Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Lớp 6 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Lớp 6 Chân trời sáng tạo? Bố cục bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân - Lớp 6 Chân trời sáng tạo? Nội dung chính của bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân? Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân? Thực hành tiếng việt?

Việt Nam ta từ lâu đã nổi tiếng là một đất nước với những bản sắc văn hoá đặc sắc, với nhiều lễ hội. Trong đó không thể không kể tới lễ hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân được diễn ra hàng năm. Và lễ hội này đã được Minh Nhương viết và trở thành một văn bản trong sáng lớp 6 Chân trời sáng tạp. Dưới đây là soạn bài “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” – Lớp 6 Chân trời sáng tạo

1. Tóm tắt bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo: 

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân được diễn ra hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng. Nét độc đáo của hội thi được thể hiện từ quá trình lấy lửa cho đến cách thổi cơm. Mở đầu hội thi là hoạt động các đội lấy lửa. Bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn ngay khi nghe thấy tiếng trống hiệu dứt. Có người leo được lên, rồi lại tụt xuống và tiếp tục leo lên… Người nào mang được nén hương xuống, thì sẽ được phát cho ba que diêm để châm vào hướng cho cháy thành lửa. Cũng lúc đó, những người còn lại trong đội cũng không rảnh rang gì, mỗi người đều làm việc của mình.

Những chiếc đũa bông được vót từ những thành tre già dưới bàn tay khéo léo của mọi người. Những người khác gì có người giã thóc, giần sàng thành gạo, còn có người thì lấy nước để bắt đầu thổi cơm. Khi nấu cơm mỗi người đều phải mang một cái cần tre được cắm vào dây lưng rất khéo, đầu cần treo một cái nồi nho nhỏ còn thân cần được uốn cong như một cánh cung từ phía sau ra phía trước. Người nấu cơm thì vừa phải giữ cần, vừa phải cầm đuốc  đung đưa sao cho ánh lửa bập bùng. Trong sân hội là sự hò reo, cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội đối với các hội thi. Khoảng sau hơn một giờ, nồi cơm của mỗi đội lần lượt được trình ra trước cửa đình. Để đảm bảo công bằng, nồi cơm của mỗi được được đánh một số bí mật. Tiêu chuẩn chấm của ban giám khảo gồm: cơm trắng, hạt cơm phải dẻo và không bị cháy. Cuộc thi nào thì cũng hồi hộp và việc giật giải mang đến niềm tự hào đối với các đội thi. Với những nét đặc sắc của mình, hội thổi cơm thi Đồng Vân đã góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá hiện đại hôm nay. 

2. Bố cục bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo: 

Bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo có thể được chia thành ba đoạn như sau: 

Đoạn 1 (Từ đầu cho đến “Người dự thi được tuyển trọn từ các xóm trong làng”): Nội dung của đoạn này là giới thiệu sơ lược về hội thi. 

Đoạn 2 (Từ tiếp theo cho đến “khó có gì sánh nổi đối với dân làng”): Nội dung của đoạn này là miêu tả diễn biến của hội thi. 

Đoạn 3 (Từ “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân đến hết): Nội dung của đoạn này là cho người đọc được ý nghĩa của hội thi. 

3. Nội dung chính của bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:

Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu mến quê hương cũng như niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hóa sinh hoạt qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân trong văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. Hội thi đã góp phần làm giàu đẹp truyền thống văn hoá cổ truyền nói riêng cũng như truyền thống văn hoá Việt Nam nói chung. 

4. Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:

Câu hỏi 1: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu? 

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích: 

– Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân là dịp trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. 

– Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân còn vang lên những trận cười hồn nhiên, sảng khoái thể hiện niềm vui của những người nông dân sau khoảng thời gian lao động mệt nhọc. 

– Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân đã góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá hiện đại của văn hóa bản đại và văn hóa của dân tộc Việt Nam. 

– Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân có nguồn gốc từ: các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa – một trong những con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam, chảy qua nhiều tỉnh, thành (Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định…). 

Câu hỏi 2: Qua một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và hình ảnh người dự thi, em có nhận xét gì về vẻ đẹp của con người Việt Nam. 

Một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi: 

– Có nhiều nét độc đáo trong quy trình lấy lửa cũng như cách nấu. Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống để thổi cơm. 

 – Khi có nén hương, ban tổ chức sẽ phát cho 3 que diêm châm vào để cháy thành ngọn lửa. 

 – Người trong đội sẽ vót tre thành chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào ngọn đuốc. Những nồi cơm được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

Luật lệ với người dự thi: 

Người dự thi: trong khi một thành viên của đội lấy lửa thì những người khác mỗi người sẽ bắt đầu vào một việc để góp phần hoàn thành cuộc thi nhanh chóng và hiệu quả.

– Người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông

– Người giã thóc để chuẩn bị nấu cơm.

– Người giần sàng thành gạo khi có lửa, người ta sẽ lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

Nhận xét về hội thi và vẻ đẹp con người Việt Nam:

Hội thi là một lễ hội truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nhằm thể hiện sự khéo léo, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh cũng tinh thần đoàn kết của mỗi đội thi. Qua đó khéo léo ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam. 

Câu hỏi 3: Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử văn hoá?

Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Qua đó, nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước.

5. Thực hành tiếng việt:

Bài tập 1: Trang 29, sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. 

Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau: 

Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mất tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng). 

Bài tập 2: Trang 29, sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. 

Tìm các từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau: 

Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành công hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. (Minh Nhương, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân). 

Bài tập 3: Trang 29, sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. 

Tạo ra các từ ghép từ các tiếng dưới đây: 

A. ngựa                                           B. sắt

C. thi                                                D. áo

Cho biết nghĩa các từ ghép mới tạo ra có gì khác với nghĩa tiếng gốc. 

Bài tập 4: Trang 29, sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. 

Tạo từ láy từ các tiếng dưới đây:

A. nhỏ                              B.  khoẻ

C. óng                              D. dẻo

Cho biết nghĩa của từ láy mới tạo ra có gì khác với nghĩa của tiếng gốc. 

Bài tập 5: Trang 30, sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. 

Trong câu văn “Khi tiếng trống vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ”, nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì có giúp người đọc hình dung được động tác của người dự thi rõ hơn không? Vì sao?

Bài tập 6: Trang 30, sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. 

Trong câu văn “Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uống về trước mắt”, nếu dùng từ “khéo” thay cho từ “khéo léo” thì độ “khéo” của người dự thi sẽ được giữ nguyên, tăng lên hay giảm xuống? Vì sao? 

Bài tập 8:  Trang 30, sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. 

Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ 

“chết như rạ”. 

Bài tập 9:  Trang 30, sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. 

Tìm thành ngữ có chứa các từ dưới đây: 

A. nước                                          B. mật

C. ngựa                                          D. nhạt

Bài tập việt ngắn:  Trang 30, sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo. 

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chức) có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của e, về lịch sử đất nước sau khi đọc các văn bản “Thánh gióng, Sự tích Hồ Gươm”. 

    5 / 5 ( 1 bình chọn )