt (chụp) được Kol thì mang lại lỗ và đánh trả lại. Nếu lỡ hụt (không bắt được Kol) thì người đỡ phải nhặt khúc Kol chạy đến vạch vào lỗ. Lúc này mọi người phe kia ùa ra cản và giành, cướp khúc Kol trở lại cho phe mình và tìm cách làm sao cho Kol vào lỗ thẳng. Phe kia nếu cướp được Kol thì bên giữ Kol bị thua. Tùy theo giao kết, thường thì những người bên thua phải cõng những người bên thắng đi một vòng sân hoặc chịu một yêu cầu khác.
– Lbeng Arat Sva: Đây là trò chơi của trẻ con Khmer Nam Bộ còn gọi là trò chơi “khỉ nhập”. Lbeng Arat Sva thường được tổ chức vào những đêm trăng sáng ở trước sân nhà, sân phơi lúa. Bắt đầu cuộc chơi, bọn trẻ gom lại rồi chọn một người làm khỉ, khỉ bị bịt mắt và ngồi giữa sân. Bọn trẻ con đi vòng quanh vừa vỗ tay vừa nói những câu chọc tức khỉ. Khi đám trẻ đi đủ ba vòng và không nói nữa, người làm khỉ lộn đầu ba lần rồi nhảy lên đuổi bắt bọn trẻ. Bắt được người nào khỉ cắn người đó (giả vờ). Bọn trẻ không được đánh khỉ mà chỉ xúm lại cố kéo người bị khỉ cắn ra. Trò chơi cứ thế kéo dài đến khi lũ trẻ chán thì dừng lại. Khi nghỉ chơi, một đứa trẻ phải đi hái lá môn múc nước về té vào khỉ cho nó trở lại kiếp người, vì lúc bắt đầu chơi nó đã làm phép cho “khỉ nhập” rồi!
– Qòng Hơ Khlen: Đây là trò chơi thả diều của người Khmer Nam Bộ, thường tổ chức vào tháng 11 (tháng Maksir của người Khmer). Diều có nhiều loại khác nhau như: Khlen Phnong dài 3 – 4m trên đầu mang một “cây đờn” được làm bằng tre dán giấy (giống như sáo của người Kinh). Tùy theo gió to hay yếu, diều bay cao hay thấp mà “cây đờn” phát ra âm thanh to hay nhỏ. Ngoài loại diều sáo còn có loại diều “đấu”. Diều đấu có mỏ nhọn bằng tre vót sắc, bén, có thể đâm rách diều đối phương. Người chơi diều đấu phải khéo léo điều khiển dây diều để tìm cách tấn công hoặc né tránh đối thủ. Trò chơi thả diều không chỉ là một sở thích mà còn là một nghệ thuật của người Khmer Nam Bộ.
3.2. Giá trị trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ đối với văn hóa truyền thống Việt Nam:
Các trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ là một phần quan trọng của nền văn hóa truyền thống Việt Nam. Chúng không chỉ phản ánh bản sắc, tinh thần và niềm vui sống của người Khmer mà còn góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp phát triển và hội nhập.
Các trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ không chỉ mang lại niềm vui, sức khỏe cho người chơi mà còn giúp họ gắn kết với nhau và với cộng đồng. Chúng cũng là những hoạt động giáo dục ý thức dân tộc, tôn trọng và học hỏi lẫn nhau giữa các dân tộc anh em trong cùng một quốc gia. Các trò chơi dân gian của người Khmer Nam Bộ là những giá trị văn hóa quý báu cần được bảo tồn và phát huy.