Bài viết dưới đây là Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ngắn gọn. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức và tài liệu để ôn tập thật tốt. Cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Câu hỏi soạn bài và đáp án:
Câu 1 (trang 154 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Bài thơ có 3 phần, mỗi phần có 2 khổ thơ, đều mở đầu bằng lời ru của tác giả và kết thúc bằng lời ru của mẹ
– Sự lặp lại và cách ngắt nhịp tạo nên giai điệu du dương của bài ru, gợi đến sự dịu dàng của chiếc nôi.
– Giọng điệu thể hiện tình cảm trìu mến, tha thiết của người mẹ dành cho con, mong muốn con lớn lên khỏe mạnh, trở thành công dân tự do của một đất nước thống nhất, độc lập.
Câu 2 (trang 154 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Người mẹ Tà Ôi được miêu tả qua bài thơ
Người mẹ ru con ngủ, đồng thời làm công tác kháng chiến, cách mạng
– Người mẹ ru con ngủ khi giã gạo, tỉa bắp, khi dọn lán, đi rừng
Tình thương con luôn gắn liền với tình yêu bộ đội, tình yêu dân làng, tình yêu đất nước
→ Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước, điều đó làm nên người mẹ Tà Ôi vĩ đại.
Câu 3 (trang 154 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Hai câu thơ sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ:
+ Mặt trời của bắp là mặt trời của thiên nhiên
+ Nguồn sống, động lực cho người mẹ, một mặt trời nhỏ bé, tươi vui
+ Đứa con luôn là nguồn động lực, niềm hạnh phúc vô bờ bến cho mẹ
→ Hai câu thơ miêu tả tình mẫu tử sâu sắc, sự chở che của mẹ giành cho con.
Câu 4 (trang 154 sgk ngữ văn 9 tập 1)
Qua lời ru, ta thấy tình mẹ dành cho con là tình thương bao la, sâu sắc
+ Người mẹ mong con lớn lên, sống trong hòa bình, độc lập.
+ Tình mẹ dành cho con được thể hiện rõ qua lời ru ngọt ngào, tha thiết
– Người mẹ giã gạo nên mơ con sau này lớn lên sẽ “vung chày lún sân” giã hạt gạo trắng ngần
– Người mẹ bế con ra chiến trường, mơ thấy Bác Hồ, nghĩa là mơ đất nước thống nhất, mơ con làm công dân một nước tự do
– Tình cảm, khát vọng của người mẹ ngày một lớn dần, đi từ cái riêng đến cái chung, từ quê hương đến đất nước
– Lời ru của người mẹ còn thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
2. Luyện tập:
Các yếu tố miêu tả trong bài thơ tạo nên bức tranh chân thực hơn về cuộc sống của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
– Họ say mê lao động, sản xuất để phục vụ cuộc chiến tranh gian khổ, khó khăn ( mẹ giã dạo nuôi bộ đội, mồ hôi mẹ rơi má em nóng hôi, mẹ tỉa bắp…)
– Góp phần vào cuộc chiến đấu, những người ở phía sau hậu phương cũng chiến đấu, cùng nhau chuyển lán, đạp rừng, mẹ cõng con đến trận chiến cuối cùng
3. Bài đọc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng rất ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
– Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân…
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ cho ngoan đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
– Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi…
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Chú thích:
– Lưng đưa nôi: lưng người mẹ đu đưa như chiếc nôi ru cho con ngủ.
– Tim hát thành lời: lời hát ru cất lên từ trái tim yêu thương của mẹ.
– A-kay (tiếng dân tộc Tà-ôi): con.
4. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
4.1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm :
Lúc nhỏ đi học ở quê, năm 1955 ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học năm 1964 ông vào miền nam hoạt động cho đến nay 1975
Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm từng là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 2000, ông giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương.
4.2. Tác phẩm:
*Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm được sáng tác năm 1971, trong giai đoạn ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Bài thơ thuộc thể thơ tự do, nằm trong tập “Đất và khát vọng” xuất bản năm 1984.
Nội dung bài thơ khắc họa rõ nét hình ảnh người mẹ ở miền Tây Thừa Thiên vừa lao động vừa ru con trên lưng. Qua những câu hát ru ngọt ngào, người mẹ thể hiện tình yêu đối với con gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu. Hình ảnh người mẹ bế con lên rẫy, giã gạo nuôi bộ đội và chuyển lán đạp rừng làm sáng lên vẻ đẹp của sự hy sinh và sức mạnh của người phụ nữ trong thời chiến.
Bài thơ không chỉ là bài hát ru con mà còn là bài ca khen ngợi tình mẫu tử và lòng yêu nước sâu sắc.
* Ý nghĩa nhan đề:
Khúc hát ru: ám chỉ những âm thanh sâu lắng, quen thuộc trong tâm hồn mỗi người.
Những em bé: hình ảnh rõ nét về một thế hệ con người được nuôi dưỡng và lớn lên bằng những lời ru của mẹ.
=> Đó là lời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và lòng yêu nước của người mẹ miền núi nói riêng, cũng như người mẹ Việt Nam nói chung. Họ là những người phụ nữ giản dị, chăm chỉ và giàu đức hy sinh.
* Giá trị nội dung và nghệ thuật:
– Nội dung của bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu của mẹ giành cho con gắn liền với lòng yêu nước, với tinh thần đấu tranh của người mẹ miền Tây Thừa Thiên qua bài thơ. Trong gian khổ, khó khăn của cuộc sống nơi chiến khu, người mẹ dành cho con nhiều tình thương hơn, ngày càng mong muốn con mau lớn, trở thành công dân của đất nước tự cường.
– Giá trị nghệ thuật bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”:
Giọng điệu ngọt ngào, nhẹ nhàng.
Nghệ thuật ẩn dụ, cường điệu.
* Tóm tắt bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”:
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là lời ru cho những đứa trẻ dân tộc Tà-ôi “lớn trên lưng mẹ” ở chiến khu Trị Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra gian khổ và ác liệt. Bài thơ làm sáng lên hình ảnh người mẹ Tà-ôi không chỉ với tình yêu thương sâu sắc dành cho con cái, mà còn là một “chiến sĩ” một người lao động sản xuất để nuôi bộ đội, tích cực hỗ trợ cách mạng. Người mẹ ru con ngủ, nhưng đồng thời bà cũng làm công việc kháng chiến, công việc cách mạng. Người mẹ ru con trong khi bà nuôi bộ đội. Người mẹ ru con trong khi đốt lửa. Người mẹ ru con trong khi dọn lán, vào rừng, trực tiếp chiến đấu với giặc Mĩ. Tình yêu của mẹ giành cho con luôn gắn liền với tình yêu bộ đội, tình yêu làng và lòng yêu nước. “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội”. Hình ảnh người mẹ thật cảm động, không chỉ là hình ảnh người mẹ Tà-ôi mà còn là hiện thân của những người mẹ Việt Nam anh hùng, giỏi việc nước, giỏi việc nhà. Những người mẹ ấy luôn sẵn sàng hi sinh vì tình mẫu tử, tình yêu quê hương, đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện sâu sắc tình yêu giành cho con, gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của người mẹ miền Tây Thừa Thiên qua bài thơ.