Qua đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Bài viết dưới đây cung cấp cho độc giả bài soạn đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
Mục lục bài viết
1. Trước khi đọc:
Câu 1 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Đọc trước văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ?
Lời giải chi tiết:
– Tác giả:
Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là một nhà văn, nhà thơ và nhà soạn kịch. Ông ra đời ở Phú Thọ nhưng quê hương của ông là Đà Nẵng. Cha ông, Lưu Quang Thuận, là một nhà viết kịch. Bà Vũ Thị Khánh, mẹ của ông, là người phụ nữ mạnh mẽ. Ông có một tuổi thơ hạnh phúc ở quê hương Phú Thọ với cha mẹ yêu thương.
Khi còn nhỏ, Lưu Quang Vũ đã thể hiện tài năng thiên bẩm về nghệ thuật. Sau đó, ông chuyển đến sống tại Hà Nội từ năm 1954.
Lưu Quang Vũ là một nhà soạn kịch tài năng trong văn học hiện đại của Việt Nam. Công lao của ông không chỉ nằm ở lĩnh vực viết kịch, mà còn mở rộng ra nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn và thơ.
Các tác phẩm của Lưu Quang Vũ nổi tiếng từ những năm 80, thời điểm mà đất nước đang trải qua những khó khăn của cuộc chiến tranh. Tuy ra đi khi còn rất trẻ, nhưng ông để lại một di sản văn học vô cùng đáng quý. Có khoảng mười năm ông dành cho việc sáng tác, tạo nên gần năm mươi vở kịch. Hầu hết các vở kịch này đã được các đoàn kịch lớn dàn dựng lại dưới bàn tay của nhiều đạo diễn tài năng.
Câu 2 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tìm đọc truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt và cho biết điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ và truyện cổ tích là gì?
Lời giải chi tiết:
Biến đổi: Lưu Quang Vũ đã tiến hóa tác phẩm thành một vở kịch, tập trung vào việc phân tích kỹ lưỡng những sự mâu thuẫn giữa hình thái vật chất và tinh thần không đồng nhất, rõ ràng thể hiện sự xung đột và mâu thuẫn trong tâm hồn của nhân vật Trương Ba.
Kết thúc hoàn toàn khác biệt, trong truyền thuyết cổ tích, sự sắp đặt của thần linh được chấp nhận, nhưng trong vở kịch, Trương Ba không thể chấp nhận việc sống trong thân xác của người khác mà không còn là bản thân, do đó, anh đã chọn cách ra đi và trả lại thân xác cho anh Hàng Thịt.
2. Trong khi đọc:
Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý những phản ứng của Hồn Trương Ba trước lời nói của Xác Hàng Thịt.
Lời giải chi tiết:
Trước lời nói của Xác Hàng Thịt, Hồn Trương Ba bịt tai, không muốn nghe.
Câu 2 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý sắc thái giọng điệu của Xác Hàng Thịt.
Lời giải chi tiết:
Sắc thái giọng điệu: Xác Hàng Thịt nói một cách buồn rầu về việc không phải lỗi tại anh ta, anh ta cũng đáng được trân trọng.
Câu 3 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Vì sao càng về cuối, lời thoại của Trương Ba càng ngắn lại?
Lời giải chi tiết:
Vì: Càng về cuối, Trương Ba càng ngày càng tuyệt vọng, hiểu về những gì Xác Hàng Thịt đang nói rất hợp lý, không thể chối cãi.
Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Lập luận này của Đế Thích có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Lời giải chi tiết:
– Lập luận của Đế Thích: Đế Thích nói đến việc mỗi con người không ai được vẹn toàn mọi việc, ai cũng sẽ phải chịu đựng những khó khăn, khuôn ép, không còn là chính mình.
Thể hiện ý nghĩa tác phẩm đó là làm sao để có thể là chính mình, sống thật với con người mình.
Câu 5 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý sự thay đổi trong quan niệm về “xác” và “hồn” của Hồn Trương Ba.
Lời giải chi tiết:
Nếu lúc đầu, Hồn Trương Ba không để ý đến chuyện xác – hồn sẽ thống nhất với nhau nhưng qua những gì diễn ra, ông đã hiểu được nếu mình sống trong thể xác của kẻ khác sẽ không bao giờ được sống tự do và là chính mình được. Chỉ có Hồn Hàng Thịt mới phù hợp với Xác Hàng Thịt.
Câu 6 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Suy nghĩ về cách hành xử của các nhân vật trên Thiên Đình.
Lời giải chi tiết:
Cách hành xử: Những nhân vật trên Thiên Đình tuy làm những nhiệm vụ vô cùng quan trọng tác động trực tiếp đối với người dân nhân gian nhưng lại làm việc vô trách nhiệm thậm chí là bởi vì tình cảm cá nhân đã khiến cho một đứa trẻ con bị giết, làm việc cho có, sửa các lỗi sai một cách qua loa.
Câu 7 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Em có bất ngờ trước quyết định này của Trương Ba không?
Lời giải chi tiết:
Em không bất ngờ bởi sau khi nhập vào Xác Hàng Thịt, Hồn Trương Ba đã nhận thức rằng cho dù nhập vào ai đi chăng nữa đều sẽ không thể nào thống nhất nổi, chỉ có Xác Trương Ba mới có thể phù hợp với Hồn Trương Ba. Nhân vật chính đã nhận thức rất rõ ràng việc này và không mong muốn tái diễn những bi kịch như trước kia nữa.
Câu 8 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý những câu văn mang tính triết lí.
Lời giải chi tiết:
– Câu văn mang tính triết lí:
+ Có những cái sai không thể sửa được…Chỉ có cách đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng việc đúng khác.
+ Không thể sống với bất cứ giá nào được…
Câu 9 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý mối quan hệ giữa “sống” và “chết” trong Đoạn kết.
Lời giải chi tiết:
+ Trương Ba chết nhưng hồn của ông hiện diện trong những đồ vật, trong cây trồng…
Sống – chết có mối liên hệ mật thiết với nhau, nếu đang sống nhưng sống lại không tạo ra giá trị ý nghĩa không ai nhớ đến nữa cũng như đã chết. Ngược lại khi chết rồi nếu người nhà còn quý trọng, vẫn nhớ về những hình ảnh đẹp chắc chắn người đó sẽ sống lâu trong lòng nhiều người.
3. Sau khi đọc
Câu 1 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt cho thấy xung đột nào trong Hồn Trương Ba? Em có nhận xét gì về sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt? Ý nghĩa của sự thay đổi này là gì?
Lời giải chi tiết:
– Cuộc đối thoại của Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt trong Hồn Trương Ba đã cho thấy những mâu thuẫn sau:
+ Lời đối thoại: “tôi đã chán cái nơi ở không phải của tôi… rời khỏi cái xác này, dẫu chỉ một lát” đã cho thấy nỗi chán ngấy khi phải sống trong xác kẻ khác. Đó cũng là bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
+ Linh hồn và thân xác vốn là hai thứ vô cùng quan trọng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bất chấp lời phản bác yếu ớt của phần hồn, phần xác đã đanh thép đưa ra các bằng chứng cho thấy hồn Trương Ba cũng tha hoá theo ý muốn của hắn.
→ Từ đây cho thấy sự biến đổi thái độ của Hồn Trương Ba qua đoạn đối thoại với Xác Hàng Thịt đang hùng hồn, đanh thép đã trở nên yếu đuối dần sau khi được phần hồn đưa ra bằng chứng.
Câu 2 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch.
Lời giải chi tiết:
– Các ví dụ điển hình cho thấy những chỉ dẫn sân khấu có vai trò như thế nào đối với việc làm rõ hoàn cảnh, hành vi, tâm trạng nhân vật, quá trình diễn biến và kết thúc của vở kịch
+ Đoạn chỉ dẫn “Tới đây, mở đầu vở kịch. … chỉ còn là thân xác” đã giúp cho việc mô tả bối cảnh xảy ra việc biến đổi thân xác nhân vật Trương Ba trở nên rõ nét, giúp người đọc có hình dung dễ hơn.
+ Câu chỉ dẫn “như tuyệt vọng” trước lời thoại “Trời!” của Hồn Trương Ba đã nhấn mạnh tâm trạng của nhân vật trong cảnh ngộ bi kịch.
Câu 3 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu nào? Sự khác biệt này có vai trò gì trong việc xây dựng xung đột kịch?
Lời giải chi tiết:
– Sự mâu thuẫn đến mức độ đối nghịch về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được bộc lộ thông qua một vài câu thoại điển hình sau:
– Đế Thích: Với ông, được sống là tốt nhất nên sống dù cho đôi lúc người ta không được là chính mình cũng không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: “Ông phải sống, cho dù với bất kì giá nào”.
– Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là hạnh phúc nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng “tôi mong muốn được là tôi trọn vẹn“, “không thể nào sống với bất kì giá nào được”. Sống không là người trọn vẹn “còn đau khổ hơn nữa là phải chết”.
– Trương Ba đã trách Đế Thích rằng: “Ông cứ nghĩ như vậy là cho tôi sống, còn sống thế nào thì ông không hề hay biết!” là đúng bởi vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách trọn vẹn. Việc Trương Ba sống nhờ cái xác hàng thịt đã khiến hồn ông thành nô lệ cho thể xác và không được sống đúng với chính mình.
Sự đối lập này có ý nghĩa kích thích cao trào trong sự phát triển của bi kịch, khẳng định quan điểm sống của Trương ba.
Câu 4 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Điều gì đã khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình? Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm nào của nhân vật trong thể loại bi kịch?
Lời giải chi tiết:
– Điều khiến Hồn Trương Ba kiên quyết chọn cái chết cuộc đời mình là ông cảm thấy đau đớn, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng thịt. Trương Ba cảm thấy mình ngày càng biến chất, trở nên ích kỉ hơn, ham vật chất hơn và có những suy nghĩ không đúng đắn khi sống với vợ người hàng thịt.
– Theo em, cái chết trên cho thấy nét bi kịch của con người khi sống mà không còn là chính con người của nhân vật thuộc thể loại bi kịch.
Câu 5 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào anh hàng thịt để sống lại. Vợ anh hàng thịt kiện lên quan, quan xử cho vợ Trương Ba thắng kiện vì người mới sống dậy rất giỏi đánh cờ, không biết mổ lợn. Theo em, vì sao Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình?
Lời giải chi tiết:
Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết kiểu cổ tích vào trong tác phẩm của mình mà ông mong muốn gửi gắm thông điệp sống chết là lẽ thường tình ở đời, chế không phải là chấm hết. Bằng cái chết, nhà thơ Trương Ba đã gìn giữ lại biết bao kí ức tốt đẹp, đã truyền cho những đời sau niềm tin tưởng vào tình yêu, hạnh phúc.
Câu 6 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Em tâm đắc nhất với triết lý nhân sinh nào trong trích đoạn Tôi muốn được là tôi toàn vẹn? Triết lí ấy còn có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay?
Lời giải chi tiết:
– Em tâm đắc nhất với triết lý nhân sinh về lẽ sống của Lưu Quang Vũ trong tác phẩm Tôi muốn được là tôi trọn vẹn.
– Được sống với bản thân mình mới là điều hạnh phúc nhất. Sự sống chỉ thực trọn vẹn khi có được sự hoà hợp giữa phần hồn và phần xác. Con người muốn có cuộc sống tốt thì phải biết đối mặt với nghịch cảnh, giữ gìn nhân cách và phẩm chất tốt của mình.
Nó mang ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống hôm nay khi mà có quá nhiều vấn đề, biến cố xảy đến làm con người chúng ta không thể nào là chính mình.
4. Tìm hiểu mở rộng về tác phẩm:
4.1. Tìm hiểu chung:
* Tóm tắt: Trương Ba – người làm nông chân chất, thật thà, hết mực yêu quý vợ cùng cháu gái. Ông nổi tiếng là người đánh cờ hay và có cách đối nhân xử thế cao đẹp. Vì sự nhầm lẫn của Nam Tào, Trương Ba đang mạnh khoẻ đột nhiên chết một cách bất ngờ. Tiên Đế Thích cũng muốn có người chơi cờ với Nam Tào và muốn sửa sai cho Nam Tào đã hoá phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác một anh hàng thịt mới chết. Hồn Trương Ba đau khổ đấu tranh với những dục vọng bản năng của anh hàng thịt. Sau một thời gian, có lẽ hồn Trương Ba cũng dần bị tha hoá, gia đình Trương Ba trở nên tan nát, đau khổ. Trương Ba quyết định đốt hương kêu Đế Thích dậy để được thoát khỏi thân xác anh hàng thịt. Đế Thích tìm mọi cách khuyên ngăn và đưa những phương án khác thuyết phục hơn như cho phép Trương Ba nhập vào xác cu Tị đang hấp hối. Trương Ba xin cho cu Tị tiếp tục sống và cương quyết lựa chọn cái chết chứ không nhập vào xác ai cả vì ông không muốn “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”.
* Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Vận dụng sáng tạo tích truyện dân gian để xây dựng tình huống kịch độc đáo và gửi gắm vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện đại.
– Viết năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984 và gặt hái được thành công lớn.
– Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.
* Bố cục
– Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
– Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình
– Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba
4.2. Giá trị tác phẩm:
– Giá trị nội dung: Qua đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp: Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được tồn tại tự do với sự hoà hợp của thân xác và tâm hồn. Con người phải luôn biết đấu tranh với những khiếm khuyết của chính bản thân, chống lại sự dung tục nhằm hoàn thiện bản thân và hướng về các giá trị nhân văn cao đẹp.
– Giá trị nghệ thuật
+ Xây dựng tình huống, xung đột kịch mới mẻ, sáng tạo.
+ Đối thoại kịch thấm đẫm giá trị nhân văn, đầy kịch tính, tạo nên một chiều sâu nghệ thuật cho vở kịch.
+ Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, bối cảnh, góp phần thúc đẩy tình huống, xung đột kịch phát triển.
+ Nghệ thuật đối thoại giúp nhân vật thể hiện tính cách cùng quan điểm về lối sống tốt đẹp.