Văn bản Kéo co đã cung cấp cho người đọc thông tin về sự chuẩn bị, cách chơi, quy định về trò chơi. Bài viết dưới đây cung cấp cho độc giả bài soạn văn bản Kéo co.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Kéo co – SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo chọn lọc:
Câu 1 (Trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Chỉ ra những đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. Những đặc điểm ấy có mối quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản? Hãy lí giải.
Phương pháp giải:
Dựa vào những kiến thức đã học về đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. Sau đó nêu mối quan hệ giữa đặc điểm và mục đích văn bản. Nêu lí do.
Lời giải chi tiết:
* Đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ thực hiện trò chơi hay hoạt động là:
– Về kết cấu, loại văn bản trên gồm có 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu mục đích của quá trình thực hiện trò chơi hay hoạt động thông qua một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình)
Phần 2: liệt kê những điều phải làm trước khi thực hiện trò hơi hay hoạt động.
Phần 3: Trình bày những gì phải thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy định, luật lệ, chỉ dẫn người tham gia; đối với các hoạt động thì đó là trình tự các bước thực hiện hoạt động.
– Về đặc điểm hình thức:
+ Loại văn bản này hay sử dụng những con số (1, 2, 3, . ..), từ ngữ chỉ thời điểm (đầu, giữa, sau cùng, . ..) hoặc từ ngữ chỉ số lượng chính xác (hai, ba, …..) nhằm giới thiệu cách thức thực hiện.
+ Từ ngữ miêu tả chi tiết trình tự thực hiện cùng một vài từ ngữ khác.
+ Sử dụng câu có nhiều từ, câu cảm thán nhằm chỉ hành vi hoặc đề nghị thực hiện.
+ Dùng hình minh hoạ, sơ đồ chỉ dẫn, đề mục để khái quát nội dung chính.
+ Từ ngữ xưng hô ngôi thứ hai nhằm chỉ người đọc.
* Các đặc điểm ấy có mối liên hệ với mục đích của văn bản:
Đó là mối quan hệ liên kết, gắn bó chặt chẽ, bổ trợ lẫn nhau, kết hợp mật thiết với nhau. Vì là những đặc điểm giúp em nhận thấy mục đích của văn bản và ngược lại, từ mục đích người viết triển khai nội dung bài viết có đủ những đặc điểm ấy.
Câu 2 (Trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Các thông tin trong văn bản Kéo co được triển khai theo những cách nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ từng phần trong văn bản để khái quát đươc cách triển khai thông tin.
Lời giải chi tiết:
Các thông tin trong văn bản kéo co được triển khai theo 2 cách:
+ Cách 1: triển khai theo thứ tự thời gian
Dựa theo bố cục của trò chơi trình bày thông tin theo thứ tự của trò chơi: người chơi – thời gian – cách quy định trò chơi.
Trong phần cách chơi, trình bày theo thứ tự của mỗi hoạt động.
+ Cách 2: Theo độ ưu tiên của thông tin (thông tin quan trọng được ưu tiên trình bày trước)
Câu 3 (Trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Tìm phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và cho biết tác dụng của phương tiện đối với mục đích của văn bản.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phương tiện phi ngôn ngữ, em hãy cho biết loại phương tiện phi ngôn ngữ văn bản sử dụng và chỉ ra tác dụng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Lời giải chi tiết:
– Loại phương tiện phi ngôn ngữ thường sử dụng trong văn bản thuyết minh là: sử dụng hình minh hoạ.
– Tác dụng:
+ Giúp nội dung bài viết phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc hơn.
+ Bổ sung cụ thể vào nội dung văn bản.
+ Làm cho nội dung văn bản trở nên sáng rõ ràng, cụ thể hơn.
2. Soạn bài Kéo co – SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo ngắn gọn:
Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra những đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động. Những đặc điểm ấy có mối quan hệ như thế nào với mục đích của văn bản? Hãy lí giải
Trả lời:
Em dựa vào đặc điểm nội dung và đặc điểm hình thức của văn bản để xác định đây là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc trong hoạt động.
Về nội dung thì văn bản có cấu trúc 3 phần: Giới thiệu mục đích – liệt kê những điều cần chuẩn bị – trình bày các bước cần thực hiện. Về hình thức văn bản có sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian, hình ảnh minh họa, đề mục tóm tắt thông tin…
Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các thông tin trong văn bản Kéo co được triển khai theo những cách nào?
Trả lời:
Các thông tin trong văn bản được triển khai theo quan hệ nhân quả và trật tự thời gian để đưa ra rõ ràng nhất cách chơi kéo co và ý nghĩa các động tác khi chơi.
Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và cho biết tác dụng của phương tiện đối với mục đích của văn bản.
Trả lời:
Phương tiện phi ngôn ngữ ở đây là hình ảnh minh họa trong văn bản nhằm làm rõ hơn cách chơi để người đọc hình dung.
3. Phần mở rộng tìm hiểu tác phẩm Kéo co:
3.1. Tìm hiểu tác phẩm Kéo Co:
– Thể loại: Kéo co thuộc thể loại văn bản thông tin
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Văn bản Kéo co được in trong Trò chơi Dân gian Nam Bộ, NXB Hội Nhà Văn, 2017
– Phương thức biểu đạt: Kéo co có phương thức biểu đạt là thuyết minh
– Tóm tắt văn bản Kéo co: Ở trò Kéo co, mỗi đội sẽ có 5 – 10 người trở lên. Khi chơi, mỗi đội sẽ chọn người cao, to, khoẻ mạnh, dẻo dai, v.v. Khi trò chơi này có tính chất đối kháng thì sẽ có ban giám khảo: có thi đấu ngang sức và không cân sức. Trước khi chơi, cần chuẩn bị một sợi dây dài, lớn; giữa hai đội kẻ hai đường mức dài cách nhau 1 m rồi để sợi dây ở trên hai mức, chia hai đường mức theo kiểu dấu cộng sao cho tâm điểm ở giữa hai mức. Cách chơi: Các đội tự gọi tên và cử người lên bục thi đấu. Khi các đội tiến vào vị trí kéo, người đứng sau sẽ móc chân trái vào chân người đứng đối diện, hai chân giang ra nhằm giữ thăng bằng và tạo trụ thật vững; mỗi người trong đội đứng song song, chia đôi người đứng trước để kéo. Khi trọng tài hô “bắt đầu” cả hai đội ra sức kéo…
– Bố cục bài Kéo co:
Kéo co có bố cục gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “thêm người chơi”: Quy định về người chơi
+ Phần 2: Tiếp đến “giữa hai mức”: Chuẩn bị trò chơi
+ Phần 3: Còn lại: Cách chơi và quy định của trò chơi kéo co
– Giá trị nội dung: Văn bản Kéo co đã cung cấp cho người đọc thông tin về sự chuẩn bị, cách chơi, quy định về trò chơi: Kéo co
– Giá trị nghệ thuật:
+ Văn bản thông tin giới thiệu quy tắc của một trò chơi với cấu trúc 4 phần rõ ràng
+ Sử dụng thuật ngữ, con số, từ ngữ chỉ thời gian, số từ chỉ số lượng chính xác
-+ Có hình ảnh minh họa rõ ràng cho văn bản
3.2. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Kéo Co
* Quy định số người chơi kéo co:
– Mỗi đợt có hai đội tham gia, mỗi đội sẽ có 5 – 10 người trở lên.
– Tiêu chí chọn người chơi: nên chọn người cao, to, khoẻ mạnh, dẻo dai, . .
– Khi trò chơi này có tính chất thi đấu thì sẽ có ban tổ chức, trọng tài
– Có hai loại:
+ Chơi cân sức: hai đội có số lượng người ngang nhau hoặc toàn nam; hoặc toàn nữ; có khi đan xen; nhưng con nít chơi với con nít, người lớn với người lớn
+ Không cân sức: hai đội có số người không đồng đều (chơi chấp)
* Chuẩn bị trò chơi kéo co
– Chuẩn bị dụng cụ: Một sợi dây dài, lớn, dẻo
– Giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1 m, lần lượt để sợi dây ở trên hai mức, vẽ hai đường mức theo kiểu dấu cộng và chấm tâm điểm ở giữa hai mức.
* Cách chơi và quy tắc của trò chơi kéo co:
– Cách chơi:
+ Các đội tự đặt tên và đưa người lên bốc thăm thi đấu.
+ Khi các đội tiến vào vị trí kéo, người đứng sau sẽ móc chân mình vào chân người đứng đối diện, hai chân dang ra nhằm giữ thăng bằng và tạo trụ thật vững; mỗi người trong đội đứng song song, chia đôi người đứng trước để kéo.
+ Khi trọng tài hô “bắt đầu” cả hai đội ra sức kéo
– Quy định trò chơi:
– Với hai đội: Tâm điểm thuộc đội nào, đội ấy thắng
– Với nhiều đội: Những đội còn lại sẽ tiếp tục thi đấu với nhau nhằm chọn các đội nhất, nhì, ba
– Ngày nay, khi hai đội đang thi đấu, thường có kèm “tiếng còi báo hiệu” hay “tiếng trống” tạo bầu không khí sôi nổi
– Cũng có hình thức kéo co “bằng tàu dừa” hay “cái cây dài “; kéo co dưới sông, . ..
→ Văn bản đã giới thiệu các quy tắc chơi trò chơi kéo co với hệ thống những từ ngữ cụ thể, bố cục hợp lý, dễ nhớ, dễ thuộc