Soạn bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh sẽ giúp các em hiểu được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh và bước đầu biết cách đưa yếu tố miêu tả sao cho phát huy được tính thuyết phục, hấp dẫn của bài văn thuyết minh. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
Câu 1. Đọc văn bản
Câu 2. Nhan đề văn bản: Cây chuối trong đời sống Việt Nam
a. Nhan đề: Nói về đồ vật để giải thích đó là cây chuối. Tuy nhiên, cây chuối lại được coi là mối quan hệ trong đời sống của người Việt.
b. Những câu văn thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối:
“Cây chuối rất ưa nước… Chuối phát triển rất nhanh…. Quả chuối là một món ăn ngon”.
c. Những câu văn có yếu tố miêu tả cây chuối, quả chuối:
– […] cây chuối thân mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, tỏa ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng.
– […] chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận.
– […] chuối trứng cuốc – không phải quả tròn như trứng cuốc mà khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc.
– Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cây uốn trĩu xuống tận gốc cây.
Câu văn có yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung rõ ràng đối tượng được miêu tả như nó tồn tại trong cuộc sống.
d. Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh, văn bản này có thể bổ sung thêm về công dụng của lá chuối, thân cây chuối, nõn chuối, bắp chuối…
2. Luyện tập:
Trả lời câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh:
– Thân cây chuối có hình trụ, nhiều lớp xếp theo thứ tự từ trong ra ngoài.
– Lá chuối xanh tươi như chiếc thuyền xanh úp ngược, tỏa bóng mát cả khóm.
– Lá chuối khô không còn xanh mà chuyển sang màu đất. Khi đó, những chiếc lá không còn nhô lên nữa mà rũ xuống, nằm im như vẫn đang cố bao bọc, che chắn cho thân cây.
– Nõn chuối khi nhú lên có màu xanh non rất đặc trưng, gọi là màu nõn chuối. Từ chỗ cuộn chặt, nõn chuối lớn dần, lỏng ra. Dần dần, chuối nở thành chùm chuối.
– Bắp chuối hay còn gọi là hoa chuối có màu tím nhạt hoặc tím đậm. Hoa chuối mọc lên từ giữa thân cây chuối. Đây là loài hoa có nhiều chuối non xếp thành chùm.
– Khi mới xuất hiện, nải chuối trông giống một bàn tay xinh xắn với những ngón tay trắng hồng. Ngay cả khi lớn lên, một nải chuối vẫn có hình dạng như một bàn tay. Đó là lý do người ta nói người có bàn tay chuối mắn!
Trả lời câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Yếu tố miêu tả trong đoạn văn đã cho:
Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống.
Trả lời câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
– Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng, trữ tình.
– Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp.
– Hai tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.
3. Giải bài tập trang 28 sgk Ngữ văn 9 Tập 1:
Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
– Thể loại văn bản: Thuyết minh.
– Nội dung văn bản thuyết minh: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
– Yêu cầu chung của văn bản thuyết minh: Vận dụng linh hoạt các phương pháp thuyết minh, một số biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
a.Mở bài:
Giới thiệu chung về con trâu trên cánh đồng Việt Nam.
b.Thân bài:
– Nguồn gốc và đặc điểm:
+ Trâu Việt có nguồn gốc từ rừng rậm và thuộc nhóm trâu đầm lầy.
+ Động vật thuộc lớp thú, lông màu xám, xám đen; thân hình to, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
+ Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai con, mỗi lần một con…
– Trâu trong đời sống vật chất:
+ Là tài sản lớn của người nông dân (“Con trâu là đầu mối”): kéo xe, cày, rải…
+ Là công cụ làm việc quan trọng…
+ Là nguồn cung cấp thực phẩm và mỹ nghệ.
– Trâu trong đời sống tinh thần:
+ Gắn bó với người nông dân như người bạn thân thiết, gắn bó với tuổi thơ.
+ Con trâu với lễ hội ở Việt Nam :Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
c.Kết bài:
Tình cảm của người nông dân đối với con trâu.
4. Bài tập vận dụng:
Câu 1:
Hãy đọc đoạn văn dưới đây và cho biết đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 – 10 – 1942, quê ở thôn La Khê, xã Văn Khê, ngoại thị Hà Đông, tỉnh Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội. Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công. Từ năm 1963, làm báo, biên tập viên nhà xuất bản, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa III). Xuân Quỳnh làm thơ từ lúc còn là diễn viên. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Xuân Quỳnh đã bộc lộ một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi mới và sôi nổi khát vọng.
(Theo sách “Văn học 12”, NXB Giáo dục, H, 2001)
A. Nghị luận
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Tự sự
Đáp án đúng là đáp án C
Câu 2:
Hãy đọc đoạn văn sau và cho biết đây có phải là đoạn văn thuyết minh kết hợp với miêu tả không?
Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân… Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không anh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dử ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về…
(Nguyễn Tuân, “Người lái đò Sông Đà”)
A. Có
B. Không
Đáp án đúng là đáp án B
Câu 3:
Hãy đọc đoạn văn dưới đây và cho biết đây có phải là đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả hay không?
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm – một thắng cảnh đẹp – đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.
A. Không
B. Có
Đáp án đúng là đáp án A
Câu 4:
Hãy đọc đoạn văn dưới đây và cho biết đây có phải là đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả không?
Thịt chim sâm cầm mềm, màu đỏ tươi, được chế biến rất cầu kỳ thành những món ăn ngon đặc sắc như quay, rán, hầm, nướng quả. Do có sự tích nêu trên mà những người làm thuốc cho rằng thịt sâm cầm săn lành, dùng riêng hoặc đem hầm với một số vị thuốc quý như đương quy, thục địa, kỷ tử, hạt sen sẽ có tác dụng bổ dưỡng cao, tăng lực mạnh. Nó rất thích hợp với người bị thiếu máu, người cao tuổi thể tạng suy yếu, phụ nữ mới sinh, trẻ em gầy còm suy dinh dưỡng.
A. Có
B. Không
Đáp án đúng là đáp án B
Câu 5:
Hãy cho biết miêu tả trong văn thuyết minh có vai trò gì?
A. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm
B. Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ hiểu.
C. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.
D. Làm cho bài thuyết minh giàu tính logic và màu sắc triết lí.
Đáp án đúng là đáp án B