Kỹ năng trình bày vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn Soạn bài Trình bày về một vấn đề ngắn nhất (Soạn Văn 10). Mời các bạn tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Mẫu bài soạn số 1:
1.1. Định hướng triển khai:
a) Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề là việc giới thiệu, thuyết trình về một vấn đề đã được nghiên cứu, tìm hiểu theo yêu cầu đề bài.
b) Để trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, cần lưu ý thực hiện các công đoạn sau:
– Xác định rõ đối tượng nghe ai để có cách trình bày , diễn thuyết phù hợp
– Nắm vững nội dụng bài để có thể trình bày một cách rõ ràng, tự tin, chính xác,…
– Xác định thời lượng trình bày bài thuyết trình và huẩn bị dàn ý bài và các dụng cụ phục vụ cho qusa trình thuyết trình đó.
– Bắt tay vào chuẩn bị (có thể chuẩn bị theo nhóm, tìm hiểu tài liệu trên sách, bảo, Internet,) và dự kiến các câu hỏi mà người nghe có thể đặt ra khi thảo luận để chuẩn bị phần phản biện và trình bày tốt nhất.
1.2. Thực hành:
Bài tập (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1 – Cánh diều): Em hãy trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về vấn đề đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học.
a) Chuẩn bị
– Xem dàn ý và bài báo cáo đã hoàn thành ở phần Viết bài trước đó.
– Văn bản bài trình bày được chuẩn bị trên giấy hoặc trên trang trình chiếu của máy tính với hình ảnh, sơ đồ minh họa, sau đó, cần tập đọc diễn cảm các bài thơ được sử dụng làm dẫn chứng
– Thảo luận với các bạn trong nhóm về phần nội dung sẽ trình bày
b) Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình
– Chúng ta cần chú ý xem lại và bổ sung, chỉnh sửa dàn ý ở phần viết sao phù hợp với bài thuyết trình
c) Thực hành nói và nghe
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
2. Mẫu bài soạn số 2:
1.1. Xác định tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:
Việc xác định này giúp chúng ta có định hướng làm bài thuyết trình cho phù hợp với yêu cầu, mục đích của buổi thuyết trình. Nó tập trong đến việc xác định: Mục đích, nội dung muốn truyền đạt, chủ thể hướng đến,…
1.2. Tiến trình chuẩn bị:
a. Chọn vấn đề để trình bày.
– Những vấn đề xoay quanh thời gian có thể bao gồm: Cách ăn mặc của tuổi trẻ hiện nay, về tư tưởng và hình thức còn truyền thống, lễ nghi như trước không
– Đề cập đến tình hình: Ngày nay, có phần đông các bạn trẻ hiện nay thường đua đòi, và theo lối ăn mặc kiểu thời đại và lố bịch theo những văn hóa du nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau. Từ đó, chúng ta có thể đặt câyu hỏi, các ăn mặc hiện nay có ảnh hưởng tới văn hóa của cả cộng đồng như thế nào? Và mọi người xunh quanh như bạn bè, gia đình có còn quan tâm tới cách ăn mặc của tuổi trẻ nữa không.
– Xác định đối tượng người nghe và mối quan tâm của họ về vấn đề đó: gồm những người lớn, phụ huynh, và những bạn học sinh: trrong đó lưu ý đến tâm lý của người nghe, họ muốn có một vấn đề được trình bày một cách khoa học đáp ứng được yêu cầu của cả một cộng đồng, lối văn hóa không bị du nhập và lố bịch theo những lối văn hóa cá nhân.
1.3. Lập dàn ý cho bài trình bày:
– Dàn ý cho một vấn đề có thể bao gồm những phần chủ yếu sau: Lý do chọn đề tài, cách thức tổ chức và sắp xếp đề tài, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cái gì quan trọng hơn, các gì được ưu tiên, nhấn mạnh
– Những ý đó được triển khai theo ý sau:
+ Thời trang là gì?
+ Tuổi trẻ là gì?
+ Mối quan hệ giữa thời trang và tuổi trẻ, chúng ta có thể đề cập rằng tuổi trẻ ngày nay thường có xu hướng ăn mặc theo những lối nào, nó được tổ chức như thế nào, cách thức thời trang ngày nay thịnh hành ra sao.
+ Xu hướng thời trang và những ảnh hưởng của nó đến với giới trẻ.
Lưu ý rằng: Các ý tưởng phải được sắp xếp theo một trình tự cụ thể, những vấn đề trình liên quan tới thời trang và tuổi trẻ được quan tâm lên hàng đầu, những cách thức đó được tổ chức theo một cách hợp lý để giúp bài nghe theo mạch logic và thuyết phục hơn.
2.3. Trình bày:
a. Bắt đầu quá trình trình bày:
– Chúng ta cần chuẩn bị phong thái tự nhiên, tự tin và có thể trình bày theo một trình tự hợp lý, tránh sự hấp tấp vội vàng trình bày một cách hợp lý mà trình bày từ từ cụ thể và hợp lý.
– Chào cử tọa và tự giới bằng những lời lẽ thân thiện và những lời chúc để không khí được náo nhiệt hơn.
b. Quá trình trình bày:
– Khi bắt đầu một nội dung, cần phải bắt đầu mở màn bằng những câu hỏi gợi ý chú ý, hứng thú cho người nghe.
– Để chuyển từ nội dung này sang nội dung khác, chúng ta cần dẫn dắt vấn đề thật khéo léo, mạch lạc
– Trong quá trình trình bày, cần điều chỉnh nội dung, cách nói và tư thế điệu bộ giống một người chuyên nghiệp và phải hết sức tự nhiên.
3. Kết thức và cảm ơn.
– Tóm tắt nội dung đã trình bày và cảm ơn sự tham dự của khán giả.
3. Phần hướng dẫn bài viết cụ thể:
Chào các bạn. Tôi là…, và hôm nay tôi sẽ trình bày về một chủ đề thú vị trong văn học Việt Nam. Các bạn có thể đoán đó là gì không? Để giúp các bạn, hãy để tôi gợi ý: Đây là một thể loại thơ, có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã phát triển sâu rộ tại Việt Nam. Và đó chính là thể thơ Đường luật!
Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ ca là một luồng sông không ngừng chảy, từ quá khứ đến hiện tại. Mặc dù dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, văn học Việt Nam đã tự mình kế thừa, sáng tạo và phát triển. Trong số các dòng thơ, không thể bỏ qua thể thơ Đường luật, một nguồn cảm hứng không thể thiếu cho nhiều thi nhân trong thời kỳ trung đại. Thể thơ Đường luật đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học Việt Nam, tạo nên những tác phẩm đỉnh cao.
Thể thơ Đường luật đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10 với một số tác phẩm nổi bật như “Nam quốc sơn hà” (Lý Thường Kiệt?), “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải), “Thiên Trường vãn vọng” (Trần Nhân Tông), “Tĩnh dạ tứ” (Lý Bạch), “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương), “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan), và nhiều tác phẩm khác. Thể thơ Đường luật có nguồn gốc từ Trung Quốc và đạt đỉnh phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ nhà Đường, chia thành ba giai đoạn: sơ Đường (617 – 755), Trung đường (755 – 821), và Vãn Đường (821 – 907). Trong số này, giai đoạn từ năm 713 đến 766 là thời kỳ thể thơ Đường đạt đến đỉnh cao sáng tạo. Trong giai đoạn này, thể thơ Đường đã hội tụ các trường phái và khuynh hướng khác nhau như khuynh hướng hiện thực của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị; khuynh hướng lãng mạn của Lý Bạch; trường phái Sơn Thuỷ Điền Viên với Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, và trường phái Phái Biên Tái với Sầm Than, Cao Thích. Thể thơ Đường luật đã phát triển mạnh mẽ thông qua giao lưu và tiếp xúc với văn hoá, từ đó đi sâu vào lòng văn học Việt Nam.
Về nội dung, thơ Đường luật được chi phối bởi 3 cảm hứng: nỗi u hoài về thế sự, nặng niềm ưu tư xã hội; tư tưởng Đạo giáo yêu thiên nhiên, thích xa lánh việc đời, gắn với tư tưởng lão Trang và những chủ đề về Phật giáo, xa lánh đời nhưng vẫn gần nhân thế.
Về nghệ thuật, đặc điểm thơ Đường luật được tìm hiểu theo các yếu tố như sau: Thể thơ, Cấu trúc và Luật thi:
– Thơ cổ thể: nhạc phủ và cổ phong
– Thơ cận thể: Tứ tuyệt, bát cú, bài luật
Về cấu trúc, thơ Đường thường được chia thành 4 phần: Đề, thực, luận, kết (khai, thừa, chuyển, hợp) như sau:
+ Đề
+ Thực
+ Luận
+ Kết
Ngoài ra, một số bài thơ Đường có thể chia làm 3 phần: 2/4/2 hoặc 2 phần 4/4 tùy thuộc vào cảm hứng của người sáng tác cũng như sáng tạo nghệ thuật.
Để hiểu rõ hơn về phần nội dung này, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan đến phân tích thi luật thể thơ Đường như sau:
Nhiều nhà văn học nhận định rằng, “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là một tuyệt tác Đường luật Việt Nam. Bởi sự tài tình của nhà thơ vừa sử dụng ngôn ngữ Nôm của dân tộc vừa vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ.
Có thể nói, thơ Đường luật kết tinh những giá trị văn hoá tốt đẹp, là đỉnh cao của thơ ca trung đại và việc vận dụng một cách sáng tạo, nhuần nhuyễn thể thơ truyền thống của Trung Quốc nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. Do đó, tìm hiểu thơ Đường luật cũng chính là cách người đọc khám phá nền văn học cổ trung đại cũng như tư tưởng dân tộc ta trong chính thời kỳ đó.
Mình mong rằng với những gì vừa chia sẻ, chúng ta sẽ có thái độ tôn vinh, trân trọng hơn đối với thơ Đường luật và có tinh thần nghiêm túc, cầu tiến khi học tập và những niềm ham thích về thể thơ này. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của các bạn