Đoạn trích Dòng "Sông Đen" thuộc tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển của Giuyn Véc- nơ là một đoạn trích kể về chuyến thám hiểm đáy biển của ba nhân vật giáo sư A - rô - nắc, Công - xây và Nét Len. Sau đây là soạn bài gợi ý tác phẩm này nhằm giúp các em biết cách soạn bài và trả lời các câu hỏi.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu tác giả Giuyn Véc -nơ và đoạn trích Dòng “Sông Đen”:
1.1. Tác giả Giuyn Véc -nơ:
– Ông sinh ngày 8-2-1828, mất ngày 24-3-1905. Ông là nhà văn Pháp nổi tiếng
– Người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng
– Ông là người có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Chuyến đi vào tâm Trái đất (1864), Hai vạn dặm dưới đáy biển (1870), Tám mươi ngày vòng quanh thế giới (1873)
1.2. Đoạn trích Dòng “Sông Đen”:
– Đoạn trích trong SGK được trích từ chương 14 của tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển của Giuyn Véc-nơ. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1866.
2. Chuẩn bị đọc (Trang 69, SGk Ngữ văn 7, tập 2):
Tưởng tượng em ở trong phòng khách của một tàu ngầm và tàu đang lặn xuống đáy biển, dưới mặt nước năm mươi mét. Hãy ghi lại những hình dung của em về cảnh vật trong không gian đó.
Trả lời: Dưới mặt nước biển sâu thẳm, các loài cá thi nhau nhảy múa, bơi lội, bầu không khí rộn ràng như một lễ hội. Những cây san hô, tảo biển đủ màu sắc, hoà lẫn với những loài cá tạo nên một lễ hội hoá trang đặc sắc, hấp dẫn. Ánh đèn của con tàu ngầm khiến cho mọi thứ trở nên huyền diệu, thu hút đến lạ kì.
3. Trải nghiệm cùng văn bản:
Câu 1 (Trang 72, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Dựa vào hành trình mà giáo sư A-rô-nắc đã kể, em hãy giải thích tại sao tác giả lại đặt tên chương này là Dòng “Sông Đen”?
Trả lời: Tàu Nau-ti-lúx chạy theo một hải lưu được kể trên, có cái tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô (Kuroshio), nghĩa là Sông Đen.
Câu 2 (Trang 72, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Qua 5 lượt thoại giữa giáo sư A-rô-nắc và Nét Len, em thấy họ có ý kiến như thế nào về thuyền trưởng Nê–mô và việc ở lại con tàu Nau-ti-lúx?
Trả lời:
– Nét Len cảm thấy tức giận, không giữ được bình tĩnh xen lẫn cảm giác mơ hồ khi bị mắc kẹt tại con tàu Nau-ti-lúx. Còn về thuyền trưởng Nê- mô anh tỏ ra tò mò, luôn cảm thấy thuyền trưởng là một người kì lạ, bí ẩn và có phần nguy hiểm.
– Trái với Nét – Len, giáo sư A-rô-nắc luôn tỏ ra bình tĩnh, kiên nhẫn tìm hiểu về thuyền trưởng Nê- mô, ông không có sự nghi ngờm hay lên án thuyền trưởng. Ông cẩn trọng, tỉ mỉ quan sát, thưởng thức những cảnh đẹp trong và ngoài khoang tàu.
Câu 3 (Trang 72, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Xác định những chi tiết miêu tả vẻ đẹp của đáy biển qua cửa kính của con tàu Nau-ti-lúx.
Trả lời:
– Nước biển chan hoà ánh điện
– Quang cảnh trước mắt tôi đẹp tuyệt vời, không bút nào tả xiết
– Ánh sáng lung linh trong nước biển trong vắt từ đáy lên
– Như bể nuôi cá khổng lồ
Câu 4 (Trang 73, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Em hình dung như thế nào về cảnh được miêu tả?
Trả lời: Cảnh dưới đáy biển rất đẹp, kì vĩ và huyền diệu, có sức mê hoặc, lôi cuốn con người. Mọi thứ ở đây tạo cảm giác như lạc vào chốn thần tiên ở dưới biển, nơi có rất nhiều loài cá tự do, thoải mái bơi lội tung tăng, không bị gò bó hay ràng buộc.
4. Suy ngẫm và phản hồi:
4.1. Tóm tắt văn bản:
Dòng “Sông Đen” được trích từ tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển của Giuyn – Véc nơ. Tương truyền có con quái vật khổng lồ, tốc độ di chuyển rất nhanh khiến cho những người đi biển khiếp sợ, Do đó, giáo sư A-rô-nắc-người nghiên cứu về sinh vật học cùng cộng sự Công-xây và Nét Len-một thợ săn cá voi đã thực hiện chuyến hành trình khám phá con quái vật này nhưng không may bị lạc vào con tàu Nau-ti-lux (cũng chính là con quái vật). Ở đây, họ gặp gỡ vị thuyền trưởng Nê- mô lạnh lùng nhưng chu đáo. Thái độ của các nhân vật cũng khác nhau khi ở trên tàu. Trong khi giáo sư A-rô-nắc luôn thích thú, phấn khởi khám phá về con tàu, sinh vật biển thì Nét Len thì cảm thấy tức giận, hoài nghi về thuyền trưởng và luôn muốn tìm cách để trốn khỏi nó. Cuối đoạn trích là dòng suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc trong lúc con tàu Nau-ti-lux băng theo Dòng “Sông đen” chảy xiết.
4.2. Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Văn bản viết về đề tài gì?
Trả lời: Văn bản viết về hành trình khám phá con thuỷ quái dưới biển của ba nhân vật Giáo sư A – rô – nắc (người nghiên cứu về sinh vật học) được kể dưới ngôi kể tôi, cùng cộng sư Công – xây và Nét Len (người săn cá voi).
Câu 2 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Xác định tình huống, nhân vật, không gian, thời gian trong văn bản.
Trả lời:
– Tình huống trong văn bản: Ba nhân vật giáo sư A – rô – nắc, Công-xây và Nét Len đang trong hành trình đi khám phá con quái vật là nỗi khiếp sợ của ngành hàng hải thì bị nó đâm phải và bị mắc kẹt trong chính con quái vật đó (tàu Nau-ti-lux). Trên con tàu diễn ra cuộc tranh luận kịch liệt giữa giáo sư A -rô- nắc và Nét Lenn về sự bí ẩn của thuyền trưởng cũng như sự mơ hồ về con tàu.
– Nhân vật: Giáo sư A – rô – nắc (người nghiên cứu về sinh vật học) được kể dưới ngôi kể tôi, cùng cộng sư Công – xây và Nét Len (người săn cá voi)
– Không gian: dưới đáy biển
– Thời gian: Không xác định, giả tưởng.
Câu 3 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Liệt kê những sự kiện chính xảy ra với nhân vật giáo sư A-rô-nắc trong văn bản.
Trả lời:
– Giáo sư A -nô- nắc đã có cuộc nói chuyện với thuyền trưởng Nê – mô, một người lạng lùng nhưng chu đáo. Sau cuộc nói chuyện giáo sư A – nô – rắc đã có suy nghĩ vẩn vơ, những thắc mắc về cuộc đời của người thuyền trưởng bí ẩn này.
– Giáo sư sau đó lần tay trên bản đồ những vị trí mà được thuyền trưởng Nê- mô chỉ dẫn như kinh độ, vĩ độ, giao điểm
– Sau đó, có cuộc nói chuyện với Nét Lên về vị thuyền trưởng. Trong khi ngài giáo sư rất bình tĩnh, nhẹ nhàng khi nói chuyện thì Nét Lên mất bình tĩnh, nóng giận khi bị mắc kẹt tại con tàu và những bí ẩn về ngài thuyền trưởng không được giải đáp
– Ngài giáo sư đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp, sự kì diệu của thiên nhiên dưới biển, những loài cá rực rỡ đua nhau nhảy múa tạo thành lễ hội sôi động.
Câu 4 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Tác giả để cho giáo sư A-rô-nắc và Nét Len tranh luận về vấn đề gì? Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn giữa hai nhân vật này của tác giả không? Vì sao?
Trả lời:
– Tác giả để cho giáo sư A-rô-nắc và Nét Len tranh luận về vấn đề liệu có nên ở lại con tàu này hay không, có nên tìm cách trốn khỏi nó không trong khi họ không hề biết gì về con tàu cũng như vị thuyền trưởng bí ẩn này.
– Khi cả hai tranh cãi với nhau thì tác giả cho xuất hiện cảnh đẹp dưới đáy biển, làm cả hai ngừng lại chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền diệu đó. Em đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn này vì trước hết nó làm giảm đi bầu không khí căng thẳng, khiến cả hai có độ dừng lại để suy ngẫm thêm, không làm mất lòng của nhau.
Câu 5 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Tìm trong văn bản một số chi tiết về nhân vật Nê-mô và điền vào cột thứ 2 của bảng sau (làm vào vở):
Nhân vật Nê-mô | Biểu hiện qua các chi tiết |
Cử chỉ, hành động của Nê-mô |
|
Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô |
|
Thái độ của Nét len về Nê-mô |
|
Thái độ của Công- xây về Nê-mô |
|
Từ những chi tiết đó, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Nê-mô?
Trả lời:
Nhân vật Nê-mô | Biểu hiện qua các chi tiết |
Cử chỉ, hành động của Nê-mô | – Thuyền trưởng cáo từ rồi đi ra – Ông tiếp đón các nhân vật lạnh lùng nhưng chu đáo – Chưa bao giờ chủ động bắt tay với giáo sư hay đưa tay ra bắt khi giáo sư đề nghị |
Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô | – Băn khoăn, suy ngẫm về thái độ của ông Nê- mô |
Thái độ của Nét len về Nê-mô | – Nghi ngờ, ngờ vực khi ở trên con tàu bí ẩn, kì lạ của Nê-mô – Có thái độ nóng giận khi cho rằng ở trên tàu Nau-ti-lux sẽ nguy hiểm (có ý định đoạt tàu Nau-ti-lux của Nê-mô) |
Thái độ của Công – xây về Nê -mô | – Nghĩ ông Nê-mô là một trong số những nhà khoa học không được công nhận, một thiên tai “bị người đời hắt hủi”. |
Từ những chi tiết đó, em có thể thấy Nê-mô là người lạnh lùng, kín đáo, cẩn trọng nhưng lịch sự, chu đáo, tinh tế.
Câu 6 (Trang 73, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Tóm tắt nội dung văn bản.
Trả lời:
Tác phẩm kể về hành trình của giáo sư A-rô-nắc, Nét len và Công – xây trên hành trình tìm ra bí ẩn dưới đáy đại dương về con thuỷ quái bí ẩn. Trên hành trình đó, họ không may bị mắc kẹt trên con tàu Nau-ti-lux kì lạ cùng vị thuyền trưởng Nê- mô kì quái, lạnh lùng nhưng vô cung lịch thiệp và chu đáo. Họ có lúc tranh cãi, bất đồng ý kiến về việc đi hay ở lại còn thuyền, rồi cùng nhau chiêm ngưỡng cảnh đẹp kì bí, huyền diệu của thiên nhiên dưới đáy đại dương đó. Qua đó, thể hiện ước mơ, khát khao khám phá, chinh phục sự kì vĩ của thiên nhiên của con người.
Câu 7 (Trang 74, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Tàu Nau-ti-lux được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng, trong khi vào thời điểm tác phẩm ra đời, điện năng chưa phải là năng lượng chủ yếu trong công nghiệp. Tàu Nau-ti-lux có thể lặn xuống bất cứ độ sâu nào mà không bị vỡ cửa kính.
Những khả năng vượt trội như vậy của tàu Nau-ti-lux giúp em hiểu thêm gì về đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng?
Trả lời:
Những khả năng vượt trội như vậy của tàu Nau-ti-lux giúp em hiểu thêm về đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng là: Loại truyện này dựa trên sự tưởng tượng, trí tuệ của con người về một ước ao, khát kháo khám phá thế giới khoa học, mang yếu tố khoa học. Bên cạnh đó loại truyện này cũng dựa trên logic, tri thức khoa học để người viết triển khai nhằm mang tính dự đoán những đổi mới khoa học trong tương lai có thể xảy ra.