Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Giáo dục

Soạn bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

  • 14/09/202314/09/2023
  • bởi Lê Văn Long
  • Lê Văn Long
    14/09/2023
    Giáo dục
    0

    Qua Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khao khát tình yêu thương và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và tình yêu đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sống của ông. Bài viết dưới đây cung cấp cho độc giả bài soạn tác phẩm Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Soạn bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ:
        • 1.1 1.1. Chuẩn bị:
        • 1.2 1.2. Đọc hiểu:
      • 2 2. Tác giả:
      • 3 3. Khái quát về tác phẩm:

      1. Soạn bài Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ:

      1.1. Chuẩn bị:

      Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Khi đọc văn bản nghị luận các em cần chú ý

      + Văn bản biết về vấn đề gì?

      + Ở văn bản này, người viết định thuyết phục điều gì?

      + Để thuyết phục người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể nào?

      Trả lời:

      – Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng – nhà văn của những người khốn khổ

      – Ở tác phẩm này người viết muốn chứng minh người đọc rằng Nguyên Hồng là một nhà văn của những người nông dân khổ cực lầm than.

      – Để thuyết phục người đọc người viết đã đưa ra các lý lẽ và dẫn chứng như:

      + Nguyên Hồng là người khóc rất nhiều vì đây là nhân vật nhạy cảm, dễ xúc động.

      + Nguyên nhân gây khóc nhiều, nhạy cảm, dễ xúc động là vì thiếu thốn tình cảm gia đình từ nhỏ. Được tác giả chứng minh bằng những ví dụ thực tế, cha qua đời năm 12 tuổi, mẹ đẻ bị gia đình chồng hắt hủi, ruồng bỏ nên lấy chồng mới và phải đi làm xa, Nguyên Hồng phải ở với bà cô khó tính

      – Nguyên Hồng là một nhà văn đậm chất dân nghèo, người lao động. Được tác giả minh chứng thông qua tuổi thơ đã tiếp xúc với các hạng người thấp kém nhất trong xã hội. Đến năm 16 tuổi mới hoà nhập hoàn toàn với cuộc sống xã hội được biểu hiện rõ thông qua hình dáng và cung cách sống.

      Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Đọc trước đoạn trích Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.

      Trả lời:

      Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh

      Cuộc đời

      – Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội.

      – Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.

      – Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.

      – Về già sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian lâm bệnh, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã từ trần vào chiều ngày 9/2/2018 tại Bệnh viện hữu nghị Việt –Xô Hà Nội, hưởng thọ 89 tuổi.

      Sự nghiệp

      – Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

      – Nguyễn Đăng Mạnh là chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11 và 12 chương trình cải cách giáo dục 1980–1992.

      – Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

      Những tác phẩm tiêu biểu

      – Ông viết rất nhiều và nổi bật về cả chất lượng và số lượng là các sáng tác về nghiên cứu và phê bình văn học.

      – Một số tác phẩm nổi bật như: Mấy vấn đề phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh (1987)/ Văn học Việt Nam 1945–1975, 2 tập (chủ biên, 1988–1990)/ Nguyên Hồng, con người và sự nghiệp (1988)/ Chân dung văn học, tập I (1990)/ Văn và dạy học văn (1993)

      1.2. Đọc hiểu:

      * Trong khi đọc:

      Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Ý chính của phần 1 là gì? Chú ý câu mở đầu, các câu triển khai và câu kết.

      Trả lời:

      – Ý chính của phần (1) nhằm nói đến việc Nguyên Hồng là một nhà văn rất nhạy cảm và dễ xúc động trong tất cả mọi sự việc đã xảy ra trong cuộc sống.

      Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Phần 2 tập trung phân tích nội dung nào? Chú ý lí lẽ, bằng chứng.

      Trả lời:

      – Trong phần (2) tác giả tập trung phân tích tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình.

      Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Các câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?

      Trả lời:

      – Những câu văn đó đã nói lên những thiếu thốn, bất hạnh của tuổi thơ Nguyên Hồng

      Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Đoạn này làm rõ thêm điều gì ở nhà văn Nguyên Hồng?

      Trả lời:

      – Đoạn này nói đến cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội.

      Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Điều làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng là ở hoàn cảnh sống của ông

      Trả lời:

      – Điều làm nên sự khác biệt ở các tác phẩm của Nguyên Hồng là “chất dân nghèo, chất lao động” ta không thể tìm thấy điều này ở những cây bút khác

      Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì?

      Trả lời:

      – Câu nói của bà Nguyên Hồng như một dẫn chứng chân thật để nói về con người Nguyên Hồng một người nhân dân chân chất từ cách sinh hoạt, ăn mặc, nói năng và nó đi cả vào văn chương vào các sáng tác của ông.

      * Sau khi đọc:

      Câu 1 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?

      Trả lời:

      – Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ

      – Nội dung của văn bản có liên quan chặt chẽ tới nhan đề, trong phần nội dung tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ nhan đề “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ”

      – Nếu đặt nhan đề khác cho văn bản em sẽ đặt là “Chất riêng khác trong văn chương Nguyên Hồng”

      Câu 2 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;…)?

      Trả lời:

      – Để thuyết phục người đọc rằng “Nguyên Hồng rất hay khóc” tác giả đã đưa ra những bằng chứng sau:

      + Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi

      + Khóc khi nhớ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước

      + Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc…

      + Khóc khi kể lại những oan trái, đau khổ của những nhân vật là đứa con tinh thần do mình “hư cấu”

      Câu 3 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?

      Trả lời:

      – Nội dung phần (2) là tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình của Nguyên Hồng.

      – Nội dung phần (3) là cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội. Đây cũng là nguyên nhân làm nên “chất dân nghèo, chất lao động” trong những sáng tác của ông

      Câu 4 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?

      Trả lời:

      – Qua văn bản trên đã giúp em hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về cuộc đời về tuổi thơ của cậu bé Hồng, sự thiếu thốn tình cảm gia đình sâu sắc, khao khát được âu yếm vuốt ve trong vòng tay của mẹ.

      – Đồng thời qua văn bản này em mới thấm thía những lời văn sinh động, chân thật mà rất sâu sắc được Nguyên Hồng viết ra ở đoạn trích Trong lòng mẹ

      Câu 5 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.

      Trả lời:

       Nguyên Hồng nhà văn đã để lại cho kho tàng văn chương nước nhà nhiều kiệt tác có giá trị: Những ngày thơ ấu, Bì vỏ, Bảy Hựu, . .. Nhưng ít ai biết được tác giả đã phải trải qua cuộc sống với nhiều tổn thương ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ lấy nhau theo sự sắp đặt mà không hề có tình yêu thương. Lên 12 tuổi cha mất, mẹ đi làm công nhân, Nguyên Hồng về sống với bà cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném ông vào cuộc sống với những người dân lam lũ, nghèo khổ, ở dưới đáy của xã hội. Cũng từ đấy những trang viết của ông “đậm đà chất dân nghèo, chất lao động” mà không gặp ở bất kỳ ai. Càng tìm hiểu về cuộc sống và con người ông chúng ta càng thấm thía hơn nữa những dòng chữ do ông viết.

      2. Tác giả:

      – Tên: Nguyễn Đăng Mạnh (1930 – 2018)

      – Quê quán: Hà Nội

      – Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

      3. Khái quát về tác phẩm:

      * Thể loại: Văn nghị luận

      * Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

      – Trích Tuyển tập Nguyễn Đăng Mạnh, tập 1, 2005.

      * Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

      * Bố cục: 

      – Phần 1: (từ đầu… đến nhạy cảm của mình): Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động

      – Phần 2 (tiếp … đến tôi đâu): Hoàn cảnh gia đình là một nguyên nhân tạo nên con người nhạy cảm của Nguyên Hồng

      – Phần 3 Còn lại: Môi trường sống đã tạo nên “chất dân nghèo” ở tác phẩm của ông

      * Giá trị nội dung: 

      Qua Nguyên Hồng – nhà văn của những người khốn khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn nhạy cảm, khát khao sự thương yêu và đồng cảm với phụ nữ, trẻ em, người lao động và người dân nghèo. Sự đồng cảm và yêu thương đặc biệt ấy xuất phát từ chính hoàn cảnh xuất thân và môi trường sinh sống của ông.

      * Giá trị nghệ thuật:

      – Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ.

      – Sử dụng một số biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh, điệp ngữ.

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Nguyên Hồng


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng

        Nhà văn Nguyên Hồng là một con người và một tác giả đặc biệt, và cảm nghĩ của tôi về ông là sự kính trọng và đánh giá cao. Bài viết dưới đây là Đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng.

        ảnh chủ đề

        Phân tích bài thơ Cửu Long giang ta ơi của Nguyên Hồng

        Phân tích bài thơ Cửu Long giang ta ơi của Nguyên Hồng cho thấy một tình yêu, niềm tự hào với quê hương, đất nước thông qua hình ảnh con sông Cửu Long. Bên cạnh đó, bài thơ cũng giúp cho người đọc hiểu được rõ nét hơn về dòng sông Cửu Long và con người Nam Bộ thông qua những hình ảnh độc đáo, ấn tượng.

        ảnh chủ đề

        Tóm tắt Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

        Văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - là một tác phẩm văn học tuyệt vời của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, nơi ông đã tường thuật về nhà văn Nguyên Hồng, một nhà văn giàu lòng nhân đạo của nền văn học Việt Nam.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|764869|
        "