Hạt gạo làng ta là một trong những tác phẩm hay và đặc sắc trong chương trình ngữ văn lớp 5. Nhằm giúp các bạn nhỏ có thêm kiến thức và kỹ năng học bài này, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc soạn văn mẫu tác phẩm này. Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trên con đường học tập và kiểm tra.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Hạt gạo làng ta ngắn gọn nhất:
1.1. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
– Đôi nét về nhà thơ Trần Đăng Khoa:
+ Trần Đăng Khoa (26/ 4/1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
+ Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”.
+ Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10 trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng.
+ Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về Quân chủng Hải quân, ông cũng từng chiến đấu ở Chiến trường Tây Nam Việt Nam giai đoạn 1978-1979.
+ Những năm sau đó, nhà thơ Trần Đăng Khoa theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội.
+ Năm 1968, khi mới chỉ mười tuổi, tập thơ đầu tay là “Từ góc sân nhà em” được NXB Kim Đồng cho xuất bản.
+ Ông là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
+ Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam.
+ Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam.
+ Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2000).
+ Một số tác phẩm tiêu biểu của ông:
– Từ góc sân nhà em (thơ, 1968)
– Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968)
– Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1, 1970)
– Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974)
– Trường ca Giông bão (trường ca, 1983)
– Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, 1998)..
* Hoàn cảnh sáng tác:
– Bài thơ được sáng tác sáng tác năm 1968, sau này được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).
– Bài thơ được in trong tập “Góc sân và khoảng trời” (1968).
1.2. Nghệ thuật và nội dung:
– Nghệ thuật:
* Thể thơ:
+ Bốn chữ
+ Hình ảnh gần gũi, giản dị
– Nội dung:
+ Hạt gạo làng ta” là mang tính biểu tượng ám chỉ những hạt ngọc do đất trời tạo ra từ nắng, sương, gió, đất và tấm lòng của những người nông dân chân chất, thôn quê ở đây.
+ Qua bài thơ, tác giả muốn bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến những người nông dân thôn quê để tạo ra hạt ngọc này. Họ đã vất vả sớm hôm, một nắng hai sương để tạo được những hạt gạo chúng ta ăn hàng ngày. Nếu không có họ thì sẽ không có hạt lúa ta ăn. Từ đó, tác giả muốn nhắn nhủ đến những bạn đọc nhỏ tuổi hãy biết trân trọng những hạt gạo mình ăn vì đó là cả công sức, thành quả của người nông dân mới tạo ra được.
1.3. Tìm hiểu nội dung chi tiết của bài:
Câu 1 (trang 140 sách giao khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1):
Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
Hướng dẫn trả lời:
Khổ thơ 1: Từ đầu… đến Ngọt bùi đắng cay
Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ đất (có vị phù sa) bồi đắp ; từ nước của hồ sen tưới); từ lời tu, câu hát, sự chăm sóc, nâng niu, ân cần của người mẹ) một nắng hai sương đổ ra trên đồng ruộng. Cây lúa rất thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và cận nhiệt. Mặt khác, nước ta còn có điều kiện tự nhiên thuận lợi như đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phòng phú, mưa quanh năm,… Cây lúa gạo ưa nóng ẩm và chân lúa ngập nước. Nhờ vậy rất hợp để trồng ở nước ta. Cây lúa được hình thành do phù sa bồi đắp nên đất ở đồng bằng này đều có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.Do là đồng bằng châu thổ, được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cho nên thổ nhưỡng ở đây là đất phù màu mỡ. Ven sông là đất phù sa được bồi đắp thường xuyên. Nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình trồng lúa gạo. Hồ sen tưới nước cho lúa giúp bảo đảm cây luôn có đủ nước để phát triển và độ ẩm cần thiết. Đề cập đến công sức và tình cảm của người mẹ là để tôn vinh công việc và tình yêu thương mà người nông dân và người trong gia đình đổ vào việc trồng trọt và chăm sóc cây lúa gạo. Đây là một cách để thể hiện tình thương và tâm hồn của con người kết hợp với công việc của họ trong quá trình sản xuất gạo.
Câu 2 (trang 140 sách giao khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1):
Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
Hướng dẫn trả lời:
Các hình ảnh bạn mô tả trong đoạn thơ này thường được sử dụng để thể hiện hình ảnh và trạng thái của một ngày làm việc năng động và vất vả trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa gạo. Đây là một số giải thích về các hình ảnh này:
Giọt mồ hôi sa: Mô tả giọt mồ hôi trên trán người lao động nông nghiệp, cho thấy sự vất vả và nỗ lực của họ trong thời tiết nắng nóng.
Những trưa tháng sáu: Thời tiết khắc nghiệt và nắng nóng của những trưa hè oi bức, người mẹ phải đi cấy bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, thể hiện lên sự khó khăn vất vả nặng nhọc của người công dân
Nước như ai nấu: dưới cái thời tiết nắng nóng thì mặt trời chiếu xuống làm cho nước trở nên nóng, đến nỗi cua cũng phải ngoi lên bờ để tránh đi sự nắng nóng này, ấy vậy mà người nông dân lại phải chấp nhận sự nóng này để xuống cấy.
Câu 3 (trang 140 sách giao khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1):
Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
Hướng dẫn trả lời:
Tuổi nhỏ đã ra sức chống hạn, không kể sáng, trưa, chiều, trách nhiệm tưới nước để đảm bảo cây lúa gạo có đủ nước để phát triển. Các bạn luôn bắt sâu, bảo vệ cây lúa gạo khỏi sự tấn công của sâu bọ, gánh phân bón lót để bảo đảm cây lúa đủ dinh dưỡng., bón thúc, làm cỏ… góp công sức làm ra hạt gạo tiếp tế cho chiến trường. Công lao trong việc quét đất một phần quan trọng trong quá trình sản xuất lúa gạo.Gửi hạt gạo ra tiền tuyến và về phương xa: Cuối cùng, công lao của các bạn nông dân được thể hiện qua việc gửi hạt gạo đến những nơi xa xôi. Điều này thể hiện sự đóng góp của họ cho nền kinh tế và cộng đồng, và sự hạnh phúc khi thấy mình đóng góp vào việc cung cấp thực phẩm cho người khác.
Câu 4 (trang 140 sách giao khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1):
Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng?
Hướng dẫn trả lời:
Tác giả ví hạt gạo là hạt vàng bởi vì hạt gạo rất quý giá, để làm ra được nó thì người dân phải một nắng hai sương, đổ mồ hôi sôi nước mắt mới làm ra được nó. Hạt gạo giúp nhân dân ta cứu đói qua nạn đói, qua kháng chiến làm lương thực cho bộ đội ta chiến đấu. Nếu không có nó sẽ thiếu đi một phần quan trọng làm nên chiến thắng của dân tộc ta.
Câu 5 (trang 140 sách giao khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1):
Học thuộc lòng bài thơ. Các em lưu ý học theo đoạn, chia quãng để học bài.
2. Hướng dẫn soạn giáo án cho bài Hạt gạo làng ta:
I. Mục đích -yêu cầu
1. Kiến thức
– Trẻ nhớ tên bài thơ hạt gạo làng ta, tên tác giả Trần Đăng Khoa. Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng
– Đọc thuộc bài thơ rõ lời, diễn cảm, không ngọng.
Trẻ trả lời được câu hỏi của cô đủ câu.
– Quan sát, ghi nhớ có chủ định.
– Biết nhấn mạnh, thể hiện động tác minh họa, phát triển ngôn ngữ.
3 Thái độ
Trân trong và yêu quý những người làm ra hạt thóc, hạt gạo. khi ăn ăn hết xuất, không rơi vãi.
Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
– Nhạc nền, tranh có mình họa nội dung bài thơ.
– Bài hát hạt gạo làng ta.
3. Hạt gạo được xem là chất liệu quen thuộc trong thơ ca Việt Nam:
Hình ảnh lúa gạo luôn xuất hiện trong thơ ca văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Có thể thấy, văn học luôn ghi nhận bông lúa như hạt ngọc của đất trời quê ta. Hình ảnh kho lúa bị đốt cháy đến cái đói queo quắt của người dân nghèo khi không có cái để ăn. Hình ảnh hạt gạo xuất hiện luôn gắn với hình ảnh người nông dân một nắng hai sương vất vả sớm hôm. Ở họ, ngoài gia đình thì bông lúa chính là hiện thân rõ nhất cho hình ảnh của người bạn tâm tình nhắn nhủ tới họ. Nông thôn nói chung và lúa gạo nói riêng, đã trở thành một đề tài tạo nhiều cảm hứng trong thi ca Việt.