Rồi ngày mai con đi là một bài thơ của tác giả Lò Cao Nhum đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 7 tập 2 bộ sách Cánh Diều. Rồi ngày mai con đi là những lời nhắn gửi tâm tình, động viên, cổ vũ của chủ thể trữ tình dành cho người con. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến các em học sinh mẫu soạn bài Tự đánh giá Rồi ngày mai con đi giúp các em học sinh có thêm gợi ý trả lời các câu hỏi trang 33, 34, 35 trong sách giáo khoa.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Rồi ngày mai con đi – Cánh diều Ngữ văn 7 trang 33 chi tiết:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8):
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát
B. Bốn chữ
C. Năm chữ
D. Tự do
Trả lời:
Đáp án đúng là: D. Tự do
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tác giả gieo vần nào trong toàn bài thơ?
A. Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần hỗn hợp
Trả lời:
Đáp án đúng là: D. Vần hỗn hợp
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua cụm từ “con xuống núi”?
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nói quá
Trả lời:
Đáp án đúng là: A. Ẩn dụ
Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nghĩa của từ “ngỡ ngàng” trong bài thơ trên là gì?
A. Không tin vào những gì nhìn thấy, nghe thấy lần đầu tiên
B. Hết sức ngạc nhiên trước những điều mới lạ
C. Tỏ ra ngại, không dám làm việc gì
D. Mất cảm giác do bị tác động đột ngột và quá mạnh
Trả lời:
Đáp án đúng là: A. Không tin vào những gì nhìn thấy, nghe thấy lần đầu tiên
Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo tác giả, khi “con xuống núi”, mỗi lần “vấp”, con sẽ nhớ đến ai?
A. Người bố
B. Người mẹ
C. Người thầy
D. Mọi người.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C. Người thầy
Câu 6 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo tác giả, đâu là hành trang quan trọng nhất đối với người con khi xuống núi?
A. Cán rìu, lưỡi hái do bố mẹ cho
B. Mo cơm, tay nải mà bố mẹ chuẩn bị
C. Ngọn lửa hồng trong tim con do thầy giáo thắp nên
D. Chiếc gậy, tay nải của người con
Trả lời:
Đáp án đúng là: C. Ngọn lửa hồng trong tim con do thầy giáo thắp nên
Câu 7 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phương án nào dưới đây liệt kê đúng và đầy đủ các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ năm?
A. So sánh, liệt kê, ẩn dụ, đảo ngữ
B. So sánh, tương phản, đảo ngữ
C. Liệt kê, đảo ngữ, điệp từ, ẩn dụ
D. Ấn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh
Trả lời:
Đáp án đúng là: A. So sánh, liệt kê, ẩn dụ, đảo ngữ
Câu 8 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người con trong bài thơ được căn dặn những điều gì?
A. Chăm chỉ học hành để có tương lai tươi sáng
B. Cần tin tưởng vào bản thân mình
C. Đừng quên mạch đá cội nguồn
D. Hãy chảy như suối về với biển
Trả lời:
Đáp án đúng là: C. Đừng quên mạch đá cội nguồn
Câu 9 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hiểu nội dung của hai dòng thơ sau như thế nào?
Đi như suối chảy về với biển
Chớ quên mạch đá cội nguồn
Trả lời:
Con hãy cứ mạnh mẽ bước đi nhưng chớ quên những gốc rễ nơi đã nuôi con khôn lớn.
Câu 10 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo:
Bài thơ “Rồi ngày mai con đi” là lời nhắn gửi tâm tình, động viên, cổ vũ của chủ thể trữ tình dành cho người con miền núi. Là một người từng trải, chủ thể trữ tình đã lường trước những khó khăn, thử thách mà người con sẽ phải đối mặt khi bước chân ra khỏi vùng quê nghèo khó. Đó có thể là những lúc vấp ngã, lạc lõng giữa ngã bảy, ngã mười hay là những lúc ngỡ ngàng khi gặp lòng người đỏ, vàng, đen, trắng… Để vượt qua những khó khăn ấy, chủ thể trữ tình khuyên người con hãy nhớ về những bài học đã được thầy cô dạy dỗ. Những kiến thức ấy sẽ là hành trang đi theo con trong suốt cuộc đời, sẽ mang lại cho con cơm ăn, áo mặc. Trên hết, tác giả mong rằng người con miền núi sẽ mang trong mình ý thức về nguồn cội. Ý thức ấy sẽ giúp người con vững bước đi về phía trước, vươn ra với biển lớn với những phương trời rộng mở. Đoạn văn đã thể hiện được những ý chính của bài thơ, đó là: lời nhắn gửi tâm tình, động viên, cổ vũ của chủ thể trữ tình dành cho người con miền núi; những khó khăn, thử thách mà người con sẽ phải đối mặt; lời khuyên của chủ thể trữ tình để người con vượt qua những khó khăn ấy; mong muốn của tác giả về người con miền núi.
3. Soạn bài Rồi ngày mai con đi – Cánh diều Ngữ văn 7 trang 33 ngắn nhất:
Câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 7 tập 2) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
D. Tự do
Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 7 tập 2) Tác giả gieo vần nào trong toàn bài thơ?
D. Vần hỗn hợp
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua cụm từ “con xuống núi”?
Đáp án đúng là: A. Ẩn dụ
Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nghĩa của từ “ngỡ ngàng” trong bài thơ trên là gì?
Đáp án đúng là: A. Không tin vào những gì nhìn thấy, nghe thấy lần đầu tiên
Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo tác giả, khi “con xuống núi”, mỗi lần “vấp”, con sẽ nhớ đến ai?
Đáp án đúng là: C. Người thầy
Câu 6 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo tác giả, đâu là hành trang quan trọng nhất đối với người con khi xuống núi?
Đáp án đúng là: C. Ngọn lửa hồng trong tim con do thầy giáo thắp nên
Câu 7 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Phương án nào dưới đây liệt kê đúng và đầy đủ các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ năm?
Đáp án đúng là: A. So sánh, liệt kê, ẩn dụ, đảo ngữ
Câu 8 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người con trong bài thơ được căn dặn những điều gì?
Đáp án đúng là: C. Đừng quên mạch đá cội nguồn
Câu 9 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hiểu nội dung của hai dòng thơ sau như thế nào?
Đi như suối chảy về với biển
Chớ quên mạch đá cội nguồn
Trả lời:
Con hãy cứ mạnh mẽ bước đi nhưng chớ quên những gốc rễ nơi đã nuôi con khôn lớn.
Câu 10 (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Bài thơ “Rồi ngày mai con đi” là lời nhắn gửi tâm tình, động viên, cổ vũ của người cha dành cho người con. Là một người cha từng trải, nhà thơ đã lường trước những khó khăn, thử thách mà người con sẽ phải đối mặt khi bước chân ra khỏi vùng quê nghèo khó. Đó có thể là những lúc vấp ngã, lạc lõng giữa ngã bảy, ngã mười hay là những lúc ngỡ ngàng khi gặp lòng người đỏ, vàng, đen, trắng… Để vượt qua những khó khăn ấy, người cha khuyên người con hãy nhớ về những bài học đã được thầy cô dạy dỗ. Những kiến thức ấy sẽ là hành trang đi theo con trong suốt cuộc đời, sẽ mang lại cho con cơm ăn, áo mặc. Trên hết, người cha mong rằng người con sẽ mang trong mình ý thức về nguồn cội. Ý thức ấy sẽ giúp người con vững bước đi về phía trước, vươn ra với biển lớn với những phương trời rộng mở. Đoạn văn đã thể hiện được những ý chính của bài thơ, đó là: lời nhắn gửi tâm tình, động viên, cổ vũ của người cha dành cho người con; những khó khăn, thử thách mà người con sẽ phải đối mặt; lời khuyên của người cha để người con vượt qua những khó khăn ấy; mong muốn của người cha về người con.
3. Phần mở rộng: Tìm hiểu tác phẩm rồi ngày mai con đi:
3.1. Về tác giả:
* Lò Cao Nhum sinh năm 1954, tại Bản Lác, Mai Châu, Hoà Bình, hiện công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Hoà Bình.
– Ông là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội viên Hội Văn nghệ tỉnh Hoà Bình
– Tác phẩm: Giọt sao trở về, Rượu núi, Sàn trăng, Mường Mùn, một tiểu vùng văn hoá Thái ở Hoà Bình
* Giải thưởng:
– Tặng thưởng chùm thơ hay báo Văn nghệ trẻ (Hội nhà văn Việt Nam) năm 1996
– Tặng phẩm Hội nhà văn Việt Nam cho tập thơ Rượu núi (chung khảo giải thưởng Hội nhà văn năm 1997)
– Giải 3 cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1996
– Giải A, giải thưởng Văn học nghệ thuật Hòa Bình lần thứ nhất (năm 1998)
3.2. Về Tác Phẩm Rồi Ngày Mai Con Đi:
– Về tác phẩm Rồi ngày mai con đi, đây là bài thơ thuộc thể thơ tự do, gồm có 6 khổ.
– Nội dung chính của tác phẩm: Bài thơ trở thành một tấm gương phản chiếu tâm hồn của người viết, là lời chia sẻ tâm tình, sự động viên và cổ vũ dành cho người con yêu quý. Khi viết nên những câu thơ, tác giả không chỉ đơn thuần viết về sự yêu thương mà còn tả hình những khả năng và thử thách mà cuộc sống có thể mang lại. Họ như một nhà tiên tri, đã trước thấy những khó khăn, vấn đề có thể xuất hiện trong cuộc sống của người con.
– Hoàn cảnh sáng tác bài thơ rồi ngày mai con đi: Bài thơ “Rồi ngày mai con đi” được xuất bản trong tập Gốc trời bởi Nhà xuất bản và Hội nhà văn Hà Nội vào năm 2009. Tác giả đã chọn bài thơ này như một thông điệp tinh thần, gửi lời động viên và nhắn nhủ tới con của mình, khuyến khích con hãy tạo ra sức mạnh và kiên định để vượt qua những thách thức khó khăn của cuộc sống bên ngoài.
– Ý nghĩa nhan đề bài thơ rồi ngày mai con đi: Bài thơ “Rồi ngày mai con đi” là một thông điệp đầy tâm hồn dành cho người con. Nó nói về những thách thức và khó khăn có thể xuất hiện trong hành trình tương lai của con. Nhưng điều quan trọng là hy vọng con sẽ không nản lòng. Thay vào đó, hãy nhớ những bài học mà bố mẹ và thầy cô đã dạy để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày và hành trình phía trước.
– Bố cục: Bố cục bài thơ Rồi ngày mai con đi được chia thành 3 phần như sau:
+ Phần 1: Hai khổ đầu: Nói về những khó khăn mà con có thể gặp trên hành trình sắp tới.
+ Phần 2: Hai khổ tiếp theo: Nói về những giá trị mà bố mẹ, thầy cô đã cho con
+ Phần 3: Hai khổ cuối: Nhắn nhủ con phải biết vận dụng những bài học bố mẹ, thầy cô đã dạy trước đó, đồng thời không được quên công ơn của những người đã giúp đỡ, nuôi dạy con nên người
– Giá trị tác phẩm:
+ Giá trị nội dung: Bài thơ “Rồi ngày mai con đi” là một thông điệp động viên và khích lệ dành cho con trước khi bước chân ra khỏi gia đình, bắt đầu một hành trình riêng. Trong những khó khăn và thử thách của cuộc sống, con hãy nhớ về những bài học mà bố mẹ và thầy cô đã truyền đạt. Đó là những tài sản quý giá, không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức và tư duy.
+ Giá trị nghệ thuật: Sử dụng thể thơ tự do, phóng khoáng. Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm