Thành ngữ, điển cố là những câu nói ngắn gọn nhưng hàm chứa nội dung vô cùng sâu sắc. Trong chương trình Ngữ văn 11, các bạn học sinh sẽ được tiếp cận rõ hơn về vấn đề này. Dưới đây là soạn bài thực hành về thành ngữ, điển cố ngắn gọn nhất dành cho các bạn đọc tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Thành ngữ, điển cố là gì?
1.1. Khái niệm thành ngữ:
Thành ngữ là một câu nói hoặc cách diễn đạt được sử dụng rộng rãi có chứa một nghĩa bóng khác với nghĩa đen của cụm từ. Thành ngữ là một cụm từ mà khi được hiểu một cách tổng thể, nó có nghĩa mà bạn không thể suy ra từ nghĩa của từng từ riêng lẻ.
Các thành ngữ thường tóm tắt hoặc phản ánh một trải nghiệm văn hóa phổ biến, ngay cả khi trải nghiệm đó đã lỗi thời. Ví dụ: ” Tích tiểu thành đại” để nói lên sự kiên trì, góp nhặt từng chút một một điều gì đó như kinh nghiệm, kiến thức để xây dựng nên một khối kinh nghiệm/ kiến thức khổng lồ.
1.2. Khái niệm điển cố:
Điển cố là một từ Hán Việt có nghĩa là những tích truyện, truyện xa xưa. Điểm cố được sử dụng nhiều trong thơ ca xưa, thơ ca văn học. Mượn ý nghĩa của điển cố để nói đến những ý nghĩa xâu xa, sâu sắc hơn trong đó mà tác giả ngụ ý muốn bày tỏ.
Điển cố điển tích thường được các nhà thơ, nhà văn mượn để giáo dục, gợi nhắc con người qua những tấm gương thời xưa như hiếu thảo, phụ mẫu, trung thành,….Lấy điển tích, điển cố để xây dựng các câu thơ, câu văn, tạo bối cảnh cho câu văn, ám chỉ những hàm nghĩa sâu xa, chứa đựng nhiều tâm tư, nguyện vọng của tác giả. Dạng điển tích rất ngắn gọn, đôi khi chỉ gói gọn trong 2 từ nên việc nhận biết khá dễ dàng.
Ví dụ: Trong câu thơ “Một nền Đổng Tước khóa xuân hai Kiều”, Nguyễn Du đã nhắc tới điển cố hai chị em Kiểu trong thời Tam Quốc. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế – xã hội, con người thay đổi tư tưởng, giá trị nhân văn cũng thay đổi nên việc sử dụng các điển tích cổ trên đã ít đi rất nhiều.