Soạn bài Đổi tên cho xã - Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều trang 85 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn. Các bạn tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Chuẩn bị bài Đổi tên cho xã:
Yêu cầu (trang 85 sgk Ngữ văn 8 Tập 1):
– Ôn lại khái niệm hài kịch ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào việc đọc hiểu văn bản này.
– Khi đọc hiểu văn bản hài kịch, cần chú ý các nội dung sau:
+ Tóm tắt nội dung của văn bản (Văn bản kể lại sự việc gì? Sự việc xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?…)
+ Văn bản có thể có những khía cạnh nào của hài kịch (xung đột, nhân vật, hành động, đối thoại, thủ pháp nghệ thuật,…)?
+ Liên hệ, kết nối với cuộc sống và bản thân để hiểu sâu sắc hơn nội dung văn bản và hiểu bản thân mình hơn.
– Đọc trước văn bản Đổi tên cho xã, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ.
– Tính chất hài kịch được thể hiện trong văn bản ở các phương diện sau:
+ Xung đột: Ông Nha – chủ tịch xã với những ảo tưởng, ông đổi tên xã, phong chức cho mọi người trong xã để khoe khoang, khoác lác, mong muốn sẽ giúp xã ngày càng giàu có và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, chính những việc mà ông làm đã khiến xã rơi vào cảnh nghèo đói.
+ Nhân vật: ông Đốp, ông Thình,…
+ Lời thoại: lời thoại thể hiện rõ nét tính cách và đặc điểm ngoại hình của họ.
+ Thủ pháp trào phúng: ông Nha ảo tưởng sẽ xây dựng xã văn minh, giàu có, phát triển nhưng lại đẩy xã vào tình trạng đói nghèo, lộn xộn và đầy rẫy sự lố bịch.
– Học sinh liên hệ với chính mình.
2. Trả lời câu hỏi giữa bài Đổi tên cho xã:
Câu 1 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Đoạn chữ in nghiêng mở đầu này có nhiệm vụ gì?
Trả lời:
– Đoạn văn mở đầu in nghiêng này có chức năng giới thiệu bối cảnh, không gian tổ chức sự kiện đổi tên cho xã.
Câu 2 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chú ý địa danh và tên các nhân vật.
Trả lời:
– Địa danh: tại trụ sở xã, trong một căn phòng rộng rãi được bố trí nhiều hình ảnh: áp phích, bản đồ,…
– Tên các nhân vật: ông Nha, anh Văn Sửu, ông Thình, ông bà Độp, anh Tý, ông Ruộng, cô Xoan, bà Thủ.
Câu 3 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Mục đích của cuộc họp là gì?
Trả lời:
– Mục đích của cuộc họp: thông báo về việc đổi tên xã từ Cà Hạ thành xã Hùng Tâm, phố Cà, thủ phủ của xã, sẽ thành thị trấn Hùng Tâm.
Câu 4 (trang 86 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tên mới của xã khác gì tên cũ?
Trả lời:
– Tên mới của xã là được đổi thành Hùng Tâm, nghe hay hơn tên cũ (Cà Hạ) nhưng không có ý nghĩa gì đặc biệt.
Câu 5 (trang 87 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Vì sao một số dòng chữ được in nghiêng và để trong ngoặc đơn?
Trả lời:
– Một số dòng chữ in nghiêng và trong ngoặc đơn được dùng để giải thích về hoạt động mà các diễn viên sẽ thực hiện.
Câu 6 (trang 87 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tên các chức vụ được thay đổi ra sao?
Trả lời:
Tên các chức vụ được thay đổi như sau:
– Đồng chí Bạch Bá Thình sẽ thôi giữ chức Đội trưởng Đội 6 để đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã.
– Đồng chí Lê Khắc Tự thôi giữ chức Tổ trưởng Tổ nề mộc để đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản.
– Đồng chí Hà Thị Thủ thôi giữ chức Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã để đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm.
– Đồng chí Hà Văn Ruộng thôi giữ chức Đội trưởng đội Hai để đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp.
– Bà Độp – Trưởng trại chăn nuôi lợn được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc.
Câu 7 (trang 88 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ngôn ngữ hài hước được thể hiện ở chi tiết nào?
Trả lời:
– Ngôn ngữ trong bài được sử dụng rất hài hước được thể hiện ở chi tiết cụ thể như sau: Người hoạn lợn được cho phép mở một Trụ sở Hoạn lợn và lấy tên cho bớt thô là “Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm”.
Câu 8 (trang 89 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Chú ý cách ví von, so sánh của ông Nha.
Trả lời:
– Cách ví von, so sánh của ông Nha được thể hiện ở chỗ: Nguyễn Trãi phò Lê Lợi, Cà Hạ đổi thành Hùng Tâm.
Câu 9 (trang 89 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Ngôn ngữ của ông Nha ở đoạn này có gì gây cười?
Trả lời:
– Ngôn ngữ của ông Nha buồn cười vì ông dùng nhiều từ vô nghĩa “bung ra, ta bung ra,…ta bung ra pháo”.
Câu 10 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Dự đoán kết quả đổi mới của ông Nha.
Trả lời:
– Dự đoán: kế hoạch phát triển xã của ông Nha thất bại, đời sống của dân làng ngày càng nghèo nàn, cơ cực hơn nữa.
3. Trả lời câu hỏi cuối bài Đổi tên cho xã:
Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nội dung chính của văn bản Đổi tên cho xã là gì? Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên vở kịch Bệnh sĩ?
Trả lời:
– Nội dung chính của văn bản kể về việc đổi tên xã từ Cà Hạ thành Hùng Tâm. Cùng lúc đó, ông Nha – chủ tịch xã tuyên bố một số thay đổi mới trong xã: tổ chức các bộ phận của xã và trao chức cho một số người.
– Đoạn trích là phần mở đầu của vở kịch “Bệnh sĩ”. Đoạn trích cũng nói về vấn đề “bệnh sĩ” trong đời sống thường ngày. Những người có quyền lực tham lam thành tích và thích khoe khoang nên thay đổi một cách thiếu khoa học, thay đổi tùy tiện, lấy những cái tên mĩ miều thay cho những cái tầm phào. Kết quả là những thay đổi khiến cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn.
Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Quan sát văn bản và chỉ ra cách trình bày kịch bản có gì khác với cách trình bày một truyện ngắn, bài kí hoặc thơ. Nhận biết các chỉ dẫn sân khấu (các dòng chữ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn) và chức năng của các chỉ dẫn ấy.
Trả lời:
– Sự khác nhau giữa cách trình bày kịch bản và cách trình bày một truyện ngắn, bài kí:
+ Trong cách trình bày kịch bản, nội dung được thể hiện thông qua lời thoại của các nhân vật, sử dụng từ ngữ hài hước, dí dỏm.
+ Trong cách trình một truyện ngắn, bài kí, nội dung chính sẽ được thể hiện thông qua văn bản.
Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã.
Trả lời:
– Có thể thấy rõ một số đặc điểm hài hước trong văn bản Đổi tên cho xã:
Mâu thuẫn: Ông Nha – chủ tịch xã với ảo tưởng, ông đổi tên xã, phong chức cho mọi người trong xã hội để giới thiệu, khoe khoang, hy vọng giúp xã ngày càng trở nên giàu có và phát triển hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, chính những việc làm đó đã khiến xã rơi vào cảnh nghèo đói.
Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhân vật ông chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này
Trả lời:
– Nhân vật chủ tịch xã Toàn Nha là một ví dụ điển hình của kiểu người sĩ diện hão, háo danh, háo chức, giả dối và không có năng lực trong xã hội.
– Đặc điểm tính cách của ông Toàn Nha:
+ Ông là một người ưa sĩ diện, thích khoe khoang, giả dối và không biết lượng sức mình.
+ Ông Nha muốn đổi tên xã và các chức danh sao cho thật nhiều, thật kêu, thật thú vị, rồi từ đó cải tạo xã theo những nơi phát triển khác mà ông từng biết một cách qua quýt, giúp xã giàu mạnh để ông có thể tự hào với các xã khác và được cấp trên chú ý.
+ Mặt khác, mặc dù chưa làm được gì cho xã, nhưng ông Nha đã đưa ra những phát biểu rất hùng hồn, hoa mỹ và tự tin. Rồi thực tế đã chứng minh những điều đó chỉ là sáo rỗng, dẫn đến hậu quả là cuộc sống của người dân trong xã rơi vào cảnh nghèo đói, không còn yên bình như trước.