Thu sang là một trong những tác phẩm của nhà thi sĩ Đỗ Trọng Khơi được sử dụng làm tài liệu trong chương trình giảng dạy Ngữ Văn lớp 7. Để biết thêm một số kiến thức liên quan, bài viết dưới đây sẽ cũng cấp một số thông tin về tác phẩm, tác giả và hướng dẫn Soạn bài Thu sang - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7 trang 86.
Mục lục bài viết
- 1 1. Soạn bài Thu sang – Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7 trang 86:
- 1.1 1.1. Cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ và cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận như vậy:
- 1.2 1.2. Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ?
- 1.3 1.3. Xác định chủ đề của bài thơ:
- 2 2. Đôi nét về tác giả Đỗ Trọng Khơi:
- 3 3. Tác phẩm Thu sang:
1. Soạn bài Thu sang – Chân trời sáng tạo Ngữ văn 7 trang 86:
1.1. Cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ và cho biết những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận như vậy:
– Cảm nhận về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong tác phẩm thơ: Tác phẩm thơ Thu Sang được tác giả khắc họa hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của tự nhiên. Tác giả sử dụng chất liệu âm thanh rộn rã náo nhiệt kết hợp với những sắc tươi sáng rực rỡ. Từ đó, thể hiện được về đẹp của mùa thu sức sống sinh động của vạn vật thiên nhiên.
– Những ngôn từ tinh tế, sâu lắng “tràn ngập nỗi mong manh”, “kiệt sức hè”, “nắng nồng”, “rộn”, “ngậm”, “rong chơi”, “khoảng ngày xanh”… được tác giả sử dụng kết hợp với hình ảnh sinh động “tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”; hình ảnh về “nắng”, hình ảnh “vườn chiều”, “mảnh trăng vàng”,… mang đến một không gian tràn ngập sắc trời mùa thu.
1.2. Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cách thể hiện tình cảm ấy trong bài thơ?
– “Tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”, “Nắng nồng theo lối hồn ve lìa ngàn”, “Heo may ngậm mảnh răng vàng rong chơi”,… Qua các từ ngữ và hình ảnh kiệt sức hè, rộn ràng lá thu sang, ngậm mảnh trăng vàng, rong chơi,… tác giả thể hiện sự giao cảm với thiên nhiên, nhìn thiên nhiên như một chủ thể. Tình cảm của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả thiên nhiên.
1.3. Xác định chủ đề của bài thơ:
– Chủ đề của bài thơ: Tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước của tác giả được bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, sinh động khi thu sang.
2. Đôi nét về tác giả Đỗ Trọng Khơi:
– Đỗ Trọng Khơi là nhà thơ nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam ông sinh vào ngày 17 tháng 7 năm 1960 tại xã Văn Cẩm, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Tên thật của ông là Đỗ Xuân Khôi. Năm ông 8 tuổi, được chẩn đoán bị mắc chứng viêm đa khớp dạng thấp và dính khớp teo cơ. Tình trạng bệnh của ông nghiêm trọng đến mức phải bỏ học. Ông đã gắn bó phần lớn tuổi ấu thơ và quãng tuổi thanh niên trong bệnh viện để chữa trị hay đến các nhà thầy lang ở trong vùng để chữa bệnh. Bố của ông đi bộ đội năm 1966 và hi sinh tại chiến trường miền Nam. Vì thế mà trong những năm tháng chữa trị Đỗ Trọng Khơi được trị bệnh được sống trong sự chăm sóc của ông bà nội mẹ và sau này là sự chăm sóc của chị gái em gái cùng con cháu trong gia đình.
– Là một người có ý chí nghị lực, ông cảm thấy không thể để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách lãng phí, Đỗ Trọng Khơi bắt đầu một cuộc sống mới thông qua việc đọc sách và nghiên cứu văn học. Khoảng trong những năm 70, 80 ông đọc và nghiên cứu chủ yếu là những loại sách cổ của Trung Quốc cùng một số thể loại sách hiện đại của các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Đức, Hungary, Tiệp Khắc…. Ông đến với sách như để tìm cho mình một chân lý sống, để tìm cho mình một mục đích sống, mở ra những niềm tin mới và tìm thấy bản thân mình. Mặc dù mới tốt nghiệp lớp 3 ở trường làng, kiến thức của ông chỉ vỏn vẹn trong việc biết đọc biết viết, thế nhưng với nghị lực phi thường và sự phấn đấu không ngừng nghỉ trong suốt một quãng thời gian dài, Đỗ Trọng Khơi đã đạt được những thành tựu vẻ vang mang tới niềm tự hào cho nền văn học Việt Nam.
– Trong căn nhà cũ kỹ, trên chiếc giường đơn sơ, có một con người vẫn ngày đêm miệt mài gối đầu lên những trang sách, bên chiếc máy tính cũ kỹ tự sáng tác, cũng tự làm nên tên tuổi bản thân với 12 tập thơ, truyện ngắn, bình thơ được in ấn và xuất bản.Từ cuối những năm 1980, Đỗ Trọng Khơi bắt đầu sáng tác các tác phẩm văn học như truyện thơ và thậm chí là một số bài hát hát. Năm 2001, ông được kết nạp vào thành viên Hội Nhà văn Việt Nam. Những tập thơ tiêu biểu trong sự nghiệp của ông phải kể đến đó là: Con chim thiêng vẫn bay (năm 1992), Gọi làng (năm 1999), Cầm thu (năm 2002), ABC (năm 2009), Với tay ngắt bóng (năm 2010)… và tập truyện ngắn Ma ngôn (năm 2001), Hành trạng tâm linh (năm 2011); tập bình thơ (năm 2007)… Ông đoạt nhiều giải thưởng văn học có giá trị: Giải nhì cuộc thi thơ trên Báo Văn Nghệ (1990); Giải B truyện ngắn của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (2002); Giải A – Giải thưởng Lê Quý Đôn của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (1996); Giải nhì truyện ngắn của Báo Tài Hoa Trẻ (1998); Giải C Giải thưởng Lê Quý Đôn của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2001); Giải 3 cuộc thi thơ của Báo Tài Hoa Trẻ (2002), giải tư cuộc thi thơ Đây biển Việt Nam (2011) do Vietnamnet tổ chức… Ông cũng đã có hàng chục tác phẩm thơ văn viết về hình tượng người chiến sĩ và các thể tài khác đăng trên các ấn phẩm của Báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
– Khi nói về thi sĩ Đỗ Trọng Khơi, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét: “Đỗ Trọng Khơi là một nhà thơ đặc biệt, thất học, mồ côi và bị tật nguyền từ bé nhưng bằng nghị lực, anh vượt lên số phận để sống, để cống hiến và đóng góp cho nền văn học nước nhà. Những vần thơ của anh luôn chứa đầy tính nhân sinh quan, là sự chiêm nghiệm về những gì thân thuộc, gần gũi quanh ta. Là nét chấm phá rất riêng về phong cách nghệ thuật…”.
3. Tác phẩm Thu sang:
3.1. Thể loại:
– “Thu sang” thuộc thể loại thơ lục bát. Thơ lục bát là một loại thể thơ của Việt Nam trong đó mỗi một cặp câu thơ cơ bản Cổ phần trong đó có một câu sáu âm tiết và một câu tám âm tiết. Số câu trong một bài thơ lục bát là không giới hạn có thể gồm nhiều câu. và thông thường trong một bài thơ lục bát thường bắt đầu bằng một câu sáu và kết thúc bằng một câu tám.
3.2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
– Tác phẩm thơ Thu sang được in ấn trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000, 2001
3.3. Phương thức biểu đạt:
– Phương thức biểu đạt là cách thể hiện những thông điệp của người nói người viết truyền tải tới người đọc qua đó người đọc có thể hiểu được những tâm tư tình cảm suy nghĩ của người nói người viết. Phương thức biểu đạt của tác phẩm thơ Sang thu là biểu cảm, miêu tả.
3.4. Bố cục bài Thu sang:
Thu sang có bố cục chia làm 4 phần:
– Phần 1: Dấu hiệu thu sang (Hai câu thơ đầu).
– Phần 2: Sắc vàng của thu (Hai câu tiếp).
– Phần 3: Sắc xanh thu sang (Hai câu tiếp).
– Phần 4: Khu vườn chiều lúc sang thu (Còn lại).
3.5. Tóm tắt bài Thu sang:
– Là một tác phẩm thơ được sáng tác với thể thơ lục bát thể hiện được thể hiện thông qua thể thơ lục bát kết hợp với ngôn từ tha thiết nhẹ nhàng tác phẩm thu sang thể hiện cho thấy được những sự tinh tế trong việc quan sát phát hiện ra những sự thay đổi chuyển biến của đất trời khi bước vào giai đoạn giao mùa sang thu. Tất cả những dấu hiệu của mùa thu tiếng chim tiếng ve báo hiệu trời thu đến, sắc vàng của trời thu, sắc xanh khi chuyển sang thu cùng với sự biến đổi của khu vườn vào ngày chiều tất cả những điều đó đều được khắc họa qua những ngôn từ đẹp đẽ nhẹ nhàng của tác phẩm.
3.6. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:
– Tác phẩm thơ Thu Sang thể hiện niềm cảm xúc yêu mến trân trọng của tác giả dành cho vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa thu đến.
– Bài thơ được thể hiện bằng thể thơ lục bát kết hợp với ngôn từ nhẹ nhàng tha thiết.
– Hình ảnh âm thanh màu sắc được khắc họa sinh động đẹp đẽ qua những ngôn từ.
3.7. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thu sang:
– Những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ: Trong tác phẩm thơ Thu Sang tác giả đã sử dụng âm thanh tiếng chim, tiếng ve đẩy ngày sang thu để báo hiệu mùa thu sắp về. Chưa hết tác giả còn điểm thêm những sắc xanh của trời, sắc vàng như ngày nắng tựa mưa để ám chỉ dấu hiệu chuyển biến giao mùa sang thu. Những âm thanh, màu sắc mà tác giả dùng để miêu tả thiên nhiên, đất trời khi thu sang thật đẹp. Chính những âm thanh của tiếng ve, tiếng chim, màu vàng của nắng, của trăng, màu xanh của lá đã khiến cho đất trời khi chuyển sang rất sống động, tươi sáng.
– Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên: Sang thu không chỉ đơn giản là một tác phẩm thơ thể hiện vẻ đẹp của đất trời khi thu về. Thông qua bài thơ tác giả muốn thể hiện tình cảm yêu mến trân trọng thiên nhiên đất trời của mình bên cạnh đó tác giả còn bày tỏ sự gắn bó với quê hương bởi sự quan sát tinh tế lắng nghe nhìn thấy được những thay đổi của thiên nhiên trong thời tiết giao mùa.