Văn bản “Phòng tránh đuối nước” đã nêu rõ một số biện pháp nhằm phòng tránh nguy cơ đuối nước. Với soạn bài Phòng tránh đuối nước Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7. Mời các bạn cùng tham khảo
Mục lục bài viết
1. Soạn bài số 1 Phòng tránh đuối nước ngắn ngọn- SGK Ngữ văn 7 trang 109:
Nội dung chính Phòng tránh đuối nước: Văn bản nêu ra những cách phòng tránh đuối nước.
Câu 1 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản trên thuyết minh về vấn đề gì? Gồm những đề mục nào?
Trả lời:
– Văn bản thuyết minh về vấn đề các quy tắc phòng tránh đuối nước.
– Đề mục:
1. Bảo đảm an toàn những nơi có nước sâu, nguy hiểm
2. Học bơi
3. Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước trong các môi trường nước cụ thể
4. Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội.
Câu 2 (trang 111 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các điều khoản phòng tránh đuối nước trong mục 4 (Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội) thường được trình bày thành hai vế (một vế nêu tên hoặc tóm tắt điều khoản, một vế giải thích điều khoản ấy) như trong bảng dưới đây:
Điều khoản | Phần nêu tên hay tóm tắt điều khoản | Giải thích điều khoản |
1 | Không bơi sau khi ăn | Bởi như thế rất có hại cho dạ dày. |
2 | Chỉ bơi khi có sự giám sát của người lớn, ngay cả ở chỗ nông dành cho trẻ em. Trước khi xuống nước, nên kiểm tra độ sâu. | Hầu hết những tổn thương ở vùng cổ và lưng do những cú nhảy bổ nhào hoặc lặn dưới hồ có mực nước cạn. |
3 | Chỉ bơi ở những nơi an toàn, cho phép bơi lội | Không biết được dưới mặt nước kia có những cái gì. |
4 | Không bơi một mình tại nơi vắng vẻ | Khó phát hiện nếu bạn bị sặc nước |
5 | Không nên bơi lội trong vùng nước dơ bẩn hay bùn lầy. | Vì em sẽ không thể nhìn thấy được dưới đáy nước và có thể bị mắc các bệnh ngoài da, ngứa ngáy khắp người. |
Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, văn bản trên có nên đưa thêm hình minh họa vào không? Nếu có, nên đưa hình minh họa cho nội dung đề mục nào? Nếu không, hãy giải thích lí do .
Trả lời:
Theo em, văn bản nên đưa thêm hình minh họa cho đề mục 1, 4.
Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc kiểu văn bản giới thiệu, thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động?
Trả lời:
Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên thuộc kiểu văn bản giới thiệu, thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động là:
– Mục đích viết: thuyết minh về các quy tắc phòng tránh đuối nước
– Văn bản ngắn gọn và sử dụng ngôn ngữ khoa học.
– Các phần được phân chia rõ ràng, đề mục khoa học, dễ hiểu.
2. Soạn bài số 2 Phòng tránh đuối nước dễ hiểu- SGK Ngữ văn 7 trang 109:
Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản trên thuyết minh về vấn đề gì? Gồm những đề mục nào?
Trả lời:
Văn bản trên thuyết minh về vấn đề phòng tránh đuối nước.
Gồm những đề mục:
– Bảo đảm an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy hiểm.
– Học bơi
– Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước trong các môi trường nước cụ thể
– Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội
Câu 2 (trang 111 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các điều khoản phòng tránh đuối nước trong mục 4 thường được trình bày thành 2 vế như trong bảng dưới đây:
Hãy tìm trong mục 4 một số điều khoản có cách trình bày tương tự và bổ sung vào bảng.
Trả lời:
Điều khoản | Phần nêu tên hay tóm tắt điều khoản | Giải thích điều khoản |
1 | Không bơi sau khi ăn | Bởi thế rất có hại cho dạ dày |
2 | Chỉ bơi ở những nơi an toàn, cho phép bơi lội | Khó biết những hiểm họa dưới mặt nước. |
3 | Không bơi một mình nơi vắng vẻ | Không ai cứu khi em gặp tình huống nguy hiểm |
4 | Không bơi khi quá nóng hoặc mệt | Môi trường nước làm thân nhiệt hạ xuống đột ngột hoặc khiến em mất sức nhiều hơn. |
5 | Không nên bơi lội trong vùng nước dơ bẩn hay bùn lầy | Vì không thể nhìn thấy đáy nước và có thể bị mắc các bệnh ngoài da, ngứa ngáy khắp người, |
6 | Không vừa ăn vừa bơi | Tránh sặc nước |
7 | Không bơi khi người em có nhiều mồ hôi hoặc bừa đi ngoài nắng về | Dễ bị cảm. |
Câu 3 (trang 112 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, văn bản trên có nên đưa thêm hình minh họa vào không? Nếu có, nên đưa hình minh họa cho nội dung đề mục nào? Nếu không, hãy giải thích lí do .
Trả lời:
Theo em, văn bản trên nên đưa thêm hình minh họa. Nên đưa vào mục 3. Kiểm tra an toàn trước khi xuống nước trong các môi trường nước cụ thể. Vì mục này có nhắc đến cảnh báo và kí hiệu nếu có hình minh họa sẽ dễ hiểu hơn.
Câu 4 (trang 112 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc kiểu văn bản giới thiệu, thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động?
Trả lời:
Về hình thức: Chia làm đề mục cụ thể.
Về nội dung: Ngôn ngữ khoa học, quy tắc.
3. Phân tích Văn bản “Phòng tránh đuối nước”:
Văn bản “Phòng tránh đuối nước” đã nêu rõ một số biện pháp nhằm phòng tránh nguy cơ đuối nước. Đầu tiên, cần đảm bảo an toàn ở những nơi có nước sâu, nguy hiểm. Một số việc cần thực hiện như rào quanh ao, hồ nước, vũng nước xung quanh nhà hoặc nơi công cộng; làm nắp đậy an toàn, khoá chặt; làm biển báo những nơi nước sâu, nguy hiểm. Thứ hai là cần tập bơi, nên khuyến khích bố mẹ đưa con đi tập bơi và bước đầu làm quen với nước trong những điều kiện phù hợp. Thứ ba, cần kiểm tra an toàn trước khi bơi trong những điều kiện đặc biệt là hồ bơi gia đình, bãi biển, hồ bơi gia đình. Cuối cùng là phải tuân thủ các quy tắc an toàn khi bơi lội là: Bơi khi có sự cho phép và giám sát của người lớn; Đo độ sâu trước khi xuống nước; Bơi ở nơi an toàn và được phép; Không tắm sau khi bơi; Không bơi khi cảm thấy đói hoặc mệt mỏi; Không bơi ở vũng nước dơ hay bùn; Không vừa tắm, vừa bơi nhằm phòng tránh sặc nước; Không bơi khi có nhiều mồ hôi, mới đi nắng về.
4. Tìm hiểu chung về tác phẩm:
4.1. Tác giả:
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng An nguyên là 1 thương binh nặng tại Chiến trường Đồng bằng sông Cửu Long vào những năm 1970, nhưng BS.An đã vượt lện bệnh tật, học tập tại Đại học Y Hà Nội để trở thành BS. Nhi Khoa. Bản thân BS. tiếp tục được đào tạo cơ bản tại các trường đại học có danh tiếng tại Hà Lan, Philippines và Hoa kỳ… nên BS. An đã vận dụng kiến thức để đóng góp góp tích cực cho sự nghiệp Bảo vệ quyền trẻ em ở VN. Những năm đầu là BS. Điều trị của Viện Nhi VN-Thụy Điển, Hà Nội, sau chuyển về UB BVCSTEVN phụ trách Chương trình Quốc gia Phòng chống Suy dinh dưỡng trẻ em. BS. An đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp Bảo vệ trẻ em, chăm sóc TE Mồ côi, khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS. Sau này năm 2008, khi chuyển về Bộ LĐTBXH làm Phó Cục trưởng Cục BVCSTE, BS đã khởi xướng đề nghị bổ sung vào
Sau khi về hưu, BS. An làm Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) vẫn tiếp tục các hoạt động BVCSTE, phối hợp với tổ chức HealthRight QT mở các khóa Đào tạo về BVCSTE và CTXH với trẻ em tại Hà Nội và các ĐP trên toàn quốc, khuyến nghị CP đưa vào
4.2. Tác phẩm:
– Thể loại: Văn bản thông tin
– Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: In trong cẩm nan Phòng tránh đuối nước
– Phương pháp biểu đạt: thuyết minh
– Tóm tắt Phòng tránh đuối nước: Văn bản viết về các kĩ năng cơ bản để phòng tránh đuối nước xảy ra bao gồm 4 nguyên tắc cơ bản
– Bố cục tác phẩm Phòng tránh đuối nước
+ Phần 1: mục 1 bảo đảm an toàn những nơi nước sâu nguy hiểm
+ Phần 2: mục 2 học bơi
+ Phần 3: mục 3 kiểm tra an toàn trước khi xuống nước và trong các môi trường nước cụ thể
+ Phần 4: Còn lại tuận thủ những nguyên tắc an toàn khi bơi lội
– Giá trị nội dung: Văn bản Phòng tránh đuối nước cung cấp cho chúng ta tri thức về cách phòng tránh đuối nước.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Đề mục rõ ràng, trình bày các phần hợp lí, khoa học, dễ theo dõi
+ Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục