Khi soạn Văn trước ở nhà, điều này có thể nắm được những kiến thức trọng tâm và cơ bản của bài học. Đồng thời, sẽ hình dung được những vấn đề chưa hiểu và cần thắc mắc với giáo viên. Cách học này sẽ giúp tiếp thu nhanh chóng và hiểu bài kĩ hơn. Chính vì vậy, mời các bạn tham khảo bài viết Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm văn thuyết minh dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm văn thuyết minh:
– Đề văn thuyết minh
Phạm vi nghiên cứu của đề văn thuyết minh bao gồm nhiều lĩnh vực như sự vật, con người, lễ hội, di tích… Các đề văn đều được xây dựng theo cấu trúc chung, gồm hai phần chính:
+ Phần nêu đối tượng thuyết minh: Gương mặt trẻ thể thao Việt Nam; Một tập truyện; Chiếc nón lá Việt Nam; Chiếc áo dài; Đôi dép lốp kháng chiến;
+ Phần yêu cầu thuyết minh: Giới thiệu: Trình bày thông tin tổng quan về đối tượng, nhấn mạnh tính đặc sắc và ý nghĩa; Thuyết minh: Mô tả chi tiết, giải thích nguồn gốc, lịch sử và những đặc điểm quan trọng của đối tượng. Đồng thời, làm rõ tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó đối với văn hóa, lịch sử, hoặc xã hội.
Ví dụ: Gương mặt trẻ thể thao Việt Nam: Giới thiệu: Gương mặt trẻ thể thao Việt Nam là biểu tượng của sức mạnh và sự phấn đấu; Thuyết minh: Trình bày chi tiết về thành tựu, hành trình phấn đấu và vai trò quan trọng của họ trong việc truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
– Cách làm bài thuyết minh Chiếc xe đạp
Giới thiệu: Chiếc xe đạp không chỉ là một phương tiện giao thông thông dụng mà còn là biểu tượng của sự thuần khiết và sự phát triển trong cuộc sống hiện đại. Không chỉ giúp con người di chuyển linh hoạt, chiếc xe đạp còn mang đến nhiều giá trị văn hóa và ý nghĩa sâu sắc.
Thuyết Minh:
+ Ngày xưa và ngày nay: Xe đạp từng được biết đến như là phương tiện giao thông chủ yếu vào những năm đầu của thế kỷ 20, giờ đây đã trở thành một biểu tượng của phong cách sống khỏe mạnh và bảo vệ môi trường. Chiếc xe đạp không chỉ giúp giải quyết vấn đề giao thông đô thị mà còn đồng thời là lựa chọn của những người tìm kiếm lối sống đơn giản và tự do.
+ Thuần khiết và tiện lợi: Chiếc xe đạp đơn giản chỉ gồm hai bánh và một khung sườn nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa. Sự thuần khiết của nó không chỉ thể hiện trong thiết kế mà còn trong cách sử dụng. Việc tự mình đạp xe không chỉ là phương tiện vận chuyển mà còn là hoạt động thể dục giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần.
+ Sự phát triển và thách thức: Xe đạp không ngừng phát triển với công nghệ hiện đại, từ xe đạp điện đến xe đạp thông minh. Công nghệ giúp tăng cường hiệu suất và thoải mái cho người sử dụng mà vẫn giữ được bản chất tiện lợi và thân thiện với môi trường.
+ Xe đạp và văn hóa: Trong văn hóa Việt Nam, chiếc xe đạp không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là một biểu tượng của sự gắn kết gia đình. Hình ảnh cả gia đình cùng nhau đi chơi trên chiếc xe đạp vào những buổi chiều yên bình đã trở thành hình ảnh quen thuộc, tạo nên những kí ức đẹp.
Kết luận: Chiếc xe đạp không chỉ là một phương tiện giao thông mà còn là biểu tượng của sự thuần khiết và sự phát triển. Trong cuộc sống hiện đại, chiếc xe đạp không chỉ giúp con người di chuyển mà còn làm phong phú thêm giá trị văn hóa và ý nghĩa trong mỗi hành trình của chúng ta.
2. Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm văn thuyết minh chi tiết:
– Đề văn thuyết minh
+ Đọc các đề văn sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.
(2) Giới thiệu một tập truyện.
(3) Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
(4) Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
(5) Thuyết minh về chiếc xe đạp.
(6) Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
(7) Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương.
(8) Giới thiệu về một giống vật nuôi có ích.
(9) Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
(10) Giới thiệu về món ăn dân tộc.
(11) Giới thiệu về tết Trung thu.
(12) Thuyết trình một đồ chơi dân gian.
Xác định yêu cầu của các đề văn trên:
+ Yêu cầu về thao tác;
+ Yêu cầu về đối tượng.
Nhận định về phạm vi kiến thức xung quanh yêu cầu đề đưa ra.
Gợi ý:
– Đề văn yêu cầu em trình bày, giới thiệu hay truyết trình?
– Đề văn yêu cầu thuyết minh vấn đề gì?
– Em cần tìm hiểu những gì để thuyết minh cho vấn đề được đưa ra trong đề văn?
Ví dụ, với đề (2): Giới thiệu một tập truyện.
– Yêu cầu thao tác: Giới thiệu.
– Đối tượng: Một tập truyện.
– Phạm vi kiến thức: Tên tập truyện, xuất xứ (Nhà xuất bản nào, năm nào), hình thức trình bày (bìa, tranh ảnh,…), nội dung chính, ý nghĩa, có thể mua ở đâu,…
– Cách làm bài văn thuyết minh
+ Đọc văn bản sau và cho biết đối tượng thuyết minh của bài là gì?
Có một thời xe đạp là phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người Việt Nam. Xe đạp là phương tiện giao thông giản tiện chuyển động nhờ sức người.
Xe đạp do nhiều bộ phận tạo thành, chủ yếu là hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, dây xích, đĩa, ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước sau. Người đi xe đạp ngồi lên xe, chân đạp bàn đạp làm trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo dây xích làm chuyển động ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn 2 lần số răng cưa của ổ líp. Khi đĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn 2 vòng. ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo. Đường kính bánh xe thường là 650mm hay 700mm, gấp 10 lần đường kính ổ líp, như vậy ổ líp quay một vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng dài. ổ líp quay nhanh sẽ làm xe chạy nhanh. Lúc đầu bánh xe làm bằng gỗ, khi chạy se xóc rất dữ. Ngày nay người ta làm bánh xe bằng cao su, lốp ở ngoài, săm ở trong, khi bơm đủ hơi, có lực đàn hồi, xe chạy ít xóc hẳn.
Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm xoay được qua cổ xe có ổ bi nhằm lái cho bánh xe trước đi theo phương hướng mong muốn. Hai cái phanh lắp hai đầu tay cầm, điều khiển cho tốc độ xe khi đang chạy nhanh có thể chậm lại. Hai tay cầm ở ghi đông vừa là tay lái, vừa là chỗ nắm để giữ cho người đi xe ngồi vững trên xe. Bộ phanh gồm tay phanh, giây phanh truyền sức ép xuống càng phanh làm cho má phanh ép vào hai bên vành xe tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe chạy chậm lại hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phanh mà người đi xe có thể dừng xe theo ý muốn.
Hệ thống chuyên chở gồm yên xe và giàn đèo hàng hoặc giỏ đựng. Yên xe lắp ở trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau, có thể chở được khá nhiều hàng. Có khi người ta lại lắp bộ phận chở hàng ở phía trước, dựa trên trục bánh xe trước
Ngoài các bộ phận chính như trên, xe đạp còn có cái chắn xích và hai chắn bùn lắp trên bánh sau và bánh trước, có đèn xe lấy nguồn điện từ đinamô lắp ở trước càng xe và đèn tín hiệu lắp ở phía sau, có thể có chuông lắp gần chỗ tay cầm.
Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trong cự li ngắn như trong làng, trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động không gây ô nhiễm. Đi xe đạp là một cách vận động cơ thể như một hoạt động thể thao.
Hiện nay xe máy quá nhiều, có cơ lấn lướt xe đạp, vừa gây ách tắc giao thông, vừa gây ô nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát triển, xe đạp vẫn là phương tiện giao thông cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.
(Bài làm của học sinh)
Gợi ý: Bài văn thuyết minh về chiếc xe đạp.
+ Nhận xét về bố cục của bài văn.
Gợi ý:
– Bài văn có bố cục mấy phần?
– Nội dung của từng phần là gì?
Bài văn có bố cục ba phần. Phần Mở bài (hai câu đầu): Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp. Phần Thân bài (Tiếp theo cho đến “chỗ tay cầm”): Giới thiệu các bộ phận cấu tạo của chiếc xe đạp. Phần Kết bài: Khẳng định tiện ích của xe đạp, dự báo về vai trò của chiếc xe đạp trong tương lai.
+ Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài văn đã trình bày những nội dung nào? Nhận xét về độ chính xác, đúng đắn của các nội dung mà bài văn trình bày.
Gợi ý: Bài văn trình bày nội dung theo trình tự các bộ phận của chiếc xe đạp: Hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở, các bộ phận phụ khác. Các nội dung đưa ra cụ thể, rõ ràng, chính xác đến từng chi tiết nhỏ.
+ Nhận xét về phương pháp thuyết minh của bài văn.
Gợi ý: Bài văn sử dụng các phương pháp: Nêu định nghĩa; liệt kê; dùng số liệu; so sánh; phân loại, phân tích.
3. Soạn bài Đề văn thuyết minh và cách làm văn thuyết minh ngắn gọn:
– Đề văn thuyết minh
Phạm vi các đề văn phong phú, đa lĩnh vực từ con người, đồ vật đến di tích, lễ hội.
– Cách làm bài văn thuyết minh
Đối tượng thuyết minh : chiếc xe đạp
Bố cục :
+ Mở bài (từ đầu … nhờ sức người): giới thiệu khái quát vị trí xe đạp với đời sống.
+ Thân bài (tiếp … chỗ tay cầm) : cấu tạo các bộ phận của xe.
+ Kết bài (còn lại) : khẳng định sự tiện lợi của xe đạp.
Bài văn trình bày nội dung theo trình tự các bộ phận của chiếc xe đạp: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển, hệ thống chuyên chở, các bộ phận phụ khác. Các nội dung đưa ra cụ thể, rõ ràng, chính xác đến từng chi tiết nhỏ.
Phương pháp thuyết minh trong bài : nêu định nghĩa, liệt kê, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích.