Bài học này sẽ giúp các bạn học sinh nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật... tóm tắt được văn bản ngụ ngôn. Đồng thời, biết cách kể lại một truyện ngụ ngôn đã học.
Mục lục bài viết
1. Chuẩn bị đọc:
Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, mỗi người bạn tốt cần có những đức tính gì ?
Trả lời:
Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính như biết giúp đỡ, chia sẻ và lắng nghe bạn, đồng hành với bạn khi gặp khó khăn, tôn trọng nhau, biết giữ bí mật cho nhau …
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh” ?
Trả lời:
– “Kẻ mạnh” là người có sức mạnh hơn so với người khác về những đặc điểm như ngoại hình, sức khỏe, tri thức, bản lĩnh, ý chí,…
– Theo em, “kẻ mạnh” có thể xuất hiện trong mọi trường hợp trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Đó có thể là người có sức khoẻ tốt nhất trong một lớp học, hay đó có thể là người có sức mạnh tri thức, là một người có thành tích nổi trội trong lớp,…Và “kẻ mạnh” là người luôn biết giúp đỡ, sẻ chia với người khác.
2. Trải nghiệm cùng văn bản:
2.1. Văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu:
Có hai người bạn đang đi trong rừng thì một chú gấu nhảy ra vồ. Tình cờ,người đi trước túm được một cành cây và ẩn mình trong đám lá. Người kia không biết trông cậy vào đâu, đành nằm bẹp xuống đất, mặt vùi vào cát. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi … Nhưng cuối cùng, gấu hú lên một tiếng, lắc đầu rồi lững thững bro đi, vì gấu không ăn những con vật chết. Bất giờ, người trên cây trèo xuống gặp bạn, cười và nói rằng: “Ông gấu kia thầm với cậu điều gì đó?”
“Ông ấy bảo tớ rằng”, “người kia nói, “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.
(In trong Truyện ngụ ngôn Ê-dốp)
Câu hỏi: Sự kiện nài trong truyện làm cho em bất ngờ?
Lời giải:
Một số sự kiện sau có thể làm bất ngờ:
– Khi bị gấu tấn công thì người bạn đi trước đã bỏ mặc người bạn còn lại để thoát thân một mình.
– Khi gấu rời đi, người bạn trên cây hỏi bạn ở dưới Gấu đã nói gì thì được đáp lại rằng Gấu bảo: “Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.
– Gấu dí mũi ngửi người bạn nằm dưới đất xong lại hú lên một tiếng và lắc đầu bỏ đi.
2.2. Văn bản chó sói và chiên con:
Câu hỏi (trang 38, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Lời lẽ của chó sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao?
Lời giải:
Lời lẽ của chó sói trong truyện không thuyết phục. Vì những lời lẽ mà chó sói nói không hề có căn cứ để chứng minh điều hắn nói là đúng. Thực chất những lời lẽ của sói nói ra đang cố bắt nạt chiên con nhỏ bé, là những lời ngụy biện nhằm mục đích có thể ăn thịt chiên con.
Câu hỏi (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1) Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?
Lời giải:
Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích muốn buộc tội hay tìm một lý do để ăn thịt chiên con.
3. Suy ngẫm và phản hồi:
Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó soi và chiên con theo mẫu dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian được miêu tả trong hai văn bản.
Lời giải chi tiết:
Tên văn bản | Từ ngữ chỉ không gian | Từ ngữ chỉ thời gian |
Hai người bạn đồng hành và con gấu | Trong rừng, trong đám lá, trong cát, trên cây. | đương, bấy giờ |
Chó sói và chiên con | Dòng suối trong, phía nguồn trên, rừng sâu. | Tức khắc, năm ngoái, khi tôi còn chửa ra đời |
Câu 2 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Xác định tình huống truyện trong hai văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu và Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?
Lời giải:
– Tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu: Sự xuất hiện và bỏ đi bất ngờ của con gấu trước sự sợ hãi của hai người bạn.
Tác dụng: Thể hiện bản chất ham sống sợ chết, vì bản thân mà bỏ mặc bạn bè của người bạn kia; Làm rõ nét bài học cho ta không nên bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn.
– Tình huống trong truyện Chó sói và chiên con: Một con sói đang đói bụng gặp một con chiên con đang uống nước đã dùng đủ các lời lẽ hòng muốn ăn thịt chiên con.
Tác dụng: Thể hiện bản chất ác độc và ranh mãnh của Sói; Làm rõ nét bài học cho ta bài học không nên nhẹ dạ cả tin.
Câu 3 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu
Lời giải:
Hai người bạn đang đi bộ cùng nhau thì gặp một con gấu lao ra. Người bạn đi trước vớ được cành cây liền trốn trước bỏ mặc người bạn còn lại. Người kia đành nằm bẹp xuống đất giả chết. Con gấu ngửi thử người bạn này và hú lên bỏ đi. Khi được người bạn kia hỏi gấu đã nói gì thì nhận được câu trả lời là “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.
Câu 4 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện nói chung, lời thoại của mỗi nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể thiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?
Lời giải
– Tóm tắt lời thoại: Sói đang đói thì thấy chiên đang uống nước ở dòng suối liền tìm cách ăn thịt. Nó lấy lí do và đổ tội cho chiền con “làm đục nguồn nước uống của mình”. Chiên con xin tha và cố giải thích mình đang ở phía cuối dòng nên không thể làm đục nước phía đầu dòng. Nhưng sói lại tìm lí do khác là năm ngoái chiên đã nói xấu nó. Chiên con sợ hãi, trả lời sói rằng năm ngoái chiên con còn chưa được sinh ra. Sói vẫn hung hăng lại tìm lí do khác “do anh của chiên con đã nói xấu”, nhưng chiên con lại không hề có anh. Sói vẫn ngang ngược tiếp tục bịa đặt lí do rằng kẻ nào đó thuốc giống nhà chiên, giống chó, giống người,… đã nói xấu nó. Sau đó chiên con bị sói lôi vào rùng ăn thịt “chẳng cần đôi co”.
– Tác dụng của lời thoại:
+ Nhân vật sói hiện thân cho “kẻ xấu”, “kẻ bạo tàn, ác độc”, để thỏa mãn cho cơn đói của mình mà sẵn sàng bịa đặt, vu khống, bắt nạt và giết hại kẻ yếu.
+ Nhân vật chiên con hiện thân cho “kẻ yếu”, cho sự vô tội, sự thật, lẽ phải yếu ớt bị kẻ mạnh ức hiếp, vùi dập và hãm hại.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi văn bản
Lời giải
– Hai người bạn đồng hành và con gấu:
+ Đề tài: tình bạn, tình người
+ Bài học: Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn
– Chó sói và chiên con:
+ Đề tài: Kẻ mạnh và chân lí
+ Bài học: “Kẻ tàn ác” thường chà đạp lên kẻ yếu, lẽ phải, đạo lí một cách bất công.
Câu 6 (trang 39, SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Trong hai văn bản Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.
Bài tham khảo 1:
Trong hai văn bản Chó sói và chiên con và văn bản Chó sói và cừu non, em thích văn bản “Chó sói và chiên con” hơn vì truyện được viết dưới dạng một bài thơ có vần, điệu khiến em cảm thấy dễ cảm nhận và dễ nhớ hơn. Câu truyện là cuộc đối thoại giữa chó sói tàn ác và chiên con yếu đuối bên một dòng suối. Qua lời thoại của hai nhân vật này ta thấy rõ tính cách từng nhân vật sói và chiên, sói hiện lên là một kẻ ranh mãnh, độc ác và có thói xấu bắt nạt kẻ yếu. Còn chiên con hiện lên là một nhân vật vô cùng nhỏ bé, yếu đuối và đáng thương nhưng lại có sự hồn nhiên với những lí lẽ đối đáp của riêng mình. Mỗi nhân vật có những nét tính cách đặc trưng khác nhau đã góp phần thể hiện lên đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa qua một câu truyện nên em rất yêu thích thể loại này.
Bài tham khảo 2:
Em thích văn bản Chó sói và chiên con hơn văn bản Chó sói và cừu non. Vì truyện được viết dưới dạng một bài thơ, các câu ngắn gọn mà có vần điệu, vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ. Qua câu chuyện chúng ta thấy được sự ranh mãnh, độc ác, hung hăng của nhân vật sói. Hình ảnh con sói với đặc điểm như vậy tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ỷ mạnh hiếp yếu. Đồng thời, hình ảnh chú chiên con nhút nhát, yếu đuối, bị bắt nạt và đã bị sói ăn thịt thật thương cảm. Đại diện cho kẻ yếu thế trong xã họi bị bắt nạt và hãm hại. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu tồn tại trong xã hội.