“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Bài viết dưới đây cung cấp cho độc giả bài soạn "Sơn Tinh, Thủy Tinh".
Mục lục bài viết
1. Trước khi đọc:
Câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Đối với cuộc sống của con người, tuỳ từng thời điểm cụ thể, các hiện tượng tự nhiên có thể bộc lộ một trong hai mặt: ích lợi và tác hại. Nêu một số ích lợi và tác hại của các hiện tượng đó.
Phương pháp giải:
Quan sát các hiện tượng tự nhiên xung quanh em, liệt kê ra những ích lợi và tác hại của chúng.
Lời giải chi tiết:
– Một số ích lợi và tác hại của các hiện tượng tự nhiên:
+ Nắng là một hiện tượng thiên nhiên có nhiều tác dụng như: mang lại cho con người cảm giác mát mẻ, dễ chịu, nắng làm khô áo quần, chăn, mền, làm khô nông sản để bảo quản được lâu hơn: lạc, vừng, bắp, lúa. .. Nhưng ngược lại nếu trời quá nắng và kéo dài sẽ gây ra cho con người cảm giác oi bức khó chịu và dẫn đến khan hiếm nước phục vụ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất, gây khô hạn, cháy rừng. ..
+ Mưa là hiện tượng tự nhiên cũng mang nhiều ích lợi đối với đời sống con người: Cung cấp nước sạch phục vụ ăn, uống, sinh hoạt, lao động sản xuất. .. làm cho cây cỏ tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Nhưng nếu mưa nhiều cũng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề: lũ lụt gây thiệt hại người, của, làm hư hại nhiều cây cối.
Câu 2 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Hãy nêu những hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết.
Phương pháp giải:
Suy nghĩ và liệt kê những hoạt động mà con người có thể làm để hạn chế tác hại của các tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Những hoạt động của con người nhằm hạn chế tác hại của các hiện tượng tự nhiên mà em biết: Trồng cây gây rừng, xây đập chống lũ, xây đê chống bão, không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh…
2. Đọc văn bản:
Câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Theo dõi, chú ý thời gian diễn ra câu chuyện.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn đầu văn bản.
Lời giải chi tiết:
Truyện diễn ra vào đời vua Hùng Vương thứ mười tám.
Câu 2 (trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Sính lễ ở đây có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ chi tiết nói về sính lễ và chú ý xem ở miền nào sẽ dễ kiếm nó.
Lời giải chi tiết:
Các sính lễ ở đây gồm cơm nếp, bánh chưng, voi, gà, ngựa là những sản vật chủ yếu dễ tìm ở trên miền núi và không có ở dưới biển. Chi tiết này chứng tỏ Sơn Tinh sẽ dễ tìm hơn Thủy Tinh.
Câu 3 (trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Điều gì sẽ xảy ra khi Thủy Tinh tức giận? Sơn Tinh đã ngăn chặn dòng lũ bằng cách nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản đoạn này và xem Thủy Tinh đã làm gì và Sơn Tinh chống trả ra sao.
Lời giải chi tiết:
– Điều sẽ xảy ra khi Thủy Tinh tức giận:
+ Thuỷ Tinh đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, đòi cướp Mị Nương.
+ Thần hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh.
– Sơn Tinh đã ngăn chặn dòng lũ bằng cách:
+ Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ.
+ Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
3. Sau khi đọc:
Câu 1 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Các sự kiện trong một câu chuyện dân gian thường được kết nối với nhau bởi quan hệ nguyên nhân và kết quả. Hãy tóm lược cốt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả và thể hiện chuỗi quan hệ đó theo mẫu sau:
Nguyên nhân (Vua Hùng tổ chức kén rể) —> Kết quả/ nguyên nhân (Hai chàng trai tài giỏi cùng đến thi tài, không ai chịu thua ai) —> Kết quả (Vua Hùng ra điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả con gái cho)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và tìm ra các quan hệ nguyên nhân – kết quả.
Lời giải chi tiết:
Vua Hùng tổ chức kén rể —> Hai chàng trai tài giỏi cùng đến tranh tài, không ai chịu thua ai —> Vua Hùng đặt điều kiện ai mang sính lễ đến trước thì gả con gái trước —> Sơn Tinh mang sính lễ đến truớc, cưới được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau, không cưới được vợ —> Thuỷ Tinh tức giận, mang quân lính đuổi theo giành Mị Nương, làm cả thành Phong Châu chìm trong nước —> Sơn Tinh không hề e ngại, hai bên đánh nhau kịch liệt —> Thuỷ Tinh đuối sức chịu thua —> oán nặng thù sâu, mỗi năm Thuỷ Tinh đều làm mưa bão, lũ lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.
Câu 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trong câu chuyện này, những nhân vật nào được gọi là thần? Hãy chỉ ra những đặc điểm khiến cho họ được coi là những vị thần.
Phương pháp giải:
Nhớ lại các nhân vật trong truyện.
Lời giải chi tiết:
Trong truyện này, nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh được gọi là thần bởi vì: Sơn Tinh và Thuỷ Tinh có các sức mạnh siêu phàm, có thể hô mưa gọi gió, dời núi, điều khiển cả thiên nhiên, vũ trụ.
Câu 3 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Cuộc thi tài kén rể trong câu chuyện này có gì đặc biệt?
Phương pháp giải:
Theo dõi cuộc thi tài giữa hai vị thần và xem có gì đặc biệt.
Lời giải chi tiết:
Cuộc tranh tài kén rể trong truyện còn đặc biệt bởi: nhà vua không tìm thấy được người thật hợp với Mị Nương nên đã phải đặt ra yêu cầu sính lễ và thử thách về thời gian. Sính lễ trong truyện – thử thách đối với cả hai chàng trai chỉ có ở trên cạn. Như vậy, cái đặc biệt cần nhắc tới ở đây là ngay từ ban đầu, phần nào đó vua Hùng cũng như nhân dân ta đã ngả hẳn về vị thần non cao – Sơn Tinh, người đem đến lợi ích to lớn đối với đời sống nhân dân.
Câu 4 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Sơn Tinh phải giao tranh với Thuỷ Tinh vì lí do gì? Ai là người thắng cuộc và vì sao người thắng cuộc xứng đáng được xem là một anh hùng?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và chú ý chi tiết hai vị thần giao tranh.
Lời giải chi tiết:
– Sơn Tinh phải giao chiến với Thuỷ Tinh bởi vì: Sơn Tinh tới trước nên vua Hùng Vương đã ngỏ ý muốn gả con gái của bản thân là Mị Nương cho Sơn Tinh. Thuỷ Tinh tới muộn hơn, không cưới đc vợ nên rất giận dữ đã phun xuống nước để giành lấy nàng Mị Nương.
– Người thắng cuộc là Sơn Tinh.
– Người thắng cuộc được coi là một anh hùng bởi vì Sơn Tinh đã đánh thắng Thuỷ Tinh và là người giữ gìn hạnh phúc, bình an của người dân.
Câu 5 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
Phương pháp giải:
Từ nội dung văn bản, em hãy nêu ra chủ đề chính.
Lời giải chi tiết:
Chủ đề của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ. Câu chuyện về quá trình dựng nước, giữ nước của các vua Hùng.
Câu 6 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Truyền thuyết cũng thường lí giải nguồn gốc các sự vật, hiện tượng hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết trong năm. Theo em, truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng tự nhiên nào? Tác giả dân gian cho rằng do đâu mà có hiện tượng tự nhiên đó?
Phương pháp giải:
Chú ý về hiện tượng tự nhiên được nêu trong truyện để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
– Truyền thuyết cũng hay lí giải nguyên nhân của sự vật, hiện tượng hoặc nguyên nhân của một hiện tượng thời tiết hằng năm. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh lí giải hiện tượng mưa gió, bão lụt ở nước ta mỗi năm.
– Theo quan niệm dân gian, nguyên nhân của hiện tượng mưa gió, bão lụt chính là lòng thù hận của Thuỷ Tinh sau khi không cướp lại nổi Mị Nương khỏi tay Sơn Tinh và thất bại trong cuộc kén rể.
Câu 7 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Thử tưởng tượng em là Thuỷ Tinh và nêu những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc.
Phương pháp giải:
Thử nhập vai mình là Thủy Tinh và nêu cảm nghĩ.
Lời giải chi tiết:
Sau khi thất bại, lòng tôi tràn đầy tức giận. Có lẽ không ai có thể hiểu được cảm giác của tôi khi thất bại trong cuộc đua tranh người yêu và thua cuộc trước Sơn Tinh. Nhìn người dân của tôi mệt mỏi sau trận đấu, nhìn vào những nỗ lực vô bờ bến mà tôi đã dốc hết, lòng tôi càng thêm đắng cay. Mối oan hận này làm sao để xóa đi được. Tôi không quan tâm đến ruộng đồng hay nhà cửa, chỉ mong rằng lòng tự trọng của mình sẽ được phục hồi. Hằng năm, tôi sẽ mang nước để đánh Sơn Tinh, để trả thù và hơn hết là rửa đi nỗi nhục ngày hôm nay. Không sớm thì muộn, Tôi tin rằng với sự kiên nhẫn của mình, Sơn Tinh cũng sớm phải nếm mùi của thất bại.
4. Viết kết nối với đọc:
Đây là tưởng tượng của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp về hình ảnh Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:
Sơn Tinh có một mắt ở trán
Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì
Một thần phi bạch hổ trên cạn
Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi.
(Nguyễn Nhược Pháp, Sơn Tỉnh, Thuỷ Tinh, trích trong tập Ngày xưa, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1996, tr. 9)
Điều này cho thấy, từ những thông tin về nhân vật trong câu chuyện, mỗi chúng ta đều có thể tưởng tượng ra ngoại hình của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo cách riêng. Hãy ghi lại tưởng tượng của em bằng một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu).
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn đáp ứng hình thức theo yêu cầu và tưởng tượng về hai nhân vật để viết đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Vẻ bề ngoài của hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh luôn khiến người đọc tò mò. Vị thần Sơn Tinh có ba con mắt, trong đó con mắt thứ ba có khả năng nhìn thấy tất cả, để ông có thể phát hiện được những cảnh người dân gặp khó khăn trong trận lụt và quyết tâm đánh bại kẻ thù Thủy Tinh. Thần Sơn Tinh mang vẻ ngoài tráng lệ, hùng dũng. Trái lại, Thần Thủy Tinh mang vẻ phong trần với râu ria xanh rì quăn qua. Màu xanh của biển cả tràn ngập trên người anh ta. Anh ta cưỡi con rồng uy nghi, làm điểm nhấn cho sự hấp dẫn của Thủy Tinh – sự hấp dẫn của quyền lực và cuồng phong bão táp. Hai chàng trai này là hai cái nhìn độc đáo, hai bức tranh sống động về thiên nhiên phong phú.
5. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm:
Thể loại: Truyện truyền thuyết
Phương thức biểu đạt: Tự sự
Người kể chuyện: Ngôi thứ ba
Tóm tắt:
Hùng Vương thứ mười tám muốn gả chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thuỷ Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua lại đưa thêm yêu cầu sính lễ, ai mang sính lễ đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thuỷ Tinh đến sau giận dữ, phun mưa tấn công Sơn Tinh và thua trận. Từ đó mỗi năm Thuỷ Tinh làm mưa báo thù Sơn Tinh.
Bố cục:
Gồm 3 phần:
– Phần 1 (từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”): Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể
– Phần 2 (tiếp đó đến “Thần Nước đành rút quân”): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
– Phần 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh
Giá trị nội dung:
“Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” là truyện giả tưởng hoang đường, lý giải hiện tượng bão lụt và diễn tả sức mạnh ý chí của người Việt cổ mong muốn chế ngự thiên tai, vừa tôn vinh, ngợi ca công ơn giữ nước của các vua.
Giá trị nghệ thuật:
– Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo.
– Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.