Tài liệu hướng dẫn soạn bài Tóm tắt văn bản tự sự lớp 10 được biên soạn nhằm mục đích giúp học sinh nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính, biết tự tóm tắt một văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
Mục lục bài viết
1. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:
Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là tường thuật hoặc kể lại một cách vắn tắt các sự việc đã xảy đến với nhân vật đó. Như vậy, những sự việc (và các nhân vật) không liên quan với nhân vật chính sẽ không cần được kể lại trong bản tóm tắt này. Khi viết bản tóm tắt phải hướng đến, tập trung vào nhân vật chính để kể lại sự việc. Muốn vậy, văn bản tóm tắt phải thoả mãn được yêu cầu chung của một văn bản, trung thành với văn bản gốc, phản ánh được nội dung và các sự việc diễn ra với nhân vật chính.
2. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:
1. Đọc lại truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
a. Xác định những nhân vật chính của truyện?
b. Tìm hiểu và tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương
c. Tìm hiểu và tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Mị Châu.
d. Cho biết cách thức tóm tắt tác phẩm tự sự dựa theo nhân vật chính
Trả lời:
a. Nhân vật chính trong truyện là: Mị Châu, Trọng Thủy, An Dương Vương
b. Tìm hiểu và tóm tắt truyện theo lời An Dương Vương
– Lai lịch của nhân vật: An Dương Vương họ Thục, tên Phán, vị vua mở ra thời đại Âu Lạc ở nước ta
– Hành động, việc làm của nhân An Dương vương trong diễn biến truyện:
Dựng thành, chế nỏ thần để giữ nước.
Chấp thuận việc gả con gái cho Trọng Thủy, con trai kẻ thù
Chủ quan khinh địch để chiếm mất thành, mất nước
Chạy về phương Nam, sau khi nghe rùa Vàng nói rút kiếm chém đầu con gái.
Theo Rùa Vàng rẽ nước đi xuống biển.
– Quan hệ giữa An Dương Vương với các nhân vật khác trong truyện:
Với Rùa Vàng: Vị thần ban nỏ thần giúp vua xây thành.
Với Triệu Đà: kẻ địch muốn thôn tính đất nước
Với Mị Châu: con gái
Với Trọng Thủy: con rể
c. Tóm tắt truyện theo nhân vật Mị Châu
Tôi là con gái duy nhất của vua An Dương Vương. Sau khi An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Triệu Đà nhiều lần tấn công thành đều thất bại, lui về Trâu Sơn đắp lũy và nghĩ kế cầu hòa. Tôi biết Trọng Thủy là con trai Triệu Đà sang cầu hôn, vì nể lời vua cha và nghĩ tình thông gia hai nước nàng nhận lời. Hai vợ chồng sống với nhau rất hòa thuận. Trọng Thủy dụ Tôi cho xem chiếc nỏ thần. Tôi nghĩ tình vợ chồng, không nỡ giấu, bèn đưa cho chồng xem. Sau đó, Trọng Thủy về nước, chia tay Tôi đầy quyến luyến. Tôi thấy lạ nhưng không nghi ngờ chồng, hẹn lấy lông ngỗng làm dấu tìm nhau nếu xảy ra loạn lạc. Triệu Đà lấy được nỏ thần, ra lệnh tấn công. An Dương Vương thua, cùng Tôi chạy trốn. Cùng đường, Rùa Vàng hiện lên cho biết chính Tôi là thủ phạm. Bấy giờ, Tôi mới bàng hoàng hiểu ra tất cả, nhưng đã muộn. Nàng chỉ kịp thanh minh bằng lời nguyện thề, xin rằng khi chết, nếu thần linh chứng giám cho sự trong sáng của nàng, xin cho được hóa thành ngọc trai và chấp nhận để vua cha chém đầu. Trọng Thủy đuổi theo đến bờ biển, ôm xác Tôi về táng tại Loa Thành, vì nhớ thương nàng mà nhảy xuông giếng tự vẫn. Trai biển Đông ăn được máu của Tôi nên hóa ngọc. Đời sau đem ngọc trai biển Đông rửa vào nước giếng Trọng Thủy thì ngọc sáng hơn.
d. Các tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính:
– Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính
– Chọn được các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó
– Tóm tắt rõ các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của cốt truyện (một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).
3. Luyện tập:
3.1. Câu 1:
Dưới đây là các bản tóm tắt hai văn bản khác nhau:
(1) “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) là một trong những truyện thơ nổi tiếng nhất trong kho tàng văn học dân gian của người Thái nói riêng, của các dân tộc it người ở Việt Nam nói chung. Truyện kể lại câu chuyện tình yêu – hôn nhân của một đôi trai gái.
Truyện bắt đầu từ khi chàng trai và cô gái còn năm trong bụng mẹ. Từ ấu thơ họ đã là bạn thân thiết của nhau. Lớn lên, hai người cang quấn quýt với nhau hơn. Song cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo không nhận rể, quyết định gả con cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực, còn chàng trai, trước tình cảnh ấy quyết ra đi tìm sự giàu sang, mong trở về chuộc lại người yêu. Mấy năm trôi qua, khi người chồng hết thời hạn “rể ngoài”, rồi đủ công “rể trong”, cô gái đành phải về nhà chồng. Đúng lúc đó, chàng trai mới trở về thì mọi việc đã muộn. Đau đớn, anh đi theo tiễn dặn người yêu. Theo lời anh dặn, co gái cố làm ra vẻ vụng về, hậu đậu khiến gia đình nhà chồng chán chường mà trả về nhà cha mẹ. Trở về nhà, bị cha mẹ bán đứt vào cửa quan, cô gái càng thất vọng, đau khổ và phá phách mạn hơn: Cô “giã gạo – quăng chày; phơi thóc – chửi sàn, mắng cót; dỡ xôi – quật mâm vỡ” cốt sao để được trả về gia đình. Người nhà quan mang cô ra chợ bán “nhưng nghìn lần không đắt”. Cô gái ngày nào “ngón tay thon lá hành, đôi mắt đẹp dài như lá trầu xanh”, mà nay tiều tuỵ chỉ đáng đổi một bó lá dong. Người đổi được cô lại là anh. Nhưng anh giờ đã có nhà cao cửa rộng, vợ con yên ấm, làm sao nhận ra cô. Tủi phận, cô gái mang đàn môi anh tặng năm xưa ra thổi, gợi lại lời thề thốt ngày nào. Bàng hoàng nhận ra người yêu cũ, anh chia đôi tài sản và tiễn vợ về nhà cha mẹ đẻ. Anh cưới cô gái và hai người sống hạnh phúc bên nhau.
(Bản tóm tắt của NBS)
(2) Ví dụ như chuyện vợ chồng chàng Trương: Chàng Trương đi đánh giặc khi vợ mới có mang. Lúc trở về, con đã biết nói. Một hôm đùa với con tự xưng là bố, đứa con không nhận mà nói rằng bố nó tối tối vẫn đến. Trương buồn và ghen, đay nghiến vợ đến nỗi nàng phải tự vẫn. Một tối, ngồi bên đèn đùa với con, thấy nó chỉ lên bóng mình trên tường mà nói: “Bố đã đến kìa”. Lúc đó mới biết là mình lầm thì không kịp nữa.
Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó, nhưng dân chúng không chịu nhạn cái tình thế đau đớn ây, và cố gắng đem một nét huyền ảo để an ủi ta. Vì thế mới có đoạn thứ hai, kể chuyện chàng Trương gặp mặt vợ một lần nữa…
(Theo Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao, cổ tích)
a. Xác định phần tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương. Mục đích tóm tắt ở (1) và (2) có gì khác nhau?
b. Cách tóm tắt ở (1) và (2) khác nhau như thế nào, vì sao?
Trả lời:
a. Phần tóm tắt và sự khác nhau là:
Bài tóm tắt (1) và (2) khác nhau ở chỗ: ở bài tóm tắt (1) là tóm tắt toàn bổ câu chuyện để người đọc có thể hiểu và nắm bắt được cốt truyện, còn bài tóm tắt (2) là tóm tắt dùng dẫn chứng để nêu ra ý kiến
b. Cách tóm tắt:
Bài tóm tắt (1): tóm tắt đầy đủ câu chuyện theo diễn biến của cốt truyện.
Bài tóm tắt (2): chỉ lựa chọn một số sự việc, chi tiết tiêu biểu phục vụ cho việc làm sáng tỏ ý kiến trong bài nghị luận của mình. Cách tóm tắt rất cô đúc, gọn, rõ và nổi bật được nội dung chính.
3.2. Câu 2:
Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy dựa theo nhân vật Trọng Thủy
Trả lời:
Vốn có dã tâm nhòm ngó tới bờ cõi nước Âu Lạc, Triệu Đà nhiều lần đem quân sang xâm lược Âu Lạc. Thế nhưng lần nào đem quân sang Triệu Đà đều nhận kết cục thê thảm. Triệu Đà liền đem con trai mình là Trọng Thuỷ sang kết duyên với con gái vua An Dương Vương là Mị Châu nhằm hoà giải hai nước. Sau khi vua An Dương Vương chấp nhận mối hôn sự này, Trọng Thuỷ ở lại Âu Lạc với mưu đồ gián điệp thăm dò bí quyết chiến thắng của vua An Dương Vương. Sau khi dối lừa được Mị Châu đem lòng yêu thương, tin cậy, Trọng Thuỷ nhờ Mị Châu đưa đi coi trộm nỏ thần. Thừa cơ hội, Trọng Thuỷ đem đánh tráo nỏ thần và sau đó xin phép vua An Dương Vương về nước chăm cha ốm nặng. Trước khi rời đi Trọng Thuỷ hứa hẹn với Mị Châu, cho Mị Châu chiếc áo lông ngỗng dặn rằng nếu có chuyện dữ xảy đến thì sẽ theo chiếc áo lông ngỗng lưu lại mà cứu nàng. Thuỷ trở về mách cha đem quân sang xâm chiếm. Không có nỏ thần, đội quân vua An Dương Vương thất bại thảm hại. Nước mất nhà tan, vua An Dương Vương và con gái lên ngựa chạy theo hướng biển. Nhớ lời Trọng Thuỷ dặn dò, Mị Châu bứt lông áo ngỗng đánh dấu đường. Thuỷ theo chân Mị rượt đuổi theo nhưng nàng đã thấy Mị Châu mất tự lúc nào. Trọng Thuỷ ôm xác Mị Châu đem đến Loa Thành an táng. Một hôm trong khi đi tắm gội, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng dáng Mị Châu dưới nước liền cứ thế lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau đồn rằng đem nước ở giếng này để rửa ngọc minh châu sẽ thấy ngọc cứ ngày càng sáng dần lên.
3.3. Câu 3:
Tóm tắt truyện Tấm Cám theo nhân vật Tấm
Trả lời:
Tấm là chị cùng cha khác mẹ với Cám. Khi cha mẹ mất Tấm ở với dì ghẻ và Cám. Từ nhỏ Cám đã được mẹ đãi ăn ngon, mặc đẹp, lại không phải làm gì nặng nhọc trong khi mẹ Tấm thì làm lụng quần quật suốt ngày. Một hôm, dì gọi hai chị em lại đưa cho hai cái giỏ bảo ai ra đồng bắt được nhiều cá thì sẽ được thưởng chiếc yếm đỏ. Vốn bản tính chăm chỉ Tấm chăm chỉ bắt được một giỏ đầy rồi bị Cám lừa mất. Tấm oà khóc. Bụt hiện ra bảo Tấm đem con cá bống còn sót lại về nuôi. Khi cá lớn, mẹ con Cám rình bắt cá bống làm thịt ăn. Tấm bật khóc. Bụt bảo đem xương cốt cá đựng vào bốn lọ rồi chôn dưới chân giường. Đến ngày vua mở hội, Bụt bảo Tấm đào bốn lọ kia lên rồi lấy áo quần đẹp đẽ đi xem hội. Tấm nghe theo, quả nhiên có áo quần, ngựa xinh và cả đôi giày thêu đẹp đẽ. Trên đường đi hội Tấm làm rớt một chiếc giày. Vua nhặt được, bèn đem đôi giày ấy mời nhiều phụ nữ đi thử, bảo nếu ai đi vừa thì sẽ được vua lấy làm vợ. Tất cả mọi người ướm thử giày trong đó có cả mẹ con nhà cám đều không một ai đi vừa đôi hài. Đến lượt Tấm đi vừa như in nên được vua lấy rước vô cung. Ngày giỗ cha, Tấm về nhà làm lễ cúng tế. Mẹ con Cám lừa Tấm trèo lên cây cau rồi chặt đổ cây làm Tấm chết, nên Cám vào cung thay Tấm. Tấm chết biến thành chim vàng anh, suốt ngày quấn quýt bên vua, Cám bèn bắt chim làm thịt ăn. Lông chim vàng anh biến thành cây xoan đào, Cám bèn chặt cây xoan ấy, lấy gỗ làm khung cửi. Lại đốt khung cửi rồi đem tro đốt rất xa. Từ đám tro kia mọc lên một cây thị, trên cây có một quả thật to. Một bà lão đem quả thị ấy về nhà, nâng niu hết mực. Tấm chui ra từ quả thị, giúp bà cụ làm việc nhà. Bà cụ rình được, bèn lao đến ôm Tấm và xé bỏ vỏ trái thị. Từ đấy hai bà cháu sống với nhau thật hạnh phúc. Một hôm vua vào quán trầu của bà cụ, trông thấy lá trầu mà Tấm têm mà nhận ra vợ. Tấm theo vua trở về cung, trừng trị mẹ con Cám, và sống hạnh phúc trong cung.