Bài viết dưới đây là Soạn bài Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ: Tác giả, tác phẩm? Hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để ôn tập và nắm rõ nội dung bài học. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Tác giả Lưu Quang Vũ:
– Lưu Quang Vũ sinh năm 1948 mất năm 1988
– Quê quán: ở xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc của ông ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Từ năm 1965 đến năm 1970, ông tham gia quân đội, phục vụ trong Quân chủng Phòng không – Không quân
=> giai đoạn này thơ Lưu Quang Vũ bắt đầu nở rộ.
+ Từ năm 1978 đến năm 1988: giai đoạn này Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch, vở kịch ngắn đầu tay của tác giả là Sống mãi tuổi 17.
+ Tác phẩm tiêu biểu của ông là: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá, Chiếc ô công lý…
– Phong cách sáng tác: Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, thể hiện sự tài hoa mà còn giàu cảm xúc, trăn trở, khát vọng. Ông cũng là tác giả của nhiều truyện ngắn mang phong cách riêng, những vở kịch đi sâu vào những vấn đề trọng tâm của cuộc sống thời bấy giờ
2. Tác phẩm Tôi và chúng ta:
a. Hoàn cảnh sáng tác Tôi và chúng ta:
Trích đoạn thuộc cảnh 3 của vở kịch Tôi và chúng ta (1984). Vở kịch gồm 9 cảnh phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và cái mới để phát triển.
b. Bố cục của tác phẩm Tôi và chúng ta:
Gồm có 3 phần:
– Phần 1 (bắt đầu vở kịch cho đến …. “tăng lên ít nhất là gấp năm lần”): Giám đốc Hoàng Việt và kỹ sư Lê Sơn bắt đầu thực hiện
– Phần 2 (tiếp theo từ phần 1 cho đến …. “các đồng chí giải tán”):
– Phần 3 (tiếp tục đến hết): Phản ứng của công nhân, phó giám đốc Nguyễn Chính, kĩ sư Lê Sơn khi kế hoạch kinh doanh mới bắt đầu được thực hiện và chiến thắng của phe tiến bộ và cải cách.
c. Thể loại: kịch
d. Giá trị nội dung của tác phẩm:
Đoạn trích nêu bật vấn đề đổi mới trong sản xuất, mang lại lợi ích cho đất nước và mọi người. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh rằng muốn doanh nghiệp, muốn đất nước phát triển cần phải thoát khỏi lối tư duy lạc hậu, mạnh dạn đổi mới phương pháp tổ chức và quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
e. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm:
– Xây dựng tình huống kịch tính.
– Miêu tả rõ nét tính cách nhân vật.
3. Trả lời một số câu hỏi trong sách giáo khoa:
Câu 1 (trang 180 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Học sinh tự đọc.
Câu 2 (trang 180 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
– Mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm: Mâu thuẫn giữa hai phe đối lập, một bên là tư tưởng bảo thủ, lạc hậu và một bên là tư tưởng tiến bộ, khát khao đổi mới.
– Ý nghĩa của nó đối với việc thực hiện phát triển xã hội của chúng ta: Cần phải đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức và phương thức hoạt động.
Câu 3 (trang 180 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
– Tình huống: Khi xí nghiệp Thắng Lợi liên tục sản chậm trễ sản xuất, tình hình xí nghiệp ngày càng sa sút, giám đốc Hoàng Việt quyết định thực hiện những biện pháp táo bạo Đó cũng là lời tuyên chiến với phe của phó giám đốc Nguyễn Chính. Phản ứng dữ dội của Nguyễn Chính khiến tình hình kịch tính trở nên căng thẳng và quyết liệt hơn.
– Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm ở đây được bộc lộ đến đỉnh điểm, quyết định giữa hai tuyến tính cách: tiến bộ, nghĩ và làm và bảo thủ, máy móc.
Câu 4 (trang 180 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Tính cách của các nhân vật:
– Giám đốc Hoàng Việt: Một nhà lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm, trung thực, chính trực, quyết đoán trong tranh luận với niềm tin vào chân lý.
– Kỹ sư Lê Sơn: Một kỹ sư có năng lực, trình độ chuyên môn tốt, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị.
– Phó giám đốc Nguyễn Chính: máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian xảo, nhiều thủ đoạn, nguyên tắc cứng nhắc, lạc hậu. Anh ta khôn khéo luồn lọt, nịnh hót cấp trên.
– Quản đốc phân xưởng Trương : suy nghĩ và làm việc như máy móc, vô nhân tính, thích phô trương quyền lực, kiêu ngạo với đồng nghiệp.
Câu 5 (trang 180 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành công một tình huống căng thẳng với những nút thắt, nhưng cuối cùng những nút thắt đã được gỡ bỏ và chiến thắng thuộc về phe cải cách, tiến bộ.
Luyện tập
(trang 180 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch:
Sau một năm nắm quyền giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt quyết định củng cố xí nghiệp và triển khai phương án kinh doanh mới, dứt khoát không tuân thủ những nguyên tắc lỗi thời đã cản trở sự phát triển của xí nghiệp. Ý kiến của Hoàng Việt không được những đồng nghiệp bảo thủ đồng tình và giúp đỡ, tiêu biểu là Nguyễn Chính. Những mâu thuẫn đó đã gây nên những xung đột kịch gay gắt, dồn dập giữa hai nhân vật tiến bộ và bảo thủ, đồng thời tạo nên bối cảnh kịch hấp dẫn.
4. Phân tích vở kịch Tôi và chúng ta – Lưu Quang Vũ:
Những vấn đề mới, những xung đột kịch tính, căng thẳng, những câu chuyện hấp dẫn, những lời thoại sắc sảo… là những nét độc đáo về tư tưởng và nghệ thuật trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ. Vở kịch Tôi và chúng ta đã phản ánh gay gắt cuộc xung đột giữa hai phe phái mới và cũ, phe tiến bộ và phe bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.
Hoàng Việt – Giám đốc và Nguyễn Chính – Phó Giám đốc là hai đối thủ trong cuộc xung đột giữa hai phe phái mới và cũ này. Nguyễn Chính cho rằng muốn sản xuất thì phải theo kế hoạch mà “cấp trên” đưa ra, tuyển công nhân phải theo định mức biên chế, bà Trưởng phòng Tài vụ cho nói “không có quỹ lương cho thợ hợp đồng”, muốn mua nguyên vật liệu, vật tư “phải làm đúng những quy định”. Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố: phải chủ động lập kế hoạch, phải tuyển thêm công nhân hợp đồng, sản lượng của xí nghiệp sẽ tăng gấp năm lần, lương mỗi công nhân tăng gấp bốn lần. Phải dừng xây nhà khách để có lương trả cho công nhân trong hai tháng, sau đó mới hoàn trả. Công nhân sẽ không phải lo lắng vấn đề “bện thừng gia công kiếm thêm nữa”.
Giám đốc Hoàng Việt cũng chỉ ra những vấn đề quan trọng như phải mua thêm máy móc, nguyên vật liệu, phải sửa chữa máy móc hư hỏng. Phải dùng séc, tiền mặt để mua mọi thứ. Giám đốc ra lệnh cho phòng Tài vụ phải cung cấp tiền để sửa chữa, mua sắm các máy móc, vật liệu và khẳng định: “Tôi chịu trách nhiệm”. Nhưng bà trưởng phòng tài vụ nhất quyết không chịu chi tiền. Mâu thuẫn giữa hai bên căng trở nên gay gắt và phe cái mới quyết tâm thực hiện đến cùng.
Qua đó, chúng ta thấy rằng tư tưởng bảo thủ, cơ chế bao cấp quan liêu đã bị tư tường đổi mới giáng cho những đòn đánh mạnh mẽ, quyết liệt. Nhưng thế lực bảo thủ vẫn không chịu đầu hàng. Nguyễn Chính, một kẻ vô cùng gian xảo “từng đánh đổ bốn đời Giám dốc”. Hắn là một loại người nham hiểm, đáng sợ, “loại người nếu bắt tav mình, mình phải xem lại tay kia còn đủ năm ngón không?’. Không những thế, hắn còn rất nhiều thế lực chống đỡ ở sau lương, đó là Trần Khắc, đại diện Ban Thanh tra của Bộ!
Thật đáng buồn cho một cơ chế bảo thủ trong xã hội thời bấy giờ “làm giả thì được huân chương, còn làm thật thì lại… no đòn!” Thông qua đó, chúng ta cũng thấy được một thái độ dứt khoát, rõ ràng, dám làm, dám chịu, “chúng ta” là một tư tưởng lớn, luôn cố gắng hăng say lao động, cống hiến hết mình vì ấm no, hạnh phúc và sự phát triển giàu mạnh của đất nước.