Nhằm giúp các bạn học sinh có nhiều kiến thức và nắm vững nội dung bài học, bài viết dưới đây chúng minh gửi đến bạn đọc bài soạn bài Tiếng nói của văn nghệ ngắn gọn: Tác giả, tác phẩm. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Đôi nét về tác giả, tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ:
1.1. Tác giả Nguyễn Đình Thi:
– Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924, mất năm 2003
– Quê quán: Nguyên quán ở làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu – phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
– Sự nghiệp sáng tác:
+ Ông là nhà văn, nhà phê bình văn học, nhạc sĩ Việt Nam hiện đại
+ Thuộc thế hệ nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách giáo khoa, viết tiểu luận, làm thơ, soạn kịch, viết lời phê bình
+ Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 1996
+ Tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: Bên bờ sông Lô, Vào lửa, Mặt trận trên cao…
1.2. Tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ”:
* Hoàn cảnh sáng tác:
– Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” do Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, trong tập “Mấy vấn đề văn học” (xuất bản năm 1956)
* Bố cục bài “Tiếng nói của văn nghệ”:
– Phần 1: từ đầu bài viết đến “cách sống của tâm hồn”: Nội dung của tiếng nói văn nghệ.
– Phần 2: Tiếp tục từ đoạn 1 đến hết: Văn nghệ mang lại nhiều giá trị cho đời sống con người.
* Giá trị nội dung:
– Bài văn bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống con người, giúp con người sống phong phú hơn, tự nhiên hơn, đồng thời còn giúp con người hoàn thiện nhân cách và tâm hồn.
* Giá trị nghệ thuật:
Kết cấu chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, sử dụng nhiều dẫn chứng thơ ca, văn chương, dẫn chứng thực tế, khẳng định quan điểm, bình luận, làm tăng sức hấp dẫn của bài viết.
2. Soạn bài Tiếng nói của nghệ thuật:
Trả lời câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Bài viết có bố cục giữa các phần khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống lập luận logic, mạch lạc.
– Văn nghệ không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn là những nhận thức, tư tưởng, tình cảm mới mẻ của cá nhân nghệ sĩ.
– Tiếng nói của văn nghệ có ý nghĩa thiết yếu đối với cuộc sống của mỗi con người.
– Văn nghệ có khả năng tác động tới suy nghĩ, hành động của con người và có sức hấp dẫn kỳ diệu.
Trả lời câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
– Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực cụ thể, sống động, đời sống tình cảm của con người qua con mắt, tình cảm của người nghệ sĩ.
– Nội dung của văn nghệ chủ yếu được thể hiện qua các đặc điểm sau:
+ Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng không phải là bản sao chính xác của hiện thực.
+ Tác phẩm văn nghệ có giá trị giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng không phải là những bài thuyết trình khô khan, ngược lại, khả năng tác động đến văn nghệ bắt nguồn từ những cảm xúc sâu sắc, những vui buồn, yêu ghét,… của người nghệ sĩ.
+ Nội dung văn nghệ cũng là những rung động, những cảm nhận của từng cá nhân, được mở rộng, lan tỏa từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trả lời câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Nguyễn Đình Thi đã phân tích rõ ràng về sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:
– Văn nghệ giúp chúng ta sống trọn vẹn hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.
– Trong những trường hợp con người tách biệt khỏi cuộc sống, văn nghệ là sợi dây liên kết giữa con người với thế giới bên ngoài.
– Văn nghệ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tươi đẹp và đáng yêu hơn.
Trả lời câu 4 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Văn nghệ tác động đến con người thông qua nội dung và đặc biệt là cách thức tiếp cận người đọc, người nghe:
– Cảm xúc là yếu tố quan trọng của văn nghệ.
– Sự tác động của văn nghệ đến con người chủ yếu thông qua con đường cảm xúc. Văn nghệ khiến ta yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để cuộc sống ngày một tươi đẹp hơn.
Trả lời câu 5 (trang 17 SGK Ngữ văn 9, tập 2):
Những nét độc đáo trong nghệ thuật lập luận của Nguyễn Đình Thi:
– Bố cục của tác phẩm rất chặt chẽ và hợp lí.
– Lối viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn.
– Giọng văn thể hiện sự chân thành, say mê, nhiệt huyết.
* Luyện tập:
Mỗi tác phẩm văn nghệ khi tiếp cận với người đọc đều mang trong mình một sứ mệnh cao cả. Trong những tác phẩm văn học mà tôi đã đọc, tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất với tôi là “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Nhà văn đã cho tôi hiểu được nỗi đau mà chiến tranh năm xưa gây ra, biết bao nỗi đau cho những người vô tội, biết bao máu của những người ra đi và nước mắt của những người ở lại. Đặc biệt, tác phẩm gây nên sự xúc động vì tình cha con vô cùng thiêng liêng, sâu sắc của người lính. Câu chuyện khiến tôi trân trọng hơn tình cảm gia đình, trân trọng bầu trời yên bình của ngày hôm nay và biết ơn hơn quá khứ với những đau thương của ông cha để đổi lấy cuộc sống bình yên của chúng ta ngày hôm nay.
3. Phân tích Tiếng nói của Văn nghệ:
Tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi sáng tác khi đang tham gia chiến khu
Tác giả nêu rõ “mỗi tác phẩm văn nghệ soi rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng”. Nó mang đến cho người đọc những giá trị nhân văn cao cả khác nhau. Trong đó, tác giả cũng chỉ rõ vai trò của người nghệ sĩ là mang đến cho người đọc một góc nhìn mới, một đời sống tinh thần hướng đến chân – thiện – mỹ. Sáng tạo ra những điều tốt đẹp là sứ mệnh, bổn phận của người nghệ sĩ.
Chính văn nghệ làm lay động tâm hồn họ, thổi vào cuộc sống họ những làn gió thu mát mẻ, khiến họ yêu đời hơn. Thông qua tiếng nói của văn nghệ, tác giả muốn nhấn mạnh rằng “Văn nghệ không thể xa lìa cuộc sống”. Nếu văn nghệ muốn tồn tại và có sức ảnh hưởng đến con người thì văn nghệ và tâm hồn con người trong cuộc sống phải cùng nhau hòa hợp. Văn nghệ phải phản chiếu tâm hồn sống động của con người trong cuộc sống.
Đọc một bài thơ hay, chạm đến trái tim con người, ta cảm thấy tâm trí mình mở mang và hiểu rõ được vấn đề. Văn nghệ cũng là một mặt trận và nghệ sĩ cũng là những người lính. Văn nghệ là một mặt trận cực kỳ đặc biệt, nó có khả năng tác động cực kỳ mạnh mẽ. Nó có thể khiến con người vui vẻ, yêu đời, tràn đầy sức sống. Nhưng nó cũng có thể khiến chúng ta buồn chán, suy sụp và muốn tìm đến cái chết.
Văn nghệ giúp giải thoát con người khỏi những con đường tăm tối, dẫn dắt tâm hồn con người đến những điều đẹp đẽ, lương thiện, giúp xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Văn nghệ là sự tuyên truyền thông qua ngôn ngữ, hình ảnh, cảm xúc và rung động từ tâm hồn. Văn nghệ mang đến cho con người những nguồn sống mới, dẫn dắt con người đến những con đường đúng đắn và hạnh phúc.
Bằng lối viết sâu sắc, với những lập luận chặt chẽ, lời văn rõ ràng, và rất nhiều nhiệt huyết từ tác giả, bài viết “Tiếng nói văn nghệ” của tác giả Nguyễn Đình Thi dù đã gần 70 năm trôi qua, nhưng những quan điểm của tác giả vẫn như một chân lý. Qua đó giúp người đọc hiểu rõ hơn vai trò của văn nghệ với cuộc sống con người.