Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông (Ngữ văn 10) siêu ngắn

Làm sao để có thể nắm bắt hết hết tác phẩm "Thư dụ lại Vương Thông" của Nguyễn Trãi mà không cần đọc đi đọc lại quá nhiều lần? Hãy cùng tham khảo dàn ý siêu ngắn dưới đây để có thể tóm lược được những ý chính của bài một cách nhanh và hiệu quả nhất.

1. Tóm tắt tác phẩm

Trong bài viết, Nguyễn Trãi nêu rõ nguyên tắc của người dùng binh là phải có sự am hiểu về thời và thế. Đồng thời, ông chỉ rõ cho tướng giặc về thuật dùng binh với một giọng điệu bề trên thể hiện sự coi thường suy nghĩ, hành động dốt nát của chúng. Trên nguồn gốc phân tích thời, thế và sự tương quan giữa ta và địch, Nguyễn Trãi hùng hồn, dõng dạc tuyên bố về 6 điểm dẫn đến sự thất bại tất yếu của chúng. 

Kết thúc bức thư, Nguyễn Trãi đưa ra cho chứng hai sự lựa chọn: một là đầu hàng, hai là mở cửa thành đem quân ra giao chiến với nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, ông vẫn chỉ ra cho chúng thấy rằng đầu hàng là kế sách tốt nhất.

2.1 Câu hỏi ở trang 40,SGK ngữ văn 10 tập hai.

Câu 1:

Đề bài: Những từ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn này? Điều đó có ý nghĩa gì?

- Từ được nhắc lại nhiều lần trong đoạn này: thời thế.

→ Việc nhắc lại từ thời thế nhiều lần cho thấy tác giả đang nhấn mạnh, khẳng định vào hoàn cảnh tương quan giữa các bên đã thay đổi, thời thế đang ưu ái đứng về phía quân ta. Việc nhấn này không chỉ thể hiện niềm tin chắc thắng của quân ta mà còn để cho Vương Thông chú ý và hiểu được tình hình bấy giờ của quân Minh trên đất Đại Việt, biết khó mà tự lui. 

Câu 2:

Đề bài: Tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm mục đích gì?

- Việc tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm “ôn cố nhi tri tân” (ôn chuyện cũ mà hiểu ngày nay), cho Vương Thông nhận thức được rằng sự thất bại tất yếu của quân Minh trên đất Đại Việt cũng giống như chuyện xưa kia, lịch sử sẽ lại lặp lại như trước mà thôi. 

Câu 3:

Đề bài: Chỉ ra các nguyên nhân tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua.

Các nguyên nhân tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua.

- Yếu tố về thiên thời: Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm, chúng sẽ không bao giờ tường rõ và chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt này ở nước ta như dân ta. 

- Yếu tố về địa lợi: “Nước xa không cứu được lửa gần”, dù cho viện binh được kêu cầu có đến thì sớm muộn gì cũng sẽ thua, viện binh thua, bọn Vương Thông tất bị bắt.

- Yếu tố về nhân hòa:

+ Không được lòng dân do chỉ biết dùng binh đao, vũ lực, từ đó lòng người hoang mang vô số, liên tiếp bày đánh dẹp.

+ Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến.

- Yếu tố về cả thiên - địa - nhân: Nghĩa quân Lam Sơn trên dưới đồng lòng chung sức, hăng say khởi luyện, khí giới tinh, vừa cày ruộng, vừa đánh giặc; Quân sĩ trong thành của Vương Thông lại đều mỏi mệt nên chắc chắn sẽ tự chuốc lấy bại vong.

- Đội quân hùng mạnh, tinh nhuệ, chiến mã khỏe của nhà Minh đều đang đóng quân ở phía bắc ở biên giới để phòng bị quân Nguyên nên có chăng số quân còn lại yều ớt, cầm cố trong việc xâm lược Đại Việt là điều không thể làm nổi 

Câu 4:

Đề bài: Giải pháp tác giả đưa ra hợp lí như thế nào cho cả đôi bên?

Giải pháp tác giả đưa ra hợp lí cho cả đôi bên:

- Phía quân Minh của Vương Thông: chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem cúng nộp để hàn gắn vết thương của nhân dân Đại Việt.

- Phía Đại Việt: giữ lễ, chấp nhận nối lại mối hòa hảo xưa, sửa sang cầu đường, sắm sửa thuyền ghe để đưa cho quân Minh về nước yên ổn.

2.2 Câu hỏi ở trang 43, SGK Ngữ Văn 10, tập hai

Câu 1:

Đề bài: Cho biết mục đích và đối tượng của bức thư. Việc tác giả chọn cách nghị luận dưới hình thức một bức thư có tác dụng như thế nào?

Phương pháp giải:

- Mục đích của bức thư: khiêu khích lòng hiếu thắng của quân địch hoặc dụ hàng bằng cách làm nhụt chí quân địch khi chỉ ra những yếu tố sẽ bại của chúng, từ đó thực thi chiến lược “mưu phạt tâm công”.

- Đối tượng: Vương Thông và quân sĩ nhà Minh ở Đại Việt.

- Việc tác giả chọn cách nghị luận dưới hình thức một bức thư là một cách lựa chọn hết sức thông thái bởi nó không chỉ có tác dụng như một bản cáo khẳng định đanh thép với giọng văn mạng mẽ, lí luận sắc bén để quân địch phải hoảng sợ mà còn thể hiện được tình cảm, thiện chí Nguyễn Trãi nói riêng cũng như quân và dân ta nói chung. Từ đó gây được chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm, thái độ của đối phương.

Câu 2:

Đề bài: Trong đoạn trích dưới đây, câu văn nào nêu luận điểm, câu văn nào nêu lí lẽ, bằng chứng?

Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

- Câu văn nêu luận điểm: Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.

- Câu văn nêu lí lẽ:

+ Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy.

+ Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc mà thôi.

- Câu văn nêu bằng chứng:

+ Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư?

+ Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

Câu 3:

Đề bài: Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”. Hãy dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó. Theo bạn, vì sao việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này?

- Từ ngữ, câu văn cho thấy sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”:

Trước đây bề ngoài thì giả cách giảng hòa, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào đắp lũy, ngồi đợi viện binh, tâm tích không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến tôi tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân nói: "Bụng dạ người khác ta lường đoán biết", nghĩa là thế đó. Xưa kia, Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy.

- Việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này vì:

+ “mệnh trời” chính là chân lí, không ai có thể làm trái được 

+ Vương Thông là người hiểu rõ tư tưởng thiên mệnh của Nho giáo vậy nên có thể lấy sức mạnh của mệnh trời để thuyết phục hắn.

+ Nhắc đến “mệnh trời” là nhắc đến tất yếu, hiển nhiên giống như việc bại trận của Vương thông cũng là tất yếu. 

Câu 4:

Đề bài: Khái quát những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3. Điều gì đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này?

- Khái quát những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3: Quân Minh đều không có đủ các yếu tố thiên thời địa lợi, nhân hòa như quân ta 

  • Yếu tố về thiên thời: Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm, chúng sẽ không bao giờ tường rõ và chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt này ở nước ta như dân ta. 
  • Yếu tố về địa lợi: “Nước xa không cứu được lửa gần”, dù cho viện binh được kêu cầu có đến thì sớm muộn gì cũng sẽ thua, viện binh thua, bọn Vương Thông tất bị bắt.
  • Yếu tố về nhân hòa: Không được lòng dân do chỉ biết dùng binh đao, vũ lực, từ đó lòng người hoang mang vô số, liên tiếp bày đánh dẹp. Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến.

- Giọng văn mạnh mẽ hào hùng, dứt khoát; dẫn ra các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục, bằng chứng xác đáng đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này.

Câu 5:

Đề bài: Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn nào? Từ đó, bạn hiểu gì về cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn?

Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn:

- Ra hàng, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp đồng thời được quân dân nước Đại Việt ta cho về nước đường hoàng, giữ lễ.

- Nếu không nghe theo giải pháp mà tác giả đưa ra, thì nghĩa quân Lam Sơn sẽ quyết một trận sống còn với chúng, mà trận đánh này phần thua thiệt nhiều chắc chắn thuộc về chúng. 

→ Cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn vô cùng trượng phu, giàu tình nhân nghĩa bởi vẫn tạo cơ hội cho Vương Thông nếu họ biết điều.

Câu 6:

Đề bài: Nêu những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận mà bạn rút ra được sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi. Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi.

- Những lưu ý em rút ra được trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi:

+ Tìm ra các luận điểm là điểu trước tiên quan trọng nhất, sau đó tìm lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho luật điểm cũng như để thấy được sự liên kết của văn bản.

+ Cần thấy rõ mục đích và đối tượng hướng đến của tác phẩm. 

- Nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi.

+ Lập luận chặt chẽ, sắc bén như gươm 

+ Có hệ thống lí lẽ, dẫn chứng minh bạch, rõ ràng, xác thực khiến cho quân địch phải khiếp sợ 

+ Tác giả không chỉ dùng lí lẽ mà còn vỗ về, hứa hẹn tạo điều kiện cho quân Minh rút lui làm chúng mềm lòng. Đó không chỉ thể hiện được tài trí thông minh, mưu lược của Nguyễn Trãi mà còn thấy được tấm lòng nhân đạo, vị đa của ông ngay đối với cả kẻ thù của mình. 

3. Tổng kết

Các câu trả lời dưới đây có tính chất tham khảo, có thể hoàn toàn trả lời phong phú hơn theo văn phong của mình.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )