Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học hay và ngắn gọn nhất

Soạn văn 12 Phong cách ngôn ngữ Khoa học đã tổng hợp những kiến thức trọng tâm về ngôn ngữ khoa học. Đây là thứ ngôn ngữ được học sinh dùng nhiều trong hoạt động học tập. Nhờ có phong cách ngôn ngữ khoa học, học sinh có thể phân biệt được với các phong cách ngôn ngữ khác, nhờ đó sử dụng ngôn ngữ đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả

1. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học: 

1.1. Văn bản khoa học: 

Văn bản khoa học gồm 3 loại chính. Cụ thể bao gồm: 

- Các văn bản khoa học chuyên sâu bao gồm: chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học… Loại văn bản này thường mang tính chuyên ngành khoa học chuyên sâu, dùng để giao tiếp giữa những người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. 

- Các văn bản khoa học giáo khoa gồm: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy… về các môn khoa học Tự nhiên, Công nghệ, Khoa học Xã hội và Nhân văn. Những văn bản này ngoài yêu cầu khoa học còn có yêu cầu sư phạm, tức là phải trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp; có định lượng kiến thức từng tiết, từng bài, có phần trình bày kiến thức, có phần thực hành: câu hỏi và bài tập. 

- Các văn bản khoa học mang tính phổ cập bao gồm các bài báo, sách có nội dung khoa học kĩ thuật… nhằm hướng đến phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo người đọc, không phân biệt trình độ chuyên môn. Yêu cầu đối với loại văn bản này là phải được trình bày một cách dễ hiểu và có sự hấp dẫn người đọc. Vì vậy, có thể dùng biện pháp miêu tả, dùng cách ví von so sánh sao cho phù hợp với mọi người đọc để có thể dễ dàng đưa khoa học vào cuộc sống. 

1.2. Ngôn ngữ khoa học:

- Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp, thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học: Khoa học Tự nhiên (Toán, Vật lí, Hóa học…) và Khoa học Xã hội và Nhân văn (Ngữ văn, Triết học..). 

- Ở dạng viết, ngoài việc sử dụng các từ ngữ, ngôn ngữ khoa học còn thường sử dùng các  kí hiệu, công thức của các ngành khoa học hay sơ đồ, bảng biểu để tổng kết, so sánh, mô hình hóa nội dung khoa học. 

- Ở dạng nói, ngôn ngữ khoa học có yêu cầu mức độ cao về phát âm chuẩn, về diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ; người nói thường dựa trên cơ sở một đề cương viết trước. 

2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học:

  Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ trong các văn bản khoa học mang các đặc trưng cơ bản là tính trừu tượng, tính lí trí và tính phi cá thể, thể hiện ở những yêu cầu dùng từ, đặt câu và tạo văn bản. 

2.1. Tính khái quát, trừu tượng:

- Biểu hiện: không chỉ ở nội dung mà còn ở các phương tiện ngôn ngữ như thuật ngữ khoa học và kết cấu của văn bản. 

- Thuật ngữ được chia theo các ngành khoa học. 

- Thuật ngữ khác với từ ngữ thông thường: 

+ Từ ngữ thông thường: có nhiều nét nghĩa khác nhau. 

+ Thuật ngữ: chỉ biểu hiện một khái niệm. 

2.2. Tính lí trí, logic: 

Thể hiện ở: nội dung và các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản. 

- Từ ngữ: phần lớn là từ ngữ thông thường nhưng chỉ có một nghĩa, không có nghĩa bóng, ít dùng phép tu từ. 

- Câu văn: là một đơn vị thông tin, chuẩn cú pháp, nhận định chính xác – chặt chẽ – logic. 

- Cấu tạo văn bản: các đoạn được liên kết chặt chẽ và mạch lạc, lập luận logic, bố cục rõ ràng. 

2.3. Tính khách quan, phi cá thể 

Biểu hiện: 

- Câu văn có sắc thái trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc. 

- Hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân. 

3. Ghi nhớ: 

Văn bản khoa học gồm ba loại chính: các văn bản khoa học chuyên sâu, các văn bản khoa học giáo khoa, các văn bản khoa học phổ cập. 

Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học. 

Phong cách ngôn ngữ khoa học sẽ bao gồm ba đặc trưng cơ bản đó là: tính khái quát, trừu tượng; tính lí trí, logic và tính khách quan, phi cá thể. Các đặc trưng đó được thể hiện ở trên phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu, đoạn văn, văn bản. 

4.  Luyện tập: 

1. Câu 1 trang 76 Ngữ văn 12 tập 1 

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (trong Ngữ văn 12, tập một) là một văn bản khoa học. Hãy cho biết: 

a) Văn bản đó trình bày những nội đung khoa học gì? 

b) Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào? 

c) Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy? (Chú ý hệ thống để mục từ lớn đến nhỏ, các thuật ngữ khoa học…) 

Trả lời: 

a. Nội dung thông tin: 

- Hoàn cảnh lịch sử, xã hội văn hóa 

- Quá trình phát triển và những thành tựu nổi bật chủ yếu của từng giai đoạn 

- Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX. 

b. Văn bản đó thuộc loại văn bản: ngành Khoa học Xã hội và nhân văn, hoặc chuyên ngành Khoa học Ngữ văn. 

c. Đặc điểm ngôn ngữ khoa học ở dạng viết có đặc điểm: 

- Hệ thống đề mục rõ ràng, mạch lạc, logic, có tính liên kết chặt chẽ. Hệ thống này được sắp xếp từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể. 

- Hệ thống các thuật ngữ khoa học mang đặc trưng của lĩnh vực văn chương: chủ đề, hình ảnh, tác phẩm, phản ánh hiện thực, đại chúng hóa, chất suy tưởng, nguồn cảm hứng, phê bình văn học, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn… 

2. Câu 2 trang 76 Ngữ văn 12 tập 1 

Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau trong môn Hình học: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng, góc, đường tròn, góc vuông,… 

Trả lời: 

 
 
 
 
 
 

Từ 

 
 
 
 

Từ ngữ thông thường 

 
 
 
 

Thuật ngữ khoa học 

 
 
 
 

Điểm 

 
 

Nơi chốn, địa điểm 

 
 

Đối tượng cơ bản của hình học 

 
 
 
 

Đường thẳng 

 
 

Đường dài không bị giới hạn về hai phía, hai đầu 

 
 

Có 1 và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm khác nhau 

 
 
 
 

Đoạn thẳng 

 
 

Là đoạn không gồ ghề, không cong, không lệch về bên nào 

 
 

Đoạn thẳng ngắn nhấn nối hai điểm với nhau 

 
 
 
 

Mặt phẳng 

 
 

Bề mặt của một vật dụng không lồi lõm 

 
 

Tập hợp khái niệm tất cả các điểm trong không gian ba chiều 

 
 
 
 

Góc 

 
 

Có thể là một phần, một phía 

 
 

Phần mặt phẳng giới hạn bằng hai nửa đường thẳng xuất phát từ một điểm 

 
 
 
 

Đường tròn 

 
 

 
Là đường bao của một hình tròn 

 
 

Tập hợp tất cả các điểm trong mặt phẳng cách đều một điểm cố định (gọi là tâm) một khoảng không 

3. Câu 3 trang 76 Ngữ văn 12 tập 1 

Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, c của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau: 

Những phát hiện của các nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hoá, Thanh Hoá) nhiều hạch đá, mảnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xưởng (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn. 

(Sinh học 12, Sđd) 

Trả lời: 

- Thuật ngữ khoa học: khảo cổ, hạch đá, mảnh tước, di chỉ xưởng. 

- Tính lí trí, logic: 

+ Mỗi câu văn trong đoạn là một đơn vị thông tin, đơn vị phán đoán logic. Câu nào cũng chứa các thuật ngữ thuộc khoa học lịch sử. 

+ Đoạn văn không sử dụng biện pháp tu từ, không dùng từ đa nghĩa. 

+ Cấu tạo đoạn văn chặt chẽ, logic và triển khai theo lối diễn dịch. Câu đầu nêu luận điểm, các câu sau đưa ra các minh chứng khẳng định luận điểm. 

4. Câu 4 trang 76 Ngữ văn 12 tập 1 

Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất). 

Trả lời: 

Không thể phủ nhận mối quan hệ gắn bó mật thiết của môi trường với cuộc sống của con người. Nhiều thập kỉ qua, những yếu tố như đất, nước hay không khí đã bị xâm phạm một cách thô bạo và ngày càng cằn cỗi, cạn kiệt và đặc biệt ngày càng ô nhiễm do chính sự tác động của cuộc sống sinh hoạt của con người. Không khí ô nhiễm làm gia tăng các mối nguy hiểm về đường hô hấp của con người cũng như gây ra các bệnh dịch về hô hấp. Đất đai bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, trồng trọt hay chăn nuôi, từ đó gây ra những thiệt hại về kinh tế và thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Nguồn nước cũng là một yếu tố đang lâm vào tình trạng đáng báo động ở thời điểm hiện tại. Nguồn nước ngọt phục vụ cho cuộc sống của con người trên trái đất đang ngày càng khan hiếm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng hơn hai tỷ người đang sống trong cảnh thiếu nước ngọt. Sự biến đổi khí hậu khiến cho các hình thức thời tiết cực đoan như sương muối, băng tuyết, động đất… thường xuyên xảy ra. Các dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện gây ra ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của con người như dịch hạch, dịch tả, covid-19… Do vậy, con người cần chung tay để bảo vệ môi trường sống, cũng là bảo vệ chính cuộc sống của chính mình. 

5. Kết luận:

Soạn văn 12 Phong cách ngôn ngữ Khoa học đã tổng hợp những kiến thức trọng tâm về ngôn ngữ khoa học. Đây là thứ ngôn ngữ được học sinh dùng nhiều trong hoạt động học tập. Nhờ có phong cách ngôn ngữ khoa học, học sinh có thể phân biệt được với các phong cách ngôn ngữ khác, nhờ đó sử dụng ngôn ngữ đúng lúc, đúng chỗ và có hiệu quả.! 

    5 / 5 ( 1 bình chọn )